TT Trump Tung 3 Mũi Tấn Công Đồn Dập Vào Trung Quốc
Một cơn địa chấn đang lan khắp chiến trường quốc tế, tổng thống Donald Trump trở lại và Bắc Kinh hiểu rằng thời kỳ dễ thở đã kết thúc.
Không còn những cuộc đàm phán vô nghĩa, không còn những thỏa thuận kinh tế mà Trung Quốc có thể lách luật, thay vào đó Washington đang triển khai một chiến dịch bóp nghẹt chưa từng có, đánh thẳng vào những huyết mạch quan trọng nhất của Trung Nam Hải. Từ yêu cầu bồi thường đại dịch, thu giữ tài sản các quan chức Trung Quốc tại Mỹ đến cuộc thanh trừng gián điệp cài cắm Hoa Kỳ, không chỉ đẩy Bắc Kinh vào thế phòng thủ mà còn mở ra viễn cảnh bất an cho một chính phủ tưởng như bất khả xâm phạm. Hơn 60.000 tỷ USD tài sản bí mật của quan chức Trung Quốc tại nước ngoài bị theo dõi sát sao. Nếu Washington tịch thu toàn bộ số tiền này, Bắc Kinh sẽ không chỉ mất trắng về tài chính mà còn đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị từ chính nội bộ của mình.
Giữa lúc nền kinh tế Trung Quốc đang đi xuống, vòng vây chiến lược của Mỹ đang xiết chặt hơn bao giờ hết, trật tự thế giới mới đang hình thành nhưng lần này Trung Quốc có thể không còn chỗ đứng. Liệu Bắc Kinh sẽ phản kháng hay chấp nhận thất bại?
Kể từ khi tổng thống Hoa Kỳ D. Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, chiến dịch bao vây và tấn công Bắc Kinh đã bắt đầu diễn ra ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt. Từ các thủ tục pháp lý đến lệnh trừng phạt thuế quan hay cho đến cả việc trấn áp các điệp viên của Trung Quốc, Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc trấn áp toàn diện chưa từng có đối với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực. Các nhà bình luận đã chỉ ra rằng, đây là cuộc tấn công chí mạng vào huyết mạch kinh tế và nền tảng chính trị của Trung Quốc. Và nếu xu hướng này tiếp tục, Trung Quốc có thể thực sự gặp rắc rối trong năm nay, 2025. Họ cũng chỉ ra 3 hướng tấn công của tổng thống Trump đang thực hiện nhắm vào Trung Quốc.
Thứ nhất, yêu cầu Trung Quốc chịu trách nhiệm về Covid 19
Tiểu bang missouri đã có bước tiến mới trong vụ kiện Trung Quốc về vấn đề dịch bệnh covid và yêu cầu quốc gia này bồi thường 24,5 tỷ USD cho những tổn thất mà họ đã gây ra trong thời gian đại dịch toàn cầu.
Theo các chuyên gia, phán quyết này không chỉ là đòn giáng kinh tế nặng nề vào Trung Quốc mà còn tạo ra tiền lệ pháp lý cho các tiểu bang khác tại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một quốc gia của luật lệ, chiến thắng của Missouri có nghĩa là nếu 49 tiểu bang khác đệ đơn kiện, họ cũng gần như chắc chắn sẽ nhận được kết quả tương tự. Theo các chuyên gia, đây là phát súng đầu tiên trong việc chống lại Bắc Kinh từ Hoa Kỳ và không nên đánh giá thấp sức mạnh chiến thắng của nó.
Chiến thắng của bang Missouri chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Tiểu bang California gần đây cũng đã đệ đơn kiện cáo buộc chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm về những tổn thất do dịch bệnh gây ra. Do dân số đông và nền kinh tế lớn mạnh, số tiền yêu cầu bồi thường của California đã lên tới 8.000 tỷ USD, vượt xa con số 24,5 tỷ USD của Missouri. Theo các chuyên gia, dân số và quy mô kinh tế của California quyết định rằng tổn thất của họ lớn hơn và yêu cầu bồi thường 8.000 tỷ USD dường như là điều hợp lý, và các tiểu bang khác cũng sẳn sàng đưa ra yêu cầu bồi thường từ hàng chục tỷ đến hàng trăm tỷ USD. Bản thân tổng thống Trump còn đi xa hơn những người đứng đầu các tiểu bang kiện Trung Quốc, ông công khai tuyên bố rằng nếu đệ đơn kiện Trung Quốc nhân danh chính phủ liên bang, Trung Quốc sẽ phải bồi thường ít nhất 20.000 tỷ USD, số tiền này tương đương với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm của Trung Quốc. Một nhà bình luận thời sự trích dẫn bài phát biểu của tổng thống Trump “các ông đã khiến nước Mỹ chịu tổn thất nặng nề và khoản nợ này phải được giải quyết rõ ràng. Con số đó là 20.000 tỷ USD và ngay cả khi các ông giao nộp toàn bộ GDP hàng năm của mình thì cũng không đủ để bù đắp cho tổn thất của chúng tôi’. Từ những động thái trên, các chuyên gia nhận định, tổng thống Trump muốn khiến Trung Quốc làm việc không công trong một năm và cắt đứt hoàn toàn huyết mạch kinh tế của họ. Con số 20.000 tỉ USD thoạt nhìn có vẻ không thực tế nhưng các chuyên gia am hiểu tình hình đã trích dẫn dữ liệu từ các cơ quan tình báo Hoa Kỳ và cho biết điều này là hoàn toàn khả thi. Theo thống kê, tài sản của Trung Quốc tại Hoa Kỳ bao gồm 265 công ty niêm yết, khoảng 800 tỉ USD trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ và các khoản đầu tư khác có giá trị thị trường là 1.000 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa thể đủ để bù đắp khoảng cách bồi thường 20.000 tỷ USD. Vậy mỏ vàng thực sự ở đâu để Hoa Kỳ có thể tự tin yêu cầu Trung Quốc chấp hành án và giao nộp số tiền đó không? Theo các chuyên gia, câu trả lời chính là số tài sản khổng lồ mà các quan chức tham nhũng của chính quyền Trung Quốc cất giấu tại Hoa Kỳ. Theo cuộc điều tra chung của Cơ quan tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) và Cơ quan thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ, các quan chức cấp cao của chính quyền Trung Quốc và gia đình họ đã che giấu tài sản lên tới hơn 60.000 tỷ USD tại Hoa Kỳ, thông qua các công ty nước ngoài và tài khoản ẩn danh. Và theo các chuyên gia, hầu hết số tiền này đều đến từ tham nhũng và ngay chính Bắc Kinh cũng không rõ số tiền cụ thể là bao nhiêu. Tuy nhiên, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã biết rõ mọi thứ, từ hồ sơ ngân hàng đến giao dịch bất động sản và không bỏ sót một điều nào. Các chuyên gia phân tích thêm rằng, nếu Hoa Kỳ chủ động tịch thu những tài sản này, Trung Quốc sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lương nan. Các quan chức cấp cao của Bắc Kinh không dám công khai thừa nhận rằng những tài sản này thuộc về họ. Bởi vì, một khi họ thừa nhận, không những không thể lấy lại được tiền mà còn có thể bị Ủy ban Kiểm tra kỷ luật của Đảng cộng sản Trung Quốc đưa họ đến nhà tù.
Hiện tại, Hoa Kỳ có thể thông qua việc sử dụng các thủ tục tư pháp để sử dụng những tài sản để bù đắp cho những tổn thất mà dịch Covid 19 gây ra và tạo nên một cưởng chế thi hành án thầm lặng từ Bắc Kinh. Động thái này đánh vào điểm yếu của Trung Nam Hải và khiến các quan chức tham nhũng cảm thấy bất an nhưng họ sẽ không dám hé răng một lời.
Thứ 2, tiêu diệt các điệp viên của Trung Quốc
Tại Hoa Kỳ, chính quyền tổng thống Trump đã thể hiện rằng họ rất nghiêm khắc trong việc trấn áp các tổ chức đại diện của Bắc Kinh. Hiện tại, đã có tiến triển mới trong vụ án của Tôn Văn (Linda Sun), cựu Phó chánh án phòng tiểu bang New York, người từng bị bắt vào năm 2024. Các công tố viên xác nhận rằng Tôn Văn và chồng bà ta nhận chỉ đạo trực tiếp từ Đại sứ quán Trung Quốc nhằm phá hoại nền dân chủ của Mỹ, thông qua hoạt động gián điệp và lợi dụng vị thế độc quyền về vật tư y tế để kiếm lợi nhuận 150 triệu USD trong thời gian xảy ra dịch bệnh.
Một trường hợp khác được nhắc đến là Trần Đan Hồng, một luật sư người Trung Quốc ở California. Đây là một điệp viên xinh đẹp, được các quan chức cấp cao của Trung Quốc “đóng gói” để đưa sang Hoa Kỳ và đã lừa đảo các doanh nhân giàu có và gia đình các quan chức cấp cao của Trung Quốc 52 triệu USD bằng cách thành lập một trung tâm đầu tư di trú giả mạo và hỗ trợ hàng chục nghìn người xin thị thực Hoa Kỳ bằng các thủ đoạn gian lận.
Thứ 3, cuộc chiến thuế quan và nỗ lực ngăn chặn gian lận thương mại của Trung Quốc
Ngoài việc sử dụng các công cụ pháp lý, tổng thống Donald Trump còn tăng cường trấn áp Trung Quốc về mặt kinh tế. Trước hết, để ứng phó về vấn đề Trung Quốc nhập khẩu fentanyl vào Hoa Kỳ, tổng thống Trump đã tăng thuế đối với Trung Quốc thêm tổng cộng 20%. Đây là mức phạt bổ sung, ngoài mức thuế ban đầu mà Hoa Kỳ đã từng áp dụng. Các chuyên gia còn tiết lộ thêm rằng, những động thái lớn hơn sắp diễn ra và tổng thống Trump có kế hoạch đưa ra chính sách thuế quan “có đi có lại” vào ngày 02/04/2025. Điều này có nghĩa, là Hoa Kỳ sẽ áp dụng mức thuế quan với tất cả các quốc gia trên thế giới giống như họ đã áp dụng đối với Hoa Kỳ. Chính sách này sách sẽ gây tổn hại cho Trung Quốc, vì mức thuế mà Trung Quốc áp dụng cho các sản phẩm của Mỹ hiện đang cao hơn nhiều so với mức thuế mà Hoa Kỳ áp dụng cho Trung Quốc. Tổng thống Trump cũng cho biết, Hoa Kỳ hiện đang làm việc với Canada, Mexico và các nước khác để yêu cầu họ áp dụng thuế quan đối với Trung Quốc theo mức thuế của Hoa Kỳ. Nếu Canada và Mexico không hợp tác, Hoa Kỳ sẽ áp dụng thuế trừng phạt để buộc họ phải tuân thủ, và một khi 3 nước Bắc Mỹ hình thành một hàng rào thuế quan thống nhất, các sản phẩm của Trung Quốc sẽ không thể vào thị trường Hoa Kỳ thông qua Mexico hoặc Canada. Khi mô hình này được mở rộng sang Đông Nam Á và châu Âu, hoạt động xuất khẩu ngoại thương của Trung Quốc sẽ có nguy cơ sụp đỗ và mạch sống kinh tế của nước này sẽ bị cắt đứt. Các nhà bình luận thời sự gọi đây sẽ là trận chiến cuối cùng của những nỗ lực chung toàn cầu, nhằm ngăn chặn ngoại thương của Trung Quốc.
Cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã nổi lên rõ rệt trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Donald Trump. Các chính sách như thuế quan và hạn chế thương mại đã được áp dụng trong nhiệm kỳ đầu tiên này, và sau đó nó vẫn được duy trì và mở rộng dưới thời chính quyền tổng thống Biden. Bây giờ, chính quyền Trump 2.0 đang định hình và theo các ưu tiên của tổng thống, đã được nêu trong bài phát biểu nhậm chức. Trong báo cáo đặc biệt ngày 22/01/2025, Ủy ban Chọn lọc của Hạ viện về Trung Quốc đã xác định rằng Trung Quốc đang tận dụng sự thay đổi công nghệ mới của Mỹ để cung cấp các mục tiêu chiến lược của mình bao gồm: i. củng cố quyền lực trong nước; ii. mở rộng ảnh hưởng toàn cầu; và iii. vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thế giới cường quyền siêu thống trị. Công ty công nghệ lớn của Mỹ bao gồm những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo AI đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển công nghệ của Trung Quốc thông qua đầu tư, hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Sự hợp tác này không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ, các giá trị dân chủ và nhân quyền trên toàn cầu. Báo cáo này cũng đã làm rõ, các cách thức mà công ty Mỹ đã tài trợ cho công nghệ của Trung Quốc, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để ngăn chặn mối đe dọa này. Theo đó, các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ như Google, Microsoft và IBM đã thiết lập các mối quan hệ hợp tác nghiên cứu với tổ chức Trung Quốc và các tổ chức này có liên kết với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA); các trường đại học Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng trong công việc chuyển giao tri thức sang Trung Quốc. Các dự án này thường được tài trợ bởi các công ty Mỹ hoặc chính phủ Trung Quốc, điều đó dẫn đến công nghệ tiên tiến bị rò rỉ sang Trung Quốc. Không dừng lại ở đó, các công ty đầu tư mạo hiểm của Mỹ còn đầu tư hàng tỷ USD vào công ty công nghệ Trung Quốc.
Những khoản đầu tư này không chỉ mang lại lợi nhuận tài chính cho các công ty Trung Quốc mà còn giúp chính quyền Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ để cạnh tranh với Hoa Kỳ và sử dụng làm công cụ để đàn áp người dân trong nước. Những điều này đã trở thành nguy cơ đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ và khiến họ phụ thuộc vào chuỗi cung ứng. Sự đan xen giữa chuỗi cung ứng công nghệ của Mỹ và Trung Quốc khiến Hoa Kỳ dễ dàng bị thương trước các hành động trả đũa kinh tế hoặc gián đoạn công nghiệp từ Trung Quốc. Ví dụ, hơn 80% chất bán dẫn tiên tiến trên thế giới được sản xuất tại châu Á và Trung Quốc kiểm soát một phần nguyên liệu thô lớn. Từ đó các chiến lược gia Hoa Kỳ xác định, nếu không có hành động phản ứng kịp thời, Mỹ có thể mất vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng như AI, 5G và điện toán lượng tử. Thậm chí, đây còn là sự đe dọa đến các giá trị dân chủ, bởi lẽ sự hình thành một trật tự thế giới kỹ thuật số do Trung Quốc thống trị có thể lan truyền mô hình kiểm soát độc tài, làm suy yếu tự do và nhân quyền trên toàn cầu. Hiện tại, Hoa Kỳ đã ban hành các quy định mới để cấm các công ty và trường đại học Mỹ hợp tác với các cơ quan thực thi Trung Quốc có liên quan đến PLA hoặc chịu sự giám sát của chính quyền Trung Quốc. Chính phủ Hoa Kỳ cũng tăng cường kiểm soát xuất khẩu đối với các công nghệ nhạy cảm như ấy AI và bán dẫn. Sự hợp tác giữa các công ty Mỹ và Trung Quốc không chỉ là vấn đề kinh doanh mà còn là một cuộc khủng hoảng về lĩnh vực an ninh quốc gia. Nếu không hành động ngay lập tức, Hoa Kỳ có nguy cơ mất đi vị thế công nghệ và chứng kiến sự dậy sóng của một trật tự thế giới do Trung Quốc định hình.
Tóm lại, từ yêu cầu bồi thường dịch bệnh đến phong tỏa thuế quan hay phong tỏa và thanh lý tài sản của các quan chức tham nhũng hay bắt giữ các điệp viên, các chuyên gia nhận định rằng, Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Trump đã hình thành nên một mạng lưới tấn công 3 chiều nhắm vào Trung Quốc. Thậm chí có ý kiến cho rằng, nếu Hoa Kỳ thành công trong việc tịch thu 60.000 tỷ USD tài sản ở nước ngoài của Trung Quốc và sau đó hợp tác với thế giới để ngăn chặn hoạt động thương mại nước ngoài của quốc gia này thì thể chế của Trung Quốc gặp nhiều rủi ro. Năm 2025 có thể là bước ngoặt quan trọng đối với cuộc cạnh tranh Hoa Kỳ - Trung Quốc và tổng thống Trump không chỉ đơn giản muốn Trung Quốc trả lại tiền cho nước Mỹ mà ông còn muốn chính quyền này mất đi chỗ đứng.