Tài Liệu Mật Quân Báo Mỹ Về Trận Đánh Tây Nguyên, Charlie

Tài Liệu Mật Quân Báo Mỹ
Về Trận Đánh Tây Nguyên, Charlie (1972)
(Hình tượng trưng)

Báo Cáo Tình báo Chiến Trường - Mật
Chủ đề: Báo cáo cuối cùng – Căn cứ hỏa lực Charlie
Người gửi: Đại úy William H. Morgan, Cố vấn trưởng Hoa Kỳ, Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù VNCH
Gửi đến: Bộ Tư lệnh MACV, Sài Gòn
Ngày: 18 tháng 4, 1972
Địa điểm: Căn cứ Charlie, tỉnh Kontum, Nam Việt Nam
1. Tổng quan chiến lược
Căn cứ hỏa lực Charlie nằm trên một sườn núi cao thuộc phía tây tỉnh Kontum, gần biên giới Campuchia - Lào, là một cứ điểm yểm trợ hỏa lực quan trọng, bảo vệ Quốc lộ 14 và tuyến xâm nhập qua thung lũng Plei Trap. Đơn vị trấn thủ là Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù tinh nhuệ của Quân lực VNCH, dưới quyền Thiếu tá Nguyễn Đình Bảo. Căn cứ này là một phần trong mạng lưới phòng thủ bao gồm các cứ điểm Delta, Alpha, Yankee, và Hotel, hợp thành tuyến bảo vệ khu vực chiến thuật Kontum.

Tin tình báo cuối tháng 3 xác nhận Quân đội Bắc Việt (NVA) đang chuẩn bị một cuộc tấn công lớn qua khu vực này, huy động nhiều trung đoàn thuộc Sư đoàn 320, được pháo binh và thiết giáp yểm trợ. Cuộc tiếp xúc ban đầu diễn ra từ khoảng ngày 3 tháng 4, nhưng đến ngày 10 thì căn cứ Charlie đã bị cô lập hoàn toàn và rơi vào tình trạng bị bao vây liên tục.

2. Tấn công đầu tiên & Bão pháo dữ dội
Sáng ngày 11 tháng 4, NVA phát động một đợt tấn công quy mô lớn bằng lực lượng hỗn hợp, mở màn bằng pháo kích dữ dội rồi sau đó là các đợt xung phong bộ binh. Hơn 3.000 quả đạn pháo—gồm 130 ly, 122 ly và rocket—dội xuống Charlie. Đây là trận pháo kích ác liệt nhất tôi từng chứng kiến tại Việt Nam.
Lúc 09:00, pháo địch bắt đầu bắn chính xác vào các vị trí chỉ huy và truyền tin. Vào 09:37, một quả đạn 130 ly rơi trúng hầm chỉ huy tiểu đoàn, khiến Thiếu tá Nguyễn Đình Bảo tử trận tại chỗ, nhiều sĩ quan tham mưu bị thương. Thi thể ông được tìm thấy với thương tích nặng do mảnh đạn. Quyền chỉ huy được chuyển cho Thiếu tá Lê Văn Mễ – sĩ quan phó tiểu đoàn – người đã nhanh chóng tái lập hệ thống liên lạc và tổ chức phản công.

3. Đánh giáp lá cà & giao tranh xe tăng
Trong các ngày 11–13 tháng 4, NVA liên tục mở các đợt tấn công bộ binh phối hợp với thiết giáp T-54. Lúc 11:00, Đại đội 112 Nhảy Dù (Đại úy Hùng) chạm trán một mũi thiết giáp phía tây đồi 1020. Bằng súng chống tăng 90 ly và LAW (súng bắn hỏa tiễn cá nhân), các binh sĩ Dù đã tiêu diệt hai chiếc T-54, buộc phần còn lại rút lui.
Cùng lúc đó, giao tranh giáp lá cà diễn ra ở sườn nam. Đại đội 114 (Trung úy Cho) bị tấn công trực diện bởi hai đại đội NVA (Quân đội Bắc Việt), được yểm trợ bởi đại liên hạng nặng. Dù chịu thương vong nặng, binh sĩ Dù vẫn giữ vững tuyến phòng thủ. Ghi nhận hơn 40 lính địch bị tiêu diệt, phía ta có 11 người bị thương.
Lúc 13:45, yểm trợ không quân được gọi đến. Phi cơ Phantom của Không quân Mỹ thực hiện 3 lượt oanh tạc bằng bom napalm và đạn chùm, tiêu diệt các vị trí tập trung địch trên sườn núi. Trực thăng Cobra của Sư đoàn 1 Kỵ binh bay thấp dội rocket sát tuyến. Đợt tấn công của NVA bị chặn đứng.
4. Tấn công cuối cùng và sự thất thủ của Charlie
Đến ngày 14 tháng 4, địch đã bao vây hoàn toàn Charlie từ ba hướng: Tây, Nam và Đông. Trong 72 giờ trước đó, Charlie đã hứng hơn 10.000 quả pháo. Tiếp tế đường không không thể thực hiện từ ngày 7/4 vì hỏa lực phòng không dày đặc. Lương thực, đạn dược và y tế hoàn toàn cạn kiệt.
Lúc 15:00, địch phát động đợt tấn công cuối cùng—hai tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 52 NVA, có súng B-40 và cả lính phun lửa yểm trợ—tràn ngập tuyến ngoài của Đại đội 114. Địch sử dụng cả lựu đạn khói cay (CS gas), khiến quân ta lầm tưởng là vũ khí hóa học. Giao tranh biến thành hỗn chiến giáp lá cà.
Thiếu tá Mễ ra lệnh rút quân chiến thuật. Lúc 17:15, các đại đội còn lại rút khỏi Charlie dưới hỏa lực yểm trợ của Phantom và trực thăng Cobra. Pháo binh từ căn cứ Yankee thực hiện “Fire Mission Tango” (tác xạ đồng loạt), phủ kín đồi bằng đạn nổ chạm và đạn nổ chậm. Ước tính hơn 120 lính NVA bị tiêu diệt trong trận pháo này.
5. Tổn thất và di tản
Trong số 462 quân nhân trấn giữ Charlie, ghi nhận:
214 tử trận hoặc mất tích,
117 bị thương,
Chỉ còn 131 người được rút về trong tình trạng chiến đấu được.
Phía địch thiệt hại nặng: ước tính hơn 800 tử trận, hàng trăm bị thương – trong đó nhiều người được thấy đang được cáng đi.
Tổn thất đáng chú ý phía VNCH:
Thiếu tá Nguyễn Đình Bảo – tử trận ngày 12/4
Trung úy Khánh (Sĩ quan tiền sát pháo binh) – tử trận ngày 13/4
Chuẩn úy Sơn (Sĩ quan pháo binh) – tử trận
Cố vấn Mỹ Thiếu tá John Duffy, bị thương nặng, là một trong những người cuối cùng rút khỏi vùng chiến. Ông đích thân kéo Đại úy Hải bị thương lên trực thăng dưới làn đạn.
6. Kết luận
Căn cứ Charlie giờ đây chỉ còn là tro tàn. Tuy nhiên, sự kiên cường tử thủ của Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù đã khiến kế hoạch tiến công của NVA vào Tân Cảnh và Kontum bị chậm lại vài ngày quý giá, cho phép lực lượng VNCH củng cố tuyến Quốc lộ 14.
Tinh thần chiến đấu anh dũng của Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù trong hoàn cảnh tuyệt vọng cần được ghi nhận là một trong những trận tử chiến vĩ đại nhất trong cuộc chiến. Ý đồ xóa sổ đơn vị này của địch đã bị phá vỡ. Nhờ sự yểm trợ hỏa lực hợp lý, bộ chỉ huy đã rút lui thành công, bảo toàn nòng cốt chiến đấu cho đơn vị.
Đề nghị truy tặng Huân chương Sao Bạc cho Thiếu tá Nguyễn Đình Bảo và Trung úy Khánh.
Trân trọng báo cáo,
Đại úy William H. Morgan
Cố vấn trưởng, Quân đội Hoa Kỳ
Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù VNCH
Biên dịch Thùy Trang Nguyễn

-----------------------

ONFIDENTIAL FIELD INTELLIGENCE REPORT
Subject: Final Battle Report – Firebase Charlie
From: Capt. William H. Morgan, U.S. Army Senior Advisor, ARVN 11th Airborne Battalion
To: MACV HQ, Saigon
Date: April 18, 1972
Location: Firebase Charlie, Kontum Province, South Vietnam
1. Strategic Overview
Firebase Charlie, perched on a high ridgeline in the western Kontum province near the Cambodian-Laotian borders, was a key fire support base guarding Highway 14 and the Plei Trap Valley infiltration route. It was occupied by the elite 11th ARVN Airborne Battalion under Lt. Col. Nguyen Dinh Bao and was part of a broader network of firebases including Delta, Alpha, Yankee, and Hotel, forming a line of defense for the Kontum tactical region.
Intelligence in late March confirmed that the North Vietnamese Army (NVA) was planning a major thrust through this region, committing multiple regiments from the 320th NVA Division, supported by artillery regiments and armored elements. Initial contact began around April 3rd, but by April 10th, Firebase Charlie was isolated and under constant pressure.
2. Initial Assault and Artillery Barrage
On the morning of April 11th, the NVA launched a massive combined-arms operation involving intensive artillery bombardment followed by ground assaults. Over 3,000 artillery rounds—including 130mm, 122mm, and rocket salvos—rained down on Firebase Charlie. It was the most sustained artillery barrage I have ever witnessed in Vietnam.
At 0900H, enemy fire began zeroing in on known command and communications positions. At 0937H, a direct hit by a 130mm shell collapsed the battalion command bunker, killing Lt. Col. Nguyen Dinh Bao instantly and wounding several staff officers. His body was recovered, badly mutilated by shrapnel. Command passed to Major Le Van Me, the battalion XO, who quickly re-established communications and began coordinating a counteroffensive.
3. Ground Engagements & Close Quarters Fighting
Throughout April 11–13, the NVA launched successive waves of infantry attacks supported by T-54 tanks. At 1100H, the ARVN 112th Airborne Company (Capt. Hung) engaged an armored spearhead west of Hill 1020. Utilizing 90mm recoilless rifles and LAWs (Light Anti-Tank Weapons), the paratroopers destroyed two T-54s and forced the remainder to withdraw.
Simultaneously, close-quarter combat erupted on the southern slopes. Company 114 (Lt. Cho) came under direct assault by an estimated two NVA companies supported by heavy machine guns. Paratroopers held their line despite heavy casualties, with over 40 NVA confirmed KIA and 11 ARVN WIA.
Air support was requested at 1345H. U.S. Air Force Phantom jets executed three bombing runs with napalm and cluster munitions, targeting suspected NVA assembly points along the ridgeline. Cobra gunships from the 1st Cavalry provided immediate suppression along the southern perimeter. Enemy advance was stalled.
4. Final Assault and Collapse of Firebase Charlie
By April 14th, enemy forces had surrounded Firebase Charlie from the west, south, and east. The firebase had taken over 10,000 incoming rounds in the prior 72 hours. Logistics were severely degraded. No aerial resupply had succeeded since April 7th due to intense AAA fire and enemy control of surrounding high ground. Food and ammunition were critically low. Medical supplies exhausted.
At 1500H, the final NVA push began—an estimated two battalions of the 52nd NVA Regiment, supported by B-40 rocket teams and flame-thrower squads, overran the outer trenches of Company 114. A barrage of tear gas shells (CS gas) was used by the NVA, possibly mistaken for U.S. chemical ordnance. Confusion broke out. Fighting devolved into brutal hand-to-hand combat.
Major Me ordered a tactical withdrawal. At 1715H, the remaining companies disengaged from Firebase Charlie under covering fire from Phantom jets and Cobra helicopters. ARVN artillery from Firebase Yankee conducted Fire Mission Tango (TOT strike), blanketing the hill with high explosive and delayed-fuse shells. Over 120 enemy troops were believed KIA during this barrage.
5. Casualties and Evacuation
Of the original 462 personnel deployed to Firebase Charlie, 214 were confirmed KIA or MIA, 117 WIA, and only 131 evacuated in fighting condition. The enemy suffered catastrophic losses, with an estimated 800+ KIA and numerous wounded, many of whom were seen being carried away by retreating units.
Among the most notable ARVN losses were:
Lt. Col. Nguyen Dinh Bao – KIA, April 12
1Lt. Khánh (Artillery Forward Observer) – KIA, April 13
WO1 Son (Artillery Observer) – KIA
U.S. Advisor Maj. John Duffy, severely wounded, was among the last extracted, personally pulling Capt. Hai into the evacuation chopper under enemy fire.
6. Conclusion
Firebase Charlie is now lost, reduced to smoking rubble. However, its defense delayed the NVA’s advance toward Tân Cảnh and Kon Tum by critical days, allowing reinforcement of key positions along Highway 14.
The heroism of the ARVN 11th Airborne Battalion under impossible odds should be noted as one of the most determined last stands of the conflict. Enemy intent to eliminate this unit entirely was thwarted. The withdrawal and coordinated fire support ensured survival of a significant number of personnel and preserved the fighting core of the battalion.
Request honors and recognition for the fallen, including posthumous Silver Stars for Lt. Col. Bao and 1Lt. Khánh.
Respectfully submitted,
Capt. William H. MorganU.S. Army Senior AdvisorARVN 11th Airborne Battalion

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 232