Tập và Putin tụ họp vây cánh khi Biden làm suy yếu Hoa Kỳ

Tập và Putin tụ họp vây cánh
khi Biden làm suy yếu Hoa Kỳ


Đại-Dương

Bất kể cuộc chiến thuộc loại nào cũng cần nghiên cứu kỷ các yếu tố tất thắng và mức độ ủng hộ của dư luận.
Từ khi được Tổng thống Boris Yeltsin trao quyền lãnh đạo nước Nga thì Vladimir Putin sử dụng biện pháp sắt máu để thu hồi các tiểu quốc ly khai trong vùng Caucasus, hoặc gây chiến với các cựu chư hầu để đặt các hạt giống Nga như tại Gruzia và Ukraine. Putin tăng cường hợp tác với Tập Cận Bình để mở rộng mặt trận ở Phương Đông.
Năm 2014, Chủ tịch Tập Cận Bình thoả hiệp với Tổng thống Barack Obama để gia tăng hoạt động kiểm soát trên Biển Nam Trung Hoa (SCS), đồng thời bồi đắp 6 đảo nhân tạo trong Nhóm đảo Trường Sa (Nam Sa, Spratly Islands) mà 3 đảo đã xây 3 đường băng 3,000 mét. Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Indonesia, Brunei cũng tuyên bố chủ quyền các đảo này.
Obama đủ thẩm quyền và phương tiện để ngăn hành động của Tập, nhưng, bất động do đã bí mật cam kết chia đôi Thái Bình Dương hoặc sợ dị nghị về Giải thưởng Nobel Hòa Bình không xứng đáng?
Từ năm 2015, các đảo nhân tạo đó đã thành các cứ điểm quân sự sẵn sàng liên kết với Hoàng Sa để thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Nam Trung Hoa. Obama phản đối cho có lệ.
Tập Cận Bình tăng cường Hải cảnh kiểm soát Đường 9 Đoạn chiếm 95% Biển Nam Trung Hoa (SCS), chỉ còn 5% biển thuộc về Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Indonesia. Hải cảnh Trung Cộng săn đuổi, đánh đắm tàu cá Việt Cộng, hoặc bắt ngư dân đem về Lục địa xét xử và đòi tiền chuộc. Ngư dân Đông Nam Á léo hánh tới Ngư trường Truyền thống của Phi Luật Tân ở Scarborough Shoal hay Ngư trường Truyền thống của Việt Nam ở Hoàng Sa đều bị xua đuổi, đe dọa, tấn công.
Trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ năm 2015, Tập Cận Bình cam kết với Barack Obama sẽ không quân-sự-hoá SCS. Nhưng, Hoàng Sa, Trường Sa và 6 đảo nhân tạo đã trở thành những cứ điểm quân sự trang bị vũ khí tối tân sẵn sàng lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở phía Nam SCS. Trung Cộng đã thiết lập ADIZ ở Biển Đông Trung Hoa (ECS) vào năm 2013.
Tổng thống Vladimir Putin bất thần cưỡng đoạt Bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014 trong lúc dư luận quốc tế chú ý tới tình hình Biển Nam Trung Hoa làm cho Hạm đội của Ukraine không thể bảo vệ lộ trình hàng hải trên Biển Đen do Hải quân Nga kiểm soát. G8 trục xuất Nga đã kích thích Putin hiện-đại-hoá Quân đội.
Nhân danh bênh vực dân Ukraine gốc Nga mà Putin cử người lãnh đạo và trang bị vũ khí để thiết lập hai “nước Cộng Hoà Cộng hòa Nhân dân Lugansk và Cộng hòa Nhân dân Donetsk ngay sau khi Mạc Tư Khoa cưỡng đoạt Bán đảo Crimea của Ukraine.
Chính quyền Obama-Biden không ngăn được Putin yểm trợ cho hai vùng ly khai Lugansk và Donetsk ở Miền Đông Ukraine.
Ngay khi lên cầm quyền, Tổng thống Trump đã viện trợ thích đáng cho Ukraine chấm dứt cuộc nội chiến dai dẳng đã làm chết 12,000 dân Ukraine. Chính quyền Trump viện trợ và huấn luyện Quân đội Ukraine đủ sức đương đầu với Nga.
Chính quyền Obama-Biden không ý thức được Liên minh Quân sự Trung Cộng-Nga đang khởi sự hợp đồng tác chiến nên đánh đâu thua đó. Châu Á? Trung Đông? A Phú Hãn? Đông Âu?
Muốn chống chiến tranh phải chuẩn bị chiến tranh
Từ khi chính thức cầm quyền từ năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã công khai chủ trương chống Trung Cộng tại Diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong hai năm 2017 và 2018. Trump đã tố cáo Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Xã hội là nguồn gốc gây bất ổn tới cuộc sống của nhân loại, đặc biệt trên phương diện kinh tế và quốc phòng.
Dĩ nhiên, các nước Cộng sản phản đối mà nhóm Xã hội Chủ nghĩa kiểu Liên Minh Châu Âu (EU) và một số nước đang phát triển, chậm tiến cũng hục hặc vì niềm tự hào đường lối độc lập của mình. EU liệu có thể đứng vững nếu thiếu chiếc dù che NATO mà Hoa Kỳ đóng vai chính? Chủ nghĩa Cộng sản như vết dầu loang nếu không đủ sức ngăn chặn tất sẽ tràn vào.
Nhật Bản, Đại Hàn chấp nhận 50,000 và 28,000 quân Mỹ đồn trú từ năm 1945 để khỏi bị Trung Cộng và Bắc Triều Tiên tấn công. Nhật Bản và Đại Hàn không bị chiến tranh mà còn bảo tồn lãnh thổ, phát triển kinh tế, công nghệ ngoạn mục nhất nhì thế giới.
Ngoại trừ Nhật Bản và Đại Hàn, các quốc gia láng giềng với Trung Cộng, kể cả xứ đông dân thứ nhì thế giới và có vũ khí nguyên tử như Ấn Độ vẫn thường xuyên bị Bắc Kinh gặm nhấm chủ quyền quốc gia.
Suốt 4 năm cầm quyền, Tổng thống Donald Trump là nhà lãnh đạo duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ không gây ra cuộc chiến nào mà còn dọn dẹp các chiến trường do vài vị tiền nhiệm lưu lại ở Trung Đông, A Phú Hãn.
Trump cố tách Trung Cộng và Nga để tránh rơi vào trường hợp “hai đánh một, không chột cũng què” khi đề nghị G7 cho Nga trở lại G8 để chia rẽ Tập và Putin.
Khi mới lên cầm quyền, Tổng thống Trump đã nhanh chóng xây dựng Lực lượng Tác chiến Không gian, duy nhất trên thế giới, với ba nhiệm vụ cụ thể: (1) Tấn công và phòng thủ không gian. (2) Chi viện tác chiến. (3) Tác chiến tổng hợp.
Tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda đề nghị xây một Căn cứ Quân sự trị giá 2 tỉ USD cho Quân đội Mỹ trấn đóng. Tổng thống Donald Trump đã thoả thuận nên năm 2019 định rút 9,000 trong số 52,000 binh sĩ đóng ở Đức sau Đệ nhị Thế chiến để đưa tới Ba Lan. Brussels chống đối quyết liệt vì sợ Putin gây chiến và cắt đứt nguồn cung cấp dầu hoả và thương mại EU-Nga.
Nếu Quân Mỹ áp sát biên giới Nga sẽ làm cho Putin chùn bước mở rộng về phía Tây. EU chỉ dựa vào nguồn cung cấp nhiên liệu duy nhất từ Nga nên dễ bị bắt chẹt. Putin đưa quân vào Ukraine khi Tổng thống Joe Biden công khai tuyên bố “Hoa Kỳ sẽ không đưa quân vào Ukraina”. Tiếp theo, trong hai ngày liền nhau, Biden cảnh cáo dư luận “Nga sẽ xua quân Ukraina” như một lời thúc giục Putin phải nhanh chóng hành động.
Putin không gây chiến suốt nhiệm kỳ 4 năm của Trump mà phải chờ Tổng thống Joe Biden bắn tiếng “không đưa quân vào Ukraina” thì mới dám ra tay.
Tổng thống Trump đề nghị cung cấp khí đốt cho NATO để tránh áp lực từ Nga. Nhưng, Brussels phản đối nên mới bị Putin giáng cho một chuỳ buộc Đức cấp tốc xây hai nhà máy chứa và chuyển khí hóa lỏng của Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Gia Nã Đại) thành khí đốt để thay thế nhiên liệu hóa thạch của Nga. Dự án có thể bắt đầu hoạt động vào cuối năm tới.
Dầu hoả và khí đốt vẫn đóng vai trò phát triển kinh tế, bảo vệ hoà bình cho nhân loại nên không thể thiếu trong cuộc sống loài người lúc chiến tranh cũng như hoà bình. Cho tới nay, nguyên liệu sạch chỉ chiếm khoảng 15% nhu cầu của nhân loại. Kiểu loại trừ nhiên liệu thiên nhiên hấp tấp sẽ đẩy nhân loại vào cuộc khủng hoảng triền miên, khó dứt.
Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (USPACOM) chính thức được đổi tên thành Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương (USINDOPACOM) từ ngày 30/05/2018, để ghi nhận sự kết nối ngày càng tăng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. USINDOPACOM có 375,000 người chịu trách nhiệm về các hoạt động quân sự trong một khu vực rộng lớn lên tới 260 triệu km2, khoảng 52% bề mặt Trái đất, trải dài từ vùng biển của Bờ Tây Hoa Kỳ đến vùng biển phía Đông đường biên giới biển của Pakistan tại Kinh tuyến 66 ° Kinh độ Đông của Greenwich và từ Bắc Cực đến Nam Cực.
Tổng thống Donald Trump đã trình diễn sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ buộc Chủ tịch Bắc Hàn, Kim Chính Ân phải vào bàn đàm phán tay đôi về phi-vũ-khí-hạt-nhân trên Bán đảo Triều Tiên. Khi Kim từ chối bàn đến vấn đề chính để đòi hỏi các mục tiêu khác có thể đo được chỉ đạo từ Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh. Trump rời bàn đàm phán không hẹn ngày trở lại nếu Kim từ chối đàm phán về giải giới nguyên tử trên Bán đảo Triều Tiên.
Trump đơn độc bước vào biên giới Bắc Triều Tiên để dắt tay Kim đến Bàn Môn Điếm gặp người đồng nhiệm Moon Jae-in của Đại Hàn hầu thảo luận về tương lai thống nhất Bán đảo Triều Tiên rồi ra đi.
Tổng thống Trump thực thi chính sách trên Biển Nam Trung Hoa đúng theo từng dấu phẩy của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) dù rằng Hoa Kỳ không ký Công ước này.
Ngoài việc gia tăng các chuyến Tuần tra Hàng hải (FONOP) đúng theo quy định trong UNCLOS, Hải quân Hoa Kỳ còn giúp các quốc gia duyên hải Đông Nam Á, ít bị Trung Cộng quấy phá, khi khai thác dầu khí trên biển hoặc ngư nghiệp.
Nhiên liệu là nhu cầu tối cần thiết cần xây dựng đất nước cũng như trong chiến tranh nên Tổng thống Trump đã quyết định Hoa Kỳ khai thác các mỏ dầu truyền thống và dầu đá phiến nên trở thành một quốc gia sản xuất dầu hỏa hàng đầu thế giới, thay thế địa vị độc tôn của Ả Rập Xê Út. Từ đó ai bên kết tình thân thiết.
Tây Âu chống chủ trương độc lập về nguyên liệu của Tổng thống Trump nên bây giờ mới rơi vào bối cảnh phải quỳ gối trước các quốc gia dầu hoả độc tài với tương lai ảm đạm trong mùa Đông sắp tới.
Các nước sản xuất dầu thô sẽ thặng dư ngân sách quốc gia nếu mức giá suýt soát 90 USD/thùng.
Tổng thống Trump đề nghị bán khí đốt cho Đức để khỏi lệ thuộc vào Putin mà bị Berlin và Brussels chống đối quyết liệt. Sau khi Putin xua quân vào Ukraina thì Đức mới xây dựng hai nhà máy tiếp nhận khí đốt từ Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Gia Nã Đại).
Mọi sự cao ngạo về “Hâm nóng Toàn cầu” đã im hơi lặng tiếng, mặc dù vẫn còn những kẻ cuồng tín tiếp tục cổ vũ cho viên thuốc độc bọc đường.
Kết luận: Muốn chống lại tham vọng điên cuồng của Vladimir Putin và Tập Cận Bình thì Thế giới Tự do hãy bước ra khỏi ảo tưởng về “thế giới đại đồng” để hiên ngang và dũng cảm trên con đường tiêu diệt Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Xã hội (bình minh của Chủ nghĩa Cộng sản).
----------

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 216

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025