T.T. Trump & Mạng mới
T.T. Trump & Mạng mới
Tác giả: Nguyễn Tường Tuấn
TT Trump tung ra nền tảng kết nối mới sau nhiều tháng bị các mạng xã hội 'cấm vận'
Hôm 4/5, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã xuất hiện để ra mắt một nền tảng truyền thông mới. Sự kiện này diễn ra vài tháng sau khi ông bị Facebook, Twitter và các nền tảng mạng xã hội khác "cấm vận".
Nền tảng mới của cựu tổng tư lệnh Mỹ xuất hiện trên trang web cá nhân của ông Trump với địa chỉ www.donaldjtrump.com/desk. Nó bao gồm các bài đăng có dạng giống như trên các trang mạng xã hội từ cựu tổng thống và có thể được chia sẻ lại trên Facebook và Twitter.
|
Không rõ liệu trang web có được phát triển thành một trang web mạng xã hội chính thức hay không. Hiện tại, không thể tạo tài khoản người dùng mới hoặc trả lời bài đăng của Tổng thống Trump. Ông là người đăng bài duy nhất trên nền tảng này.
Trong bài đăng mới nhất, Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ cho biết: “Thật ấm lòng khi đọc các cuộc thăm dò mới về người ủng hộ nổi tiếng Liz Cheney của bang Wyoming tuyệt vời. [Chỉ số của] bà ấy quá thấp nên cơ hội duy nhất của bà ấy sẽ là nếu có rất nhiều người tranh cử chống lại bà ấy, hy vọng điều đó sẽ không xảy ra. Họ chưa bao giờ thích bà ấy nhiều, nhưng tôi khẳng định bà ấy sẽ không bao giờ tranh cử trong cuộc bầu cử ở Wyoming nữa!”.
Sau vụ một số phần tử quá khích đột nhập bất hợp pháp vào Điện Capitol của Mỹ hôm 6/1, Facebook và Twitter đã ra lệnh đình chỉ mọi hoạt động của Tổng thống Trump trên các nền tảng này - với lệnh cấm của Twitter có giá trị vô thời hạn. Hôm 5/5 (theo giờ Mỹ), ban giám sát của Facebook dự kiến sẽ đưa ra quyết định liệu có cho phép cựu tổng tư lệnh quay trở lại hay không.
Trong một bài đăng trên blog của công ty hồi tháng Giêng, phó chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu Nick Clegg của Facebook cho biết: “Phản ứng trước quyết định của chúng tôi cho thấy sự cân bằng mong manh mà các công ty tư nhân đang được yêu cầu phải tấn công vào. Một số người nói rằng Facebook lẽ ra đã cấm Tổng thống Trump từ lâu, và rằng bạo lực ở Điện Capitol tự nó là sản phẩm của mạng xã hội; những người khác thì cho rằng đó là sự phô trương quyền lực không thể lý giải nổi của công ty đối với các phát ngôn chính trị".
Trong một video được đăng vào ngày 6/1, Tổng thống Trump đã kêu gọi những người biểu tình nền "về nhà trong hòa bình" và nói rằng "chúng tôi yêu các bạn" cũng như "các bạn rất đặc biệt". Những lời này làm dấy lên lo ngại rằng, ông đang nói chuyện một cách trìu mến với những người đã đột nhập Điện Capitol, chứ không phải là với đám đông lớn hơn và ôn hòa hơn đã tham gia các cuộc biểu tình tại thời điểm đó.
Kể từ khi bị loại bỏ khỏi các nền tảng, Tổng thống Trump đã dùng đến cách thức gửi các tuyên bố qua email để bày tỏ sự ủng hộ cũng như đưa ra những lời chỉ trích đối với một số chính trị gia nhất định.
Hồi tháng Ba, một cựu cố vấn chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump là ông Corey Lewandowski cho biết, cựu tổng thống sẽ ra mắt một trang web mạng xã hội trong ba hoặc bốn tháng tới.
Trong cuộc phỏng vấn với Newsmax, ông nêu rõ: “Những gì chúng ta đã thấy từ Big Tech và văn hóa loại bỏ là, nếu bạn không đồng ý với triết lý của họ, họ sẽ loại bỏ bạn; và chúng ta sẽ có một nền tảng mà thông điệp của tổng thống về việc 'Ưu tiên Nước Mỹ' có thể được truyền tải tới mọi người và sẽ có cơ hội cho những người khác cân nhắc và giao tiếp bằng hình thức miễn phí mà không sợ bị trả thù hoặc bị loại bỏ".
TT Trump chúc mừng ứng cử viên đảng Cộng hòa được ông đề cử vào Hạ Viện
Cựu Tổng thống Trump đã ra tuyên bố chúc mừng bà Susan Wright – một nhà hoạt động lâu năm của đảng Cộng hòa – đồng thời là vợ của cố Dân biểu Texas – ông Ron Wright; sau khi bà dẫn đầu cuộc bầu cử đặc biệt tranh ghế Hạ viện tại khu vực số 6, Texas (Texas 06) vào ngày 1/5 vừa qua với 19% phiếu bầu, theo The Epoch Times đưa tin vào hôm thứ Hai (ngày 3/5 theo giờ Mỹ)
Cựu Tổng thống Trump đã ra tuyên bố chúc mừng bà Susan Wright – một nhà hoạt động lâu năm của đảng Cộng hòa – đồng thời là vợ của cố Dân biểu Texas – ông Ron Wright; sau khi bà dẫn đầu cuộc bầu cử đặc biệt tranh ghế Hạ viện tại khu vực số 6, Texas (Texas 06) vào ngày 1/5 vừa qua với 19% phiếu bầu, theo The Epoch Times đưa tin vào hôm thứ Hai (ngày 3/5 theo giờ Mỹ)
Ông Trump đã viết thư chúc mừng với nội dung như sau: “Chúc mừng bà Susan Wright về sự nổi lên tuyệt vời của bà [trong cuộc bầu cử] hôm qua, biến bà thành SỐ 1 và đảm bảo bà sẽ tham gia cuộc bầu cử [ghế Hạ viện] vòng hai với một ứng viên khác cũng thuộc Đảng Cộng hòa. Đảng Dân chủ vừa chấp nhận thua cuộc. Susan đã nổi lên sau khi tôi chứng thực cho bà ấy vào tuần trước. Người chồng tuyệt vời của bà [đang ở trên cao] nhìn xuống, và rất tự hào về bà!”.
Cũng theo The Epoch Times, kết thúc cuộc bầu cử đặc biệt diễn ra vào ngày 1/5, bà Susan Wright giành được 19% phiếu bầu. Một ứng viên khác cũng thuộc đảng Cộng hòa là ông Jake Ellzey dẫn vị trí thứ 2 với 14% phiếu bầu. Vị trí thứ 3 thuộc về dân biểu đảng Dân chủ là bà Jana Lynne Sanchez với 13% phiếu bầu. Tuy nhiên đến ngày 2/5, bà Sanchez đã chấp nhận thua cuộc. Như vậy, ghế Hạ viện tại khu vực số 6, Texas chắc chắn vẫn thuộc về Đảng Cộng hòa.
Trong tuyên bố của mình, ông Trump tiếp tục như sau: “Hãy giải thích cho đảng Dân chủ và RINOS rằng, lý do khu vực số 6, Texas hoàn toàn [loại] đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử vào tối thứ Bảy (ngày 1/5), là vì sự chứng thực của tôi về bà Susan Wright - người đã nổi lên vào tuần trước sau khi nhận được chứng thực này”.
“Đảng Dân chủ đã bị [loại], và bây giờ nó sẽ là một cuộc đua giữa 2 thành viên đảng Cộng hòa - một chiến thắng rất lớn. Tuy nhiên, sẽ rất tuyệt vời nếu các chuyên gia và phương tiện truyền thông tin giả sẽ nêu ra lý do thực sự cho chiến thắng chưa từng có này (Đảng Dân chủ chưa từng bị [loại] trước)”.
Hiện bà Wright và ông Jake Ellzey sẽ cạnh tranh trực tiếp trong cuộc bầu cử vòng hai đã được lên lịch diễn ra sau ngày 24/5.
Trước đó vào ngày 26/4, cựu Tổng thống Trump đã đưa ra tuyên bố ủng hộ bà Susan Wright. Ông Trump nhấn mạnh rằng, nhà hoạt động lâu năm của Đảng Cộng hòa này sẽ là người ủng hộ kiên định đối với an ninh biên giới, các vấn đề chống phá thai, Tu chính án thứ Hai và Hiến pháp Hoa Kỳ.
Trước cuộc bầu cử vào ngày 1/5, Đảng Dân chủ tỏ ra khá tự tin có thể lật được ghế Hạ viện tại khu vực số 6, Texas; bởi vì trong cuộc đua tổng thống 2020, ông Biden đã thắng cựu Tổng thống Trump tại khu vực này, mặc dù trước đó 4 năm ông Trump đã thắng bà Hillary Clinton với khoảng cách khá xa.
Thất bại của Đảng Dân chủ lần này là tín hiệu tốt cho Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, khi mà đảng này với đầu tàu là cựu Tổng thống Trump đang có tham vọng giành lại thế đa số tại cả Thượng viện và Hạ viện.
Thanh tra bầu cử tại Arizona: 'Arizona sẽ là quân domino đầu tiên sụp đổ'
Chủ tịch đảng Cộng hòa tiểu bang Arizona, Tiến sĩ Kelli Ward, đã nói với hãng tin Newsmax vào hôm thứ Bảy tuần trước rằng, cuộc thanh tra tại Arizona về kết quả cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 ở Hạt Maricopa sẽ được tiếp tục, bất chấp những thách thức từ đảng Dân chủ, và tiến trình thanh tra này sẽ có ý nghĩa mang tầm quốc gia.
Chủ tịch đảng Cộng hòa tiểu bang Arizona, Tiến sĩ Kelli Ward, đã nói với hãng tin Newsmax vào hôm thứ Bảy tuần trước rằng, cuộc thanh tra tại Arizona về kết quả cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 ở Hạt Maricopa sẽ được tiếp tục, bất chấp những thách thức từ đảng Dân chủ, và tiến trình thanh tra này sẽ có ý nghĩa mang tầm quốc gia.
Bà Kelli Ward đã nói trong chương trình “The Count” trên Newsmax TV rằng: “Đảng Dân chủ đã thua trước tòa án tiểu bang nên bây giờ họ đang thử bắt tay với chính quyền liên bang, và bây giờ chúng ta đều đã thấy rằng, chính quyền Biden hay bất kỳ ai điều hành đi nữa đều muốn liên bang hóa mọi thứ, nhưng chúng tôi ở tiểu bang Arizona tin vào Hiến pháp. Chúng tôi tin vào Tu chính án thứ 10. Chúng tôi tin tưởng vào các quyền của tiểu bang chúng tôi”.
Bà cũng nhấn mạnh rằng, cuộc thanh tra đang diễn ra “không phải là cuộc thanh tra của đảng Cộng hòa”, mà là cuộc thanh tra cho tiểu bang Arizona và cho đất nước, đồng thời cho biết, nó sẽ đóng vai trò như một tiền lệ trên toàn quốc.
Bà Ward nói: “Arizona là quân cờ Domino đầu tiên sẽ đổ xuống và sau đó, các tiểu bang khác cũng sẽ xem xét các bất thường của cuộc bầu cử, các điều đáng ngờ, các sai phạm và rồi, có khả năng là gian lận trắng trợn đã xảy ra ở tiểu bang của họ”.
Bà tiếp tục: “Chúng tôi muốn có được những quy định pháp lý tuyệt vời dựa trên thông tin khách quan được cung cấp bởi cuộc thanh tra này, và điều đó sẽ diễn ra với cơ quan lập pháp tiểu bang mà chúng tôi hiện có, đó là Hạ viện, Thượng viện và Thống đốc do đảng Cộng hòa kiểm soát, do vậy, chúng tôi có thể có được nền tảng lập pháp rất, rất mạnh mẽ để bảo vệ cho tính toàn vẹn của các bầu cử và khôi phục lại lòng tin của cử tri đối với tiểu bang của chúng tôi, chúng tôi hy vọng có thể [là người] mở đường cho cả quốc gia”.
Bà chủ tịch cũng nói thêm rằng, có “rất nhiều việc hài hước đã diễn ra trên đất” của tiểu bang Arizona, nơi mà Joe Biden đã giành chiến thắng trước Tổng thống Donald Trump.
Bà nói: “Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến”. “Có hàng chục nghìn người đã đến xem Tổng thống Trump và các thành viên trong chính quyền của ông ấy. Bất cứ khi nào họ xuất hiện tại tiểu bang tuyệt vời của chúng tôi. [Trong khi đó], ông Joe Biden và bà Kamala Harris đã xuất hiện cùng nhau nhưng không một ai đến xem. Do vậy, tôi có thể nói rằng, đã có rất nhiều điều bất thường ở đó. Đó là lý do tại sao mà những người của đảng Cộng hòa, đảng độc lập và thậm chí là một số người thuộc đảng Dân chủ có suy nghĩ, và cả tôi, đều hiểu rằng chúng ta cần phải xem xét lại cuộc bầu cử năm 2020. Chúng ta phải tìm hiểu điều gì đã xảy ra để chúng ta có thể tiến lên một cách mạnh mẽ, để cử tri [có thể] tin tưởng vào những gì chúng ta đang làm trong các quy trình của mình”.
Bà Ward nhấn mạnh rằng, những người theo đảng Cộng hòa cần phải đứng vững để duy trì sự vững mạnh của đảng Cộng hòa, cần phải đứng lên “vì những điều mà chúng ta tin tưởng, như đức tin, gia đình, tự do, chính phủ nhỏ, thuế thấp, trách nhiệm cá nhân tuân theo Hiến pháp Hoa Kỳ”.
Tối cao Pháp viện Mỹ từ chối lắng nghe khiếu nại về gian lận bầu cử ở Arizona
Hôm 3/5, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã bác bỏ đơn khiếu nại do một cư dân Arizona đệ trình. Người này đang tìm cách chứng minh cho các tuyên bố về gian lận bầu cử trong cuộc bầu cử ngày 3/11 ở tiểu bang của cô ấy.
Chín thẩm phán của Tối cao Pháp viện Mỹ đã bác bỏ đơn yêu cầu của cư dân Staci Burk thuộc hạt Pinal của tiểu bang Arizona mà không đưa ra thêm bình luận nào. Cô Burk đệ đơn yêu cầu này để tìm bằng chứng về gian lận bầu cử. Cô đã tìm cách tiếp cận các lá phiếu để chứng minh rằng một số trong số chúng không hợp lệ hoặc gian lận.
Đầu năm nay, Tòa án Tối cao Arizona đã đưa ra phán quyết đồng ý với một thẩm phán tòa án xét xử ở hạt Pinal rằng, cô Burk không có quyền khiếu nại về cuộc bầu cử. Lý do được đưa ra là cô ấy không phải là một cử tri đã đăng ký vào thời điểm cô ấy nộp đơn kiện của mình, theo yêu cầu trong các cuộc khiếu nại bầu cử của tiểu bang. Cả 2 tòa án cũng đồng ý rằng, nữ công dân đã đưa ra những luận điểm phản đối pháp lý của mình quá muộn, sau khi thời hạn đã quá hạn 5 ngày để nộp dạng đơn kiện như vậy.
Trong đơn kiện của mình, cô Burk khẳng định bản thân là một cử tri đủ tiêu chuẩn của Arizona, nhưng các quan chức tuyên bố, họ phát hiện ra cô ấy không đăng ký bỏ phiếu. Sau đó, cô Burk cho biết bản thân đã nhầm tưởng cụm từ "các cử tri đủ tiêu chuẩn" đơn giản mang nghĩa là những người đủ điều kiện để bỏ phiếu. Ngoài ra, đơn đăng ký cử tri của cô đã bị hủy bỏ vì nhân viên bầu cử không thể xác minh địa chỉ của cô.
Chánh án Robert Brutinel của Tòa án Tối cao Arizona viết: “Không có gì trước khi diễn ra phiên tòa để chỉ ra rằng, phía Kháng cáo đã kịp thời liên hệ với các cơ quan chức năng thích hợp để sửa chữa bất kỳ vấn đề nào với việc đăng ký cử tri của cô ấy. Một đơn khiếu nại bầu cử… không phải là phương tiện thích hợp để khôi phục đăng ký cử tri”.
Chánh án Brutinel cũng cho biết, cô Burk đã thừa nhận “rằng cô ấy đã biết trước cuộc bầu cử rằng cô ấy sẽ không thể bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử… Không có gì diễn ra trước phiên tòa để chỉ ra rằng, cô [Burk] đã kịp thời liên hệ với các cơ quan thích hợp để sửa chữa bất kỳ vấn đề nào với đăng ký cử tri của cô ấy”.
Trong đơn kiện lên Tối cao Pháp viện, cư dân Burk muốn có một phiên điều trần về câu hỏi liệu cô có phải là một “cử tri” hay không.
Trong khi đó, một cuộc kiểm toán do Thượng viện bang Arizona yêu cầu đối với gần 2,1 triệu lá phiếu ở Hạt Maricopa, Arizona, có thể kéo dài trong nhiều tuần, theo cựu bộ trưởng Nội vụ Arizona là ông Ken Bennett, nay phục trách làm liên lạc viên kiểm toán của Thượng viện Arizona.
Cuối tuần qua, ông Bennett tuyên bố "không có thời hạn" cụ thể cho cuộc kiểm toán và bổ sung rằng, Thượng viện Arizona đã được cấp phép cho các hoạt động kiểm toán của tiểu bang diễn ra theo khoảng thời gian mà các kiểm toán viên cần để thực hiện công việc.
|
Luật sư của TT Trump thách thức dân biểu Liz Cheney tranh luận về ‘gian lận bầu cử’
Jenna Ellis, nữ luật sư trong nhóm pháp lý của cựu TT Trump, đang thách thức Hạ nghị sĩ Liz Cheney tranh luận về tính liêm chính của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, theo Pjmedia.
|
Bà Cheney viết: “Bất kỳ ai tuyên bố về điều đó [cuộc bầu cử bị đánh cắp], thì đang truyền bá LỜI NÓI DỐI LỚN, quay lưng lại với nhà nước pháp quyền và đầu độc hệ thống dân chủ của chúng ta”.
Ngay sau đó, cô Ellis phản hồi bà Cheney bằng một tweet trong đó nói rằng “Các quan chức bầu cử ở ít nhất 6 bang đã vi phạm luật trong việc quản lý cuộc bầu cử năm 2020. Đó được gọi là gian lận”.
Trong tweet này cô Ellis cũng đã đưa ra một đề nghị với bà Cheney, rằng “Nếu bà có đủ can đảm để tranh luận với tôi về điều này, hãy cho biết thời gian và địa điểm”.
Nói với Pjmedia, luật sư Ellis cho biết: “Nhóm Pháp lý của Trump đã trình bày nhiều bằng chứng đầy đủ cho các cơ quan lập pháp ở sáu tiểu bang [để] cho thấy các quan chức tiểu bang đã vi phạm luật bầu cử như thế nào”.
Cô Ellis cũng cho hay, bà Cheney chưa từng tham gia vào bất kỳ phiên điều trần nào về gian lận bầu cử và cũng chưa từng liên hệ với nhóm pháp lý của TT Trump để tìm hiểu thông tin.
Nhóm bác sĩ Mỹ cảnh báo sự nguy hại của vắc xin COVID
Nhóm các bác sĩ tiền tuyến của Mỹ (AFLDS) đã đưa ra cảnh báo rằng các protein tăng đột biến do vắc xin Covid-19 có thể gây ra tổn thương thần kinh, bệnh tật ở trẻ em cũng như người lớn, và gây chảy máu bất thường vùng kín ở phụ nữ, theo Lifesite News.
|
Mục đích của báo cáo là nhằm “cung cấp thêm thông tin cho những người dân, chuyên gia y tế và các nhà hoạch định chính sách liên quan về các biến cố bất lợi, [và] các vấn đề khác sau tiêm chủng do ba loại vắc xin COVID-19 thử nghiệm hiện đang được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng khẩn cấp.
Trong báo cáo, AFLDS đã trình bày “một số loại mối quan tâm chính nhưng chưa được FDA hoặc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) giải quyết công khai”, khẳng định rằng việc các cơ quan quản lý này không “xem xét những điều này và ‘những ẩn số đã biết’ khác là một thiếu sót của nghiên cứu y học cơ bản”.
G7 tập trung thành lập liên minh chống Bắc Kinh
Sau khi bị gián đoạn bởi đại dịch COVID-19, các bộ trưởng ngoại giao của Nhóm G7 đã tổ chức cuộc họp trực tiếp đầu tiên tại Luân Đôn, Vương quốc Anh. Cuộc họp sẽ tập trung thảo luận cách đối phó với lập trường ngày càng cứng rắn của ĐCSTQ và thành lập một mặt trận chung.
Hãng tin AP đưa tin vào ngày 4/5, ngoại trưởng các nước Anh, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản đã tập trung tại London, Vương quốc Anh để có một cuộc gặp mặt trực tiếp kéo dài hai ngày. Cuộc họp sẽ thảo luận về những thách thức ngoại giao của Trung Quốc, Iran và Nga, cũng như cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Syria, và tình hình hỗn loạn ở Ethiopia và Afghanistan.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho rằng cuộc gặp này cho thấy chính sách ngoại giao G7 đã trở lại. G7 tin tưởng vào việc giữ cho thương mại tự do, mở cửa xã hội, bảo vệ nhân quyền và dân chủ, cũng như bảo vệ và thúc đẩy lợi ích công cộng.
Vào ngày 3/5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nói rằng mục tiêu của Mỹ không phải là cố gắng kiềm chế chính quyền Bắc Kinh, mà là duy trì trật tự quốc tế. Ông hứa sẽ hợp tác với Vương quốc Anh để gây áp lực lên chính quyền Bắc Kinh về việc ĐCSTQ đàn áp phong trào dân chủ Hồng Kông và “cuộc diệt chủng” người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Ngoại trưởng Anh cho rằng cánh cửa cải thiện quan hệ với Trung Quốc đang rộng mở, nhưng còn tùy thuộc vào cách hành xử của chính quyền Bắc Kinh.
Nhật Bản và Trung Quốc có quan hệ căng thẳng trong lịch sử, nhưng họ không đứng vào hàng ngũ các lệnh trừng phạt của châu Âu và Mỹ đối với chính quyền Bắc Kinh vì lo ngại ảnh hưởng quan hệ đối tác thương mại với Trung Quốc.
Ý luôn được coi là một trong những quốc gia thân thiện với Trung Quốc nhất ở châu Âu và nước này cũng đã ký sáng kiến “Vành đai và Con đường” với chính quyền Bắc Kinh vào năm 2019. Nhưng vào tháng 3 năm nay, Ý và Liên minh châu Âu cũng đã triệu tập đại sứ ĐCSTQ và bày tỏ lo ngại về tình hình của người Duy Ngô Nhĩ.
Khảo sát: Facebook là mạng xã hội kém tin cậy nhất trong giới trẻ
Chỉ 19% người trưởng thành dưới 30 tuổi cho biết, họ tin tưởng Facebook luôn làm điều đúng đắn trong toàn bộ hoặc hầu hết thời gian, trong khi Twitter nhận được mức độ tin tưởng gần như thấp nhất ở mức 21%. Chỉ 22% số người được hỏi tin tưởng vào việc truyền thông luôn hoặc hầu hết thời gian làm đúng.
Các kết quả khác từ cuộc khảo sát bao gồm:
49% số người được hỏi cho biết họ tin tưởng quân đội Hoa Kỳ sẽ làm điều đúng đắn trong toàn bộ hoặc hầu hết thời gian, trong khi 45% nói điều tương tự về cảnh sát.
Về Tối cao Pháp viện, 47% số người được hỏi thuộc giới trẻ tuổi cho biết họ tin tưởng tòa án tối cao sẽ làm điều đúng đắn trong toàn bộ hoặc hầu hết thời gian.
Wall Street là một trong những hãng truyền thông nhận được mức độ tin tưởng thấp, với 20% số người được hỏi nói rằng, họ tin tưởng tờ báo này làm điều đúng đắn trong toàn bộ hoặc hầu hết thời gian.
Tờ Washington Free Beacon chỉ ra rằng, cuộc thăm dò cho thấy có sự tin tưởng tương đối cao đối với quân đội và cảnh sát, ngược lại với nhận thức được đưa ra trên các phương tiện truyền thông.
Cuộc thăm dò của Harvard cũng cho thấy, giới trẻ ngày càng cảm thấy không thoải mái về các nền tảng truyền thông xã hội. Mặc dù những người được hỏi thừa nhận rằng, mạng xã hội có tác động tích cực đến khả năng "thể hiện tiếng nói chính trị" của họ, nhưng họ cũng cho biết nó có tác động tiêu cực đến nền dân chủ ở Hoa Kỳ, cũng như đối với sức khỏe tinh thần của họ.
Cuộc thăm dò cho thấy những người trẻ tuổi ủng hộ mạnh mẽ quy định lớn hơn về phát ngôn trực tuyến, với 68% nói rằng các nền tảng truyền thông xã hội nên xóa các tuyên bố gây hiểu lầm và 52% đồng ý rằng lệnh cấm của Twitter đối với cựu Tổng thống Donald Trump là một động thái cần thiết.
Ngoài ra, cuộc khảo sát đã đề cập đến mức độ trầm cảm của những người trẻ tuổi.
51% số người được hỏi cho biết, họ cảm thấy "buồn bã, chán nản hoặc tuyệt vọng" trong vài ngày qua, trong khi 68% "cảm thấy mệt mỏi hoặc đuối sức" và 28% nói rằng, họ đã nghĩ về việc tự làm tổn thương bản thân theo cách nào đó vài lần trong hai tuần qua.
Cuộc thăm dò này được thực hiện từ ngày 9/3 đến ngày 22/3 trên một mẫu 1.000 người trong độ tuổi từ 18 đến 29. Biên độ sai số là +/- 2,6% ở mức 95%.
Nguyễn Tường Tuấn
Nhận xét
Đăng nhận xét