ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 17/5

 

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 17/5


Tổng hợp: NGUYỄN TƯỜNG TUẤN

TT Donald Trump tuyên bố cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 là ‘Tội phạm Thế kỷ



Cựu Tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy (15/5, giờ Mỹ) đã phát đi tuyên bố mạnh mẽ về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, ông khẳng định cuộc bầu cử này sẽ được ghi nhớ là “TỘI PHẠM THẾ KỶ”.

“Bởi vì Đất nước của chúng ta đang bị phá hủy, cả ở bên trong và bên ngoài, nên Cuộc Bầu cử Tổng thống 2020 sẽ được ghi nhớ như là TỘI PHẠM THẾ KỶ!”, ông Trump viết trên trang truyền tin “From the Desk of Donald J. Trump”.

Trong bài đăng tiếp sau đó, cựu tổng thống đã tuyên bố ông chiến thắng cuộc bầu cử 2020 và cho rằng “kết quả bầu cử cuối cùng đã bị gian lận”, cũng như nhấn mạnh cuộc bầu cử này “cực kỳ sít sao” ở một số tiểu bang.

“Wall Street Journal đã báo cáo (họ cuối cùng đã làm được điều đúng đắn) rằng 2020 là Sai lầm Thăm dò bầu cử Tổng thống Tồi tệ nhất trong 40 năm qua’. Các cuộc khảo sát ý kiến công chúng trước cuộc Bầu cử Tổng thống 2020 là không chính xác nhất từ trước đến nay, theo một ủy ban thăm dò lớn”, ông Trump viết đề cập đến một bài báo Wall Street Journal xuất bản hôm thứ Năm (13/5).

Trong bài báo hôm 13/5, Wall Street Journal đã dẫn lời giáo sư khoa học chính trị Joshua D. Clinton của Đại học Vanderbilt và là người lãnh đạo cuộc đánh giá của Hiệp hội Mỹ về Nghiên cứu Ý kiến Công chúng (AAPOR), nói rằng: “Các cuộc thăm dò 2020 đã cường điệu về sự ủng hộ Đảng Dân chủ ‘so với mọi cuộc cạnh tranh mà chúng tôi đã quan sát”.

Ông Joshua D. Clinton nói thêm: “[Sự cường điệu này] là thật cho dù các đáp viên đã được khảo sát như thế nào. Không quan trọng liệu quý vị đang thực hiện khảo sát trực tuyến hay qua điện thoại. Mức độ sai số giống nhau là rộng khắp”.

Ủy ban chịu trách nhiệm thực hiện nghiên cứu nêu trên đã công bố những phát hiện của họ tại một hội nghị thương mại hôm thứ Tư (12/5), nhưng họ vẫn chưa phát hành bản báo cáo chính thức. Một câu hỏi mà nhóm này chưa trả lời là tại sao các cuộc thăm dò đã bị bóp méo ngay từ đầu và biện pháp khắc phục chúng là gì.

Ông Dan Merkle, Chủ tịch của AAPOR hôm thứ Tư (12/5) đã bày tỏ rằng ông cảm thấy buồn khi các cuộc khảo sát trước cuộc bầu cử 2020 đã làm hoen ố thanh danh của ngành khảo sát ý kiến công chúng.

Ông Trump đã cáo buộc đó là thủ đoạn có mục đích và gọi chúng đó là “thăm dò mang tính triệt hạ”.

“Điều này đã được làm có mục đích. Các cuộc thăm dò là trò đùa. Tôi đã chiến thắng vang dội tại các Tiểu Bang mà vài ngày trước cuộc bầu cử tôi đã bị dự đoán sẽ thua. Những tiểu bang khác đã cố tình đánh tụt tôi rất sâu, điều đó sẽ ép mọi người, thậm chí cả những người ủng hộ tôi, nói rằng ‘Chúng ta hãy ở nhà thôi, các tình yêu. Chúng ta yêu Tổng thống của chúng ta, nhưng ông ấy không thể chiến thắng’”, ông Trump cáo buộc.

Cựu tổng thống nói thêm: “Và sau đó tôi đã chiến thắng tại những tiểu bang này hoặc ít nhất là bám đuổi rất sát. Trong một tiểu bang mà tôi thực sự đã chiến thắng, nhưng kết quả đã bị gian lận, ABC và Washington Post [trước bầu cử] đã đánh tụt tôi tới 17 điểm. Ngay cả kết quả cuối cùng đã bị gian lận thì cũng là cực kỳ sít sao”.

Ông Trump nói ông đã không chỉ phải tranh cử với Joe Biden trong năm 2020 và mà [còn phải đối đầu với] các hãng truyền thông lươn lẹo, đáng kinh tởm và rất bất lương”.

“Đó được gọi là THĂM DÒ TRIỆT HẠ và nó là bất hợp pháp. Đây là những hãng truyền thông lươn lẹo, đáng kinh tởm, và rất bất lương, và họ biết chính xác những gì họ đang làm”, ông Trump nói tiếp, lặp lại tuyên bố ban đầu của ông: “Cuộc Bầu cử Tổng thống 2020, cho đến nay, là Gian lận Bầu cử lớn nhất trong lịch sử Đất nước ta”.

Cựu tổng thống đã nói về “những tin tốt” đang đến từ cuộc bầu cử 2020 và sau đó đã lên án cựu Phó Tổng thống Mike Pence và Lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell.

“Tin tốt là, người dân Mỹ biết nó và sự thật sẽ nhanh chóng ló rạng”, ông Trump viết. “Nếu Mike Pence có cam đảm gửi phiếu Cử tri đoàn quay lại các tiểu bang để xác nhận lại, và nếu Mitch McConnell đã chiến đấu cho chúng ta thay vì là một vị lãnh đạo hèn yếu và thảm hại, thì ngay bây giờ đây chúng ta đã có một Tổng thống của Đảng Cộng hòa để PHỦ QUYẾT các Dự luật xã hội chủ nghĩa khủng khiếp mà đang nhanh chóng đưa qua Quốc hội, gồm có Biên giới Mở, Thuế cao, Quy định khổng lồ và rất nhiều thứ khác!”

Cho đến nay, ông Trump vẫn chưa nói rõ liệu ông có ứng cử tổng thống Mỹ nữa hay không, nhưng ông đã từng tiết lộ với báo giới rằng ông đang nghiêm chỉnh cân nhắc tái tranh cử và ông tin một ứng viên Đảng Cộng hòa sẽ giành được Nhà Trắng năm 2024.

TT Trump khẳng định không muốn biến đảng Cộng hòa thành 'Đảng của Trump'



Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khẳng định, ông không đặt mục tiêu biến đảng Cộng hòa trở thành đảng của riêng mình.

Tuyên bố này dường như để đáp trả những lời chỉ trích từ một số nhà lập pháp của Hạ viện Mỹ trong những ngày gần đây.

Phát biểu trên đài phát thanh WABC New York hôm 13/5, cựu Tổng thống Trump cho biết: “Tôi không muốn đó là đảng của Trump". Cựu tổng tư lệnh Mỹ tuyên bố, ông muốn đảng Cộng hòa áp dụng các chính sách nằm trong phong trào “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” của ông (Make America Great Again - MAGA). Ông nói: “Tôi đang mong muốn có một đất nước tuyệt vời”.

Trước Ngày Bầu cử 3/11/2020, Tổng thống Trump từng nói: “Tôi đang mong muốn có một quốc gia được điều hành bởi những người biết họ đang làm gì và chúng tôi đã làm được điều đó".

Trong một số cuộc phỏng vấn và phát biểu gần đây, cựu tổng thống đã nói rằng, ông đang lên kế hoạch giúp đảng Cộng hòa lấy lại Hạ viện và Thượng viện vào năm 2022. Sau đó, ông sẽ đưa ra quyết định hoặc thông báo về việc liệu ông có tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2024 hay không.



Trong khi đó, Ủy ban Giám sát của Facebook tuyên bố sẽ giữ lệnh cấm vô thời hạn đối với tài khoản của Tổng thống Trump. Cả Facebook và Twitter đều đã ra lệnh cấm ông Trump vào tháng Giêng, khiến ông phải tạo một phần kết nối riêng trên trang web của mình để đưa ra các tuyên bố.





Trao đổi với WABC, ông cho biết: “Tôi yêu những gì tôi làm, tôi yêu kết quả mà chúng tôi đã có, và tôi nghĩ mọi người sẽ rất hài lòng với quyết định của tôi. Tôi sẽ nói với bạn, tôi thích kết quả mà chúng tôi đã có. Tôi đã làm một công việc tuyệt vời cho người dân Mỹ. Tôi nghĩ họ hiểu điều đó”.

Hôm 13/5, Tổng thống Trump không nói rõ liệu ông có tranh cử tổng thống hay không. Ông nhắn nhủ người Mỹ nên "theo dõi" để biết thêm thông báo.

Cũng trong cuộc phỏng vấn của WABC, cựu tổng tư lệnh Mỹ đã phê bình các chính sách và thông điệp của chính quyền ông Biden. Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ nhận định, cuộc khủng hoảng dọc biên giới Mỹ-Mexico cần phải được giải quyết.

Tổng thống Trump nói: “Tôi chỉ nghĩ rằng đó là sự kém cỏi và không ai có thể hài lòng với những gì đang xảy ra ở biên giới của chúng tôi. Tôi không quan tâm bạn theo chủ nghĩa tự do hay bạn theo chủ nghĩa bảo thủ, cho dù bạn là thành viên đảng Dân chủ, [hay] đảng Cộng hòa, thì không ai có thể hạnh phúc. Tôi không tin điều đó. Đây là những gì họ muốn. Và bây giờ họ đã mất kiểm soát. Và nhân tiện, không dễ để ngắt nó đâu".

Cựu Ngoại trưởng Mỹ lên án chính quyền Biden vì những gì đang xảy ra ở Gaza

Theo Newsmax, liên quan đến sự hung hăng của Hamas, theo cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, các cuộc tấn công gia tăng nhằm vào Israel là kết quả trực tiếp từ chính sách sai lầm của chính quyền ông Biden.


Ông Pompeo phát biểu vào ngày 16/5 rằng: “Bây giờ những kẻ khủng bố Hamas bắn vào Israel, tôi không thể tin rằng chính quyền Biden lại quay trở lại chính sách thất bại tương tự mà họ đã có trong tám năm đối với Iran và Trung Đông”.

Cựu Ngoại trưởng chỉ ra nguồn tài trợ đến từ Cộng hòa Hồi giáo Iran trong việc hỗ trợ “các lực lượng ủy nhiệm Iran” trong nỗ lực tấn công quốc gia Israel. Ông nói: “Người Iran đã nói rõ rằng họ có ý định diệt chủng. Họ muốn xóa sổ Israel khỏi bề mặt của hành tinh, và họ sử dụng các lực lượng ủy nhiệm – những người như Thánh chiến Hồi giáo Palestine và Hamas”.

Chính quyền Biden đã quyết định tiếp tục viện trợ kinh tế đến các khu vực ở Palestine do các nhóm khủng bố này kiểm soát, chỉ vài tháng sau khi cựu Tổng thống Donald Trump ký nhiều thỏa thuận hòa bình trong khu vực.

Ông Pompeo nói: “Điều này khiến Hoa Kỳ rơi vào tình thế rất khó xử khi sử dụng nguồn lực đóng thuế của Hoa Kỳ để hỗ trợ các tổ chức đang khủng bố Israel”; “Đó là lý do tại sao Tổng thống [Donald] Trump và đội ngũ của chúng tôi đã làm đúng. Chúng tôi đã không cấp cho người Palestine bất kỳ khoản tiền nào đến từ Hoa Kỳ. Chúng tôi gây áp lực thực sự lên chế độ ở Iran”.

Hamas thất bại trong việc chia rẽ Hiệp định hòa bình giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Trong vòng một tuần sau khi Hamas tiến hành một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào dân thường Israel và quân đội Israel đã đáp trả, theo “Thỏa thuận Abraham” Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã ký các hiệp định hòa bình và bình thường hóa với Israel, không một quốc gia Ả Rập nào rút khỏi các hiệp định này, Vision Times cho hay.


“Thỏa thuận Abraham” còn được gọi là “Thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất”, gọi tắt là “Thỏa thuận Hòa bình Israel- Ả Rập”.

Theo trang tin Breitbart ngày 16/5, tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Trump đã tiếp các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Bahrain trên bãi cỏ Tòa Bạch Ốc và tổ chức lễ ký kết. Sudan và Morocco sau đó cũng tham gia, tiếp đến là quốc gia Hồi giáo Kosovo, sau khi đạt được thỏa thuận mới với Serbia.

Bất chấp những nỗ lực của người Palestine nhằm kích động tình cảm chống Israel trong toàn khu vực và trên thế giới, các thỏa thuận này vẫn được duy trì.

Theo báo cáo, vào ngày 15/5, UAE đã cảnh báo chế độ khủng bố Hamas rằng họ đã không duy trì được sự hòa bình ở Dải Gaza, do đó gây nguy hiểm cho dự án cơ sở hạ tầng chung đã được lên kế hoạch, điều này cho thấy rằng Liên minh mới giữa các quốc gia Ả Rập và Israel đang được củng cố.

Tờ Times of Israel đưa tin, một quan chức UAE không muốn nêu tên từng nói với tờ Nhật báo Kinh doanh Toàn cầu của Israel rằng: “Chúng tôi vẫn chuẩn bị và sẵn sàng hợp tác các dự án dân sự với Chính quyền Palestine, dưới sự quản lý của Liên hợp quốc [ở Gaza], nhưng điều kiện cần của chúng tôi là sự hòa bình”; “Nếu Hamas không hứa sẽ đạt được hòa bình hoàn toàn, thì cư dân của Dải Gaza sẽ phải sống trong đau khổ. Các nhà lãnh đạo của Hamas phải hiểu rằng các chính sách của họ trên hết đang làm tổn thương người dân ở Gaza”.

Tương tự, Chính quyền Palestine đã phàn nàn vào ngày 15 rằng mặc dù một số nhà lãnh đạo phương Tây đã liên hệ để giúp đỡ, bao gồm cả Tổng thống Hoa Kỳ Biden, nhưng không có nhà lãnh đạo Ả Rập nào liên lạc với họ trong chiến tranh, điều này cho thấy rằng họ đã trở thành một phần của sự thù địch, và giới lãnh đạo Palestine đang bị cô lập hơn so với Israel. Kể từ khi Hamas xua đuổi họ trong một cuộc đảo chính năm 2007, Chính quyền Palestine giờ chỉ còn kiểm soát Bờ Tây.

Bất chấp những lo ngại được bày tỏ về tình hình căng thẳng ở Dải Gaza, các quốc gia vẫn ký thỏa thuận với Israel và đã không đảo ngược hướng đi, bất chấp bạo lực. Nhiều người nhận ra rằng chính lực lượng khủng bố Hồi giáo cực đoan do Iran hỗ trợ là mối đe dọa chung đối với các quốc gia khác.

Những người chỉ trích Tổng thống Trump cho rằng bạo lực gần đây chứng tỏ nỗ lực hòa bình Trung Đông của ông đã thất bại hoặc khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, các quốc gia Ả Rập đã đạt được hòa bình với Israel vẫn duy trì quan hệ của họ. Thực tế này cho thấy rằng bất chấp những nỗ lực của Hamas nhằm phá hoại Thỏa thuận Abraham, Thỏa thuận Abraham vẫn được duy trì.

Xung đột ở Gaza: Gần 200 người đã thiệt mạng

Cuộc giao tranh giữa Israel và nhóm khủng bố Hamas chưa có dấu hiệu lắng xuống, khi hai bên liên tục đáp trả nhau khiến số thương vong tiếp tục gia tăng

Theo hãng tin AP, hôm chủ Nhật (16/5), các cuộc không kích của Israel vào Gaza đã san phẳng ba tòa nhà và giết chết ít nhất 42 người Palestine.


Hiện cộng đồng quốc tế đang kêu gọi ngừng bắn tuy nhiên thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã cảnh báo nhóm khủng bố Hamas đang kiểm soát Gaza rằng các cuộc tấn công đang tiếp tục ở mức “toàn lực”. Phía Hamas cũng gây sức ép, lực lượng này liên tục phóng tên lửa từ các khu vực dân sự ở Gaza về phía các khu vực dân sự ở Israel.

Ít nhất 188 người Palestine đã thiệt mạng trong hàng trăm cuộc không kích ở Gaza, trong đó có 55 trẻ em và 33 phụ nữ, 1.230 người bị thương. Tám người ở Israel đã thiệt mạng trong số 3.100 vụ tấn công bằng tên lửa từ Gaza, bao gồm một cậu bé 5 tuổi và một người lính.

Đặc phái viên Tor Wennesland của LHQ nói với Hội đồng Bảo an hôm Chủ nhật rằng vụ tấn công đã khiến khoảng 34.000 người Palestine phải di dời khỏi nhà của họ. Bạo lực cũng làm dấy lên  các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine ở các thành phố trên khắp châu Âu và Hoa Kỳ.


Washington hôm 16/5 nói với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc rằng Mỹ sẵn sàng hỗ trợ “nếu hai bên tìm kiếm một lệnh ngừng bắn” nhằm chấm dứt bạo lực.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield nói với hội đồng gồm 15 thành viên rằng: “Hoa Kỳ đã nỗ lực không mệt mỏi thông qua các kênh ngoại giao nhằm cố gắng chấm dứt cuộc xung đột này. Bởi vì chúng tôi tin rằng người Israel và người Palestine đều có quyền được sống trong an toàn và an ninh”.

Bill Gates bị yêu cầu cung cấp thông tin mối quan hệ với tỷ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Zero Hedge hôm 16/5 đưa tin, tỷ phú Bill Gates đang bị yêu cầu làm rõ về mối quan hệ với tỷ phú ấu dâm khét tiếng Jeffrey Epstein, người được cho là có mối quan hệ thân thiết với nhiều chính trị gia thiên tả, trong đó có cựu Tổng thống Bill Clinton.


Nhiều nguồn tin ẩn danh cho rằng bà Melinda quyết định ly hôn Bill Gates là vì bà không thể khuyên can người sáng lập Microsoft chấm dứt mối quan hệ với Epstein.

Luật sư Spencer Kuvin, người đại diện cho 9 người tố cáo Epstein, nói với The Sun rằng Bill Gates nên tăng cường và tình nguyện cung cấp bất kỳ thông tin nào về Epstein và các đồng phạm với kẻ ấu dâm này để có thể giúp ích trong cuộc điều tra đang diễn ra đối với “tú bà” Ghislaine Maxwell, mắt xích chính trong tổ chức tội ác của Epstein.

Trong một bài báo vào tối Chủ nhật (16/5), tờ Wall Street Journal đưa tin rằng ban giám đốc Microsoft đã từng đề nghị Bill Gates hợp tác với cuộc điều tra nội bộ về mối quan hệ tình ái không phù hợp của ông với một nữ nhân viên Microsoft.

Người phát ngôn của Microsoft cho biết: “Microsoft đã nhận được thông tin vào nửa cuối năm 2019 rằng Bill Gates đã tìm cách bắt đầu mối quan hệ thân mật với một nhân viên của công ty vào năm 2000”.

Người phát ngôn cho biết thêm: “Một ủy ban của Hội đồng quản trị đã xem xét mối quan ngại, với sự hỗ trợ của một công ty luật bên ngoài để tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng. Trong suốt cuộc điều tra, Microsoft đã hỗ trợ rộng rãi cho nhân viên đã nêu ra mối lo ngại [về mối quan hệ giữa Bill và nữ nhân viên]”.

Cuộc điều tra này được tiến hành vào cuối năm 2019 sau khi một kỹ sư của Microsoft bị thổi còi về mối quan hệ tình ái kéo dài nhiều năm giữa cô với Gates. Ngay trong khoảng thời gian này, mối quan hệ của Gates với Epstein đã lan rộng ra công chúng, và bà Melinda Gates bắt đầu tính tới việc ly hôn.

SpaceX ký liên minh với Google Cloud để cung cấp dịch vụ Internet Starlink


Hôm thứ Năm tuần này, Google Cloud thông báo rằng họ đã đạt được thỏa thuận với công ty SpaceX để cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh Starlink. Về phần mình, gã khổng lồ công nghệ thuộc sở hữu của Alphabet sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng đám mây của mình cho dự án kết nối của Elon Musk.

Theo Entrepreneur, thỏa thuận này cho phép SpaceX lắp đặt các thiết bị đầu cuối mặt đất của Starlink trong các trung tâm dữ liệu đám mây của Google. Từ đó, các trung tâm này sẽ kết nối với vệ tinh Starlink.


Khách hàng của Musk sẽ có thể truy cập Internet từ cơ sở hạ tầng của Google, trong khi gã khổng lồ công nghệ sẽ có thể cung cấp kết nối nhanh hơn và an toàn hơn ở các khu vực khó tiếp cận, chẳng hạn như các vùng nông thôn rộng lớn.

Google cho biết trong một tuyên bố, dịch vụ Internet vệ tinh này sẽ được cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp của cả hai công ty từ nửa cuối năm 2021. Những thiết bị đầu cuối Starlink đầu tiên trong trung tâm dữ liệu của Google sẽ được đặt tại Ohio, Hoa Kỳ. Phần còn lại của các trung tâm dữ liệu sẽ được công bố trong những tháng tới.


Urs Hölzle, phó chủ tịch phụ trách cơ sở hạ tầng của Google Cloud cho biết: “Các ứng dụng và dịch vụ chạy trên đám mây có thể thay đổi đối với các tổ chức, cho dù chúng hoạt động trong môi trường nối mạng hay từ xa”. Giám đốc điều hành cũng đảm bảo rằng SpaceX sẽ giúp cung cấp "quyền truy cập linh hoạt, an toàn và nhanh chóng vào các ứng dụng và dịch vụ quan trọng mà khách hàng cần để thiết bị của họ luôn hoạt động”.

Đừng quên rằng vào năm 2015, Google đã đầu tư 900 triệu USD vào SpaceX. Điều này có thể giúp gã khổng lồ tiếp cận với công nghệ của công ty hàng không vũ trụ của Elon Musk trong tương lai.

Google và SpaceX liên minh chống lại Amazon

Liên minh Google và SpaceX này cũng củng cố vị thế của cả hai công ty trong cuộc cạnh tranh với các dịch vụ đám mây của Amazon, công ty của tỷ phú Jeff Bezos. Amazon hiện đang cung cấp dịch vụ lưu trữ trên đám mây AWS và cũng có kế hoạch phóng khoảng 3.000 vệ tinh lên quỹ đạo với dự án Kuiper để cung cấp Internet vệ tinh.

Hiện tại, SpaceX đã đưa 1.625 vệ tinh lên quỹ đạo, trong đó 1.550 vệ tinh đang hoạt động và cung cấp Internet vệ tinh thử nghiệm beta cho khách hàng ở nhiều nơi trên thế giới. Trên thực tế, bạn đã có thể yêu cầu dịch vụ Starlink ở Mexico. Trong khi đó, Amazon chỉ sắp ra mắt sản phẩm của riêng mình.

Tháng 10 năm ngoái, Microsoft cũng đạt được một thỏa thuận tương tự với SpaceX để kết nối đám mây Azure của họ với Starlink và sử dụng vệ tinh này để cung cấp các trung tâm dữ liệu di động trên toàn cầu.

Đòn mới của Đài Loan giáng vào tham vọng bán dẫn của Trung Quốc


Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), nhà máy đúc chip lớn nhất thế giới, đã gia nhập Liên minh Bán dẫn Mỹ (SIAC), một động thái có thể khiến Trung Quốc khó đạt được sự độc lập về chất bán dẫn khỏi các công nghệ của Mỹ.

SIAC bao gồm 65 công ty lớn trong chuỗi giá trị chất bán dẫn, đã công bố thành lập vào thứ 11/5 vừa qua. Các thành viên của SIAC là những tập đoàn công nghệ hàng đầu nước Mỹ như Apple, Microsoft, Google và Intel. Ngoài ra, họ cũng “kết nạp” một số đối thủ nặng ký của Châu Á và châu Âu như TSMC và MediaTek (Đài Loan), Samsung Electronics và SK Hynix (Hàn Quốc) và hay ASML (Hà Lan).

SIAC khẳng định sứ mệnh của tổ chức này “giúp thúc đẩy nền kinh tế, cơ sở hạ tầng quan trọng và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ bằng cách thúc đẩy sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn ở Mỹ”. SIAC kêu gọi các nhà lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ ủng hộ Đạo luật Chips for America, trong đó dự kiến Washington sẽ chi 50 tỷ USD để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của liên bang.

Mặc dù bề ngoài được tạo ra với mục đích vận động hành lang ở Mỹ, nhưng liên minh này cho thấy ảnh hưởng của Mỹ đối với chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu. Đây cũng là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực phát triển ngành công nghệ chip bán dẫn của Trung Quốc nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ.

Tham vọng tự cung tự cấp chip của Trung Quốc “tiếp tục đối mặt với những khó khăn do Mỹ tăng cường các nỗ lực nhằm phục hồi, bảo vệ chuỗi giá trị và công nghệ bán dẫn”, ông Alex Capri, nhà nghiên cứu tại Hinrich Foundation và là giảng viên tại Đại học Quốc gia Singapore, cho biết.

Việc TSMC tăng cường đầu tư và tham gia xây dựng các nhà máy sản xuất chip 5 nanomet (nm) và thậm chí 3nm ở Mỹ có thể gia tăng áp lực lên Bắc Kinh vì có vẻ như TSMC sẽ không sản xuất chip tiên tiến tại Trung Quốc. “Điều đóL sẽ khiến nhiệm vụ thúc đẩy lĩnh vực chip trong nước của Trung Quốc trở nên khó khăn hơn”, ông Capri nói.

TSMC đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Tháng trước, TSMC xác nhận sẽ đầu tư 2,9 tỷ USD để mở rộng nhà máy ở Nam Kinh, Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà máy này sử dụng công nghệ chip 28nm, khá lạc hậu so với với công nghệ của nhà máy TSMC ở Arizona (Mỹ).

Một số nhà bình luận Trung Quốc đổ lỗi cho TSMC vì đã cố bán phá giá các sản đời cũ ở Trung Quốc. Trong khi đó, một số chuyên gia trong ngành cho biết kế hoạch mở rộng Nam Kinh của TSMC sẽ tốt cho Trung Quốc, vì nhu cầu về các công nghệ đã lỗi thời đang rất mạnh mẽ.

Chính phủ Trung Quốc đã cẩn thận không công khai chỉ trích TSMC, mặc dù nhà sản xuất chip này đã hợp tác với Washington trong việc áp đặt các hạn chế công nghệ đối với các công ty Trung Quốc, từ gã khổng lồ điện thoại di động Huawei Technologies Co đến Tianjin Phytium - nhà thiết kế chip cho siêu máy tính của Trung Quốc.

Ông Stewart Randall, người đứng đầu bộ phận điện tử và phần mềm nhúng tại công ty tư vấn Intralink, cho rằng việc TSMC tham gia vào liên minh chất bán dẫn của Mỹ là "hợp lý". "Trung Quốc hoàn toàn không làm được như thế này, họ không có khả năng tập hợp được một liên minh rộng rãi các công ty trên khắp thế giới", ông khẳng định.

Ông Randall nhận định rằng liên minh mới có thể giúp Mỹ và các đồng minh “duy trì vị thế dẫn đầu trước Trung Quốc”.

NGUYỄN TƯỜNG TUẤN

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180