Cuộc Chiến Nga - Ukraine : Hành Trình Trở Về Kharkiv : Cuộc Chiến Giữa Sự Sống Và Cái Chết
Cuộc Chiến Nga - Ukraine
Hành Trình Trở Về Kharkiv:
Cuộc Chiến Giữa Sự Sống Và Cái Chết
Hành Trình Trở Về Kharkiv:
Cuộc Chiến Giữa Sự Sống Và Cái Chết
Thùy Trang đã làm việc nhiều năm trong ngành research y tế nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ có mặt tại một trong những chiến trường khốc liệt nhất thế giới ở Kharkiv, Ukraine. Khi cuộc chiến giữa Ukraine và Nga kéo dài không hồi kết, mình biết rằng mình không thể chỉ ngồi yên nhìn các y tá, bác sĩ không chuyên nghiệp ở Ukraine vật lộn với số lượng thương binh ngày càng gia tăng. mình quyết định rời bỏ sự an toàn ở Stockholm để đến Ukraine, để mang đến hy vọng và cứu sống những con người đang phải đối mặt với cái chết từng giây.
Sau khi xin được khá đầy đủ các loại thuốc trụ sinh và dụng cụ băng vết thương ở Poland, mình đáp xuống sân bay Danylo Halytskyi ở Lviv vào một buổi sáng lạnh giá. Từ đây, mình di chuyển bằng tàu hỏa để đến Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, nơi từng là một trung tâm kinh tế, giáo dục nhưng giờ đây đang bị tàn phá nghiêm trọng. Khi đoàn tàu rời khỏi ga, những hình ảnh của những tòa nhà đổ nát vẫn còn, chưa kịp sửa chữa, những đoàn người sơ tán, những đoàn xe cứu thương hối hả đưa thương binh từ tiền tuyến trở về.
Sau 14 giờ trên chuyến tàu xuyên đêm, mình đến ga Kharkiv-Pasazhyrskyi, nơi từng là một trung tâm giao thông nhộn nhịp, nhưng giờ đây trở thành một điểm trung chuyển quan trọng của lực lượng y tế và quân sự. mình nhanh chóng đến một bệnh viện dã chiến gần quận Saltivka, nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi các đợt pháo kích liên tục. Số thuốc và dụng cụ y tế mình xin ở Poland đã được chở tới chia đều cho các Bệnh viện dã chiến ...
Bệnh viện dã chiến nằm trong một khu nhà kho bỏ hoang, được cải tạo thành nơi điều trị thương binh. Những chiếc cáng đặt dọc các hành lang chật hẹp, mùi thuốc sát trùng pha lẫn với mùi khét của vết thương do bom đạn. mình được giao nhiệm vụ huấn luyện đội ngũ y bác sĩ và quân y về các phương pháp cấp cứu khẩn cấp, điều trị sốc mất máu, và thực hiện phẫu thuật dã chiến ngay trên chiến trường.
Mỗi ngày, các bệnh viện nhỏ tiếp nhận hàng chục thương binh từ các chiến tuyến gần Kupiansk, Vovchansk, và Chuhuiv. Những người lính bị thương nặng do pháo kích, mất chi vì mìn sát thương hay chịu đựng những vết thương do đạn bắn tỉa. Một số người còn nguyên vẹn thể xác nhưng tổn thương tâm lý nặng nề, ánh mắt họ đầy sợ hãi khi kể về những người đồng đội đã không thể trở về.
Mình gặp Andriy, một người lính trẻ chỉ mới 22 tuổi, bị trúng mảnh pháo vào ngực. Khi đội cấp cứu đang cố gắng cầm máu, cậu nắm chặt tay mình, thì thầm bằng ngôn ngữ Ukraine - Thùy Trang hiểu chết liền nhưng nhờ cô ý tá giỏi tiếng Anh thông dịch lời cậu bé "Bác sĩ, tôi có thể sống không? tôi không muốn chết...Sau đó cậu cứ rên mẹ ơi ..." Nghe cậu bé nhắc về mẹ cậu, tim mình đau như thắt lại, mình siết chặt tay cậu và hứa rằng sẽ làm mọi thứ có thể. Sau một ca phẫu thuật kéo dài 6 giờ, Andriy đã qua khỏi, nhưng mình biết rằng cuộc chiến với cậu vẫn chưa kết thúc – những vết thương tinh thần có thể còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác.
Một trường hợp khác là Olena, một nữ y tá đã ở lại Kharkiv từ những ngày đầu chiến tranh. Cô ấy không phải là một quân nhân, nhưng đã tình nguyện tham gia cứu thương tại các hầm trú ẩn gần đại lộ Heroiv Kharkova, nơi liên tục bị tấn công. Khi mình hỏi tại sao không rời đi, Olena chỉ cười: "Ai sẽ ở lại để cứu họ? Nếu mình đi, ai sẽ băng bó vết thương cho những đứa trẻ bị mắc kẹt dưới hầm?"
Ở Kharkiv, mình học được rằng không phải ai cũng may mắn sống sót. Có những lúc mình buộc phải chọn lựa ai sẽ được ưu tiên phẫu thuật, ai sẽ nhận thuốc giảm đau để ra đi nhẹ nhàng hơn? Đó là những quyết định mà mình chưa bao giờ nghĩ mình sẽ phải đưa ra khi còn làm việc tại Stockholm. Ở đây, mình không còn là một bác sĩ trong bệnh viện hiện đại với đầy đủ trang thiết bị, mà trở thành một người lính trên mặt trận của sự sống.
Những đêm mất ngủ vì những ca cấp cứu liên tục, những lúc cảm thấy bất lực khi không thể cứu được một bệnh nhân nào đó – tất cả điều đó khiến mình nhận ra rằng chiến tranh không chỉ tàn phá thành phố, mà còn hủy hoại cả tâm hồn con người.
Kharkiv bị vùi dập trong bom đạn, nhưng vẫn nhìn thấy ánh sáng của lòng dũng cảm và tình người. Đó là những bác sĩ quân y Ukraine, họ không ngừng chiến đấu để giữ lại từng mạng sống, cũng là những người lính cầm súng, bất chấp nguy hiểm để bảo vệ thành phố. Cũng may mắn là có những tình nguyện viên từ khắp nơi đến bệnh viện giúp thức ăn cho thương binh và người dân, họ đi bang qua giữa làn đạn để đến nơi này ...mình cũng thấy chính mình thay đổi. Nếu trước đây, mình chỉ là một bác sĩ thực hiện nhiệm vụ của mình, thì bây giờ, mình hiểu sâu sắc hơn về giá trị của sự sống. Thùy Trang không chỉ đến Ukraine để cứu người, mà còn để chứng kiến sức mạnh phi thường của con người trong những thời khắc khó khăn nhất.
Nói ra thì đau lòng, vì dường như ở Ukraine không còn bác sĩ quân y nữa mà chỉ toàn y tá trẻ. Thùy Trang nghĩ có lẽ họ đã được chuyển đến các mặt trận khác hoặc đơn giản là không còn nhiều bác sĩ nữa. Những y tá trẻ này đúng thực chất là có tấm lòng, nhưng được huấn luyện cứu thương trong hai tháng thì còn yếu lắm. Họ có nhiệt huyết, có tinh thần cống hiến, nhưng vẫn chưa đủ kỹ năng để đối mặt với những tình huống khẩn cấp đầy rẫy trong bệnh viện dã chiến.
Thùy Trang nhận ra ngay một vấn đề nghiêm trọng: họ không biết cách phân loại thương binh khi tiếp nhận số lượng lớn. Khi có quá nhiều thương binh được đưa vào cùng một lúc, họ thường đưa những người bị thương nhẹ vào trước chỉ vì họ đến sớm hơn. Trong khi đó, những người bị thương nặng lại phải chờ đợi trong cơn đau đớn, có khi là chờ đến chết.
Thùy Trang phải dạy họ nguyên tắc phân loại bệnh nhân trên chiến trường, hướng dẫn họ cách đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp và ưu tiên cấp cứu cho những người có khả năng sống sót cao nhất nếu được điều trị ngay lập tức. Tuy nhiên, mọi chuyện không hề dễ dàng. Có lần, Thùy Trang tức giận đến mức chửi tiếng Anh, nhưng họ lại "hiểu chết liền", không ai phản kháng mà chỉ cúi đầu lắng nghe. Thùy Trang biết họ không có lỗi, nhưng Thùy Trang không thể để những sai lầm này tiếp tục xảy ra.
May mắn thay, trong nhóm có một nữ y tá trẻ, người duy nhất thông thạo tiếng Anh. Cô ấy trở thành người truyền đạt lại những gì Thùy Trang nói với các đồng nghiệp khác, giúp Thùy Trang nhanh chóng triển khai các quy trình cứu thương quan trọng. Nhưng với đa số y tá còn lại, Thùy Trang phải dùng cả ngôn ngữ tay chân để họ hiểu rõ cách làm việc.
Bây giờ là 10 giờ đêm, khi mình viết những dòng này, tiếng còi báo động không kích lại vang lên trên bầu trời Kharkiv. mình không biết ngày mai sẽ ra sao, liệu bệnh viện này có còn đứng vững hay không. Nhưng mình biết chắc một điều: mình sẽ ở lại đây, cùng với những người đồng đội của mình, chiến đấu không phải bằng súng đạn, mà bằng từng viên thuốc, từng vết khâu, từng nhịp tim mà những con người có thể giữ lại.
Chiến tranh có thể cướp đi nhiều thứ, nhưng nó không thể lấy đi được ý chí và lòng nhân ái của con người. Và dù bom đạn có gầm rú ngoài kia, mình vẫn tin rằng, ở đâu đó, hòa bình vẫn đang chờ đợi Kharkiv quay trở lại.