Tiếng Việt Trong Sáng : Chữ Sai Nghĩa Và Cầu Kỳ
Tiếng Việt Trong Sáng
Chữ Sai Nghĩa Và Cầu Kỳ
Đỗ Hồng
Trong nước, VC đã và đang dùng những từ ngữ sai nghĩa và cố chọn chữ cầu kỳ để che đậy cái dốt như trong những câu thí dụ sau đây:
1/ “Nâng cao chất lượng”:
Chữ “chất lượng” chẳng những bị dùng sai mà còn cầu kỳ khó hiểu khi gom cả “phẩm chất” (quality) và “số lượng” (quantity) thành tĩnh từ kép để diễn tả cái hay, tốt, …, trong khi chúng ta dùng “phẩm chất cao” hay “có phẩm chất” và trong nhiều trường hợp đơn giản, chỉ dùng “hay”, “tốt”…
2/ “Mức xuất khẩu tăng vọt”:
Trong chữ “xuất khẩu” (出口), ta thấy có chữ “khẩu” (口: miệng) cho nên ta thường nói “xuất khẩu thành thơ”. Trước năm 1975, không ai nói /viết đưa hàng hóa ra khỏi miệng (xuất khẩu) mà chỉ dùng “xuất cảng” (出港), trong đó có chữ “cảng” (港: bến tàu, cửa biển, nhánh sông) để chỉ việc đưa hàng hóa ra cửa biển…
3/ “Xin liên hệ ở số điện thoại…”:
Chữ “liên hệ” bị dùng sai rất nhiều mà người nói/viết không biết là sai vì nó là danh từ chỉ sự tương quan (relation) giữa con người hay sự vật, nhưng lại được dùng như động từ, trong khi chữ đúng phải là “liên lạc” (contact).
4/ “Tôi có việc đột xuất phải đi”:
Ở đây, ta thấy chữ “đột xuất” cầu kỳ, khó hiểu. Trước kia, ta dùng chữ “bất ngờ” đơn giản, ai cũng hiểu cả.
5/ “Nếu thử động não, ta sẽ hiểu ngay vấn đề”:
Chữ “động não” cũng là một dạng cầu kỳ. Trước kia, chúng ta chỉ dùng chữ “suy nghĩ” vô cùng đơn giản, dễ hiểu.