TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 31
TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 31
Hoàng Trường Sa phụ trách
CÂU ĐỐI
1) Vế xuất về nói lái:
Tham nhũng sống trên thảm nhung (Khuyết danh)
2) Câu đối tự trào năm 42 tuổi (1982) của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu:
Lẻ bốn chục xuân xanh, nhìn sắc tóc mới hay mình có... BẠC!
Chẵn hai bàn tay trắng, thấy màu da đủ biết tớ ưa... VÀNG! (Hà Sĩ Phu)
Nguồn: Câu đối của những nhân vật định cư ở Hải ngoại
3) Vế xuất của LMTT:
Xuất: Con công ngắm con rùa, con cua thấy con rồng (LMTT)
Đối 1: Vợ quan hiếp vợ dân, vợ quân chửi vợ gian * (Việt Nhân)
Đối 2: Của quan hơn của dân, của quân không của gian ** (Việt Nhân)
(*) Vợ quân= vợ lính; vợ gian=vợ kẻ gian
(**) Của= Tài của, tài sản
4) Vế xuất về “hang Pắc Bó” của Việt Nhân:
Lưa thưa cọng cỏ suối Lê-Nin
Toang hoác thâm sâu hang Các-Mác (Việt Nhân)
5) Vế xuất về “Bác Hồ trong hang Pắc Bó” của Hoàng Trường Sa:
Cỏ rụng lòi hang nhìn thấy Bác
Mưa tuôn xối xả ngập đầu Người! (HTS)
6) Vế xuất của cụ Vương Hồng Sển:
Xuất: Hai quả núi vàng pha núm tuyết
Một khe hang ngọc nức mùi hương! (*) (Vương Hồng Sển)
Đối 1: Mối tình sân khấu nét thủy chung
Hai giọt lệ ngà do quá ... đã! (**) (Việt Nhân)
Đối 2: Vương-Hồng như Thị Thô-sắc Tuyết
Trầu cau Sa-Đéc tuyệt-Kim hương. (2N)
Đối 3: Sển ra khúc quãng tám Tuyết Hồng
Chung cuộc nguyên thành thị hương Kim (Nina)
Một hang sâu cạn nhức con tim! (***) (HTS)
(*) Nguồn:Vương Hồng Sển và những mối tình lận đận
(1) Nghĩa đen: Miêu tả cảnh núi và đỉnh có tuyết phủ, cùng khe suối.
(2) Nghĩa bóng về hoàn cảnh: Miêu tả ông Vương vừa được của cải vừa được vợ (tên) Tuyết. Ba người vợ của ông Vương là Trần Thị Thố, Dương Thị Tuyết và Nguyễn Kim Chung.
(3) Nghĩa bóng về tưởng tượng mông lung dí dỏm: (để các bạn tưởng tượng cho ... đã).
(***)“Một đèo, một đèo, lại một đèo” (thơ Nữ sĩ Hồ Xuân Hương).
7) Vài vế đối của Nina và 2N:
a) Xuất: Triết lí dăm câu cười Thế sự
Văn chương mấy chữ khóc Nhân tình. (Hà Sĩ Phu)
- Đối 1: Nam Kỳ hai lúa trĩu Đồng vàng
Lục Tỉnh đỗ mười tràn Lũ đỏ. (Nina)
- Đối 2: Kỳ Phu một đống độ Thâm nho
Dị Sĩ đỗ mười trình Lý luận. (Nina)
b) Xuất: Nhà văn Nhật Tiến bảo học tiếng Nhật là tiện nhất
Đối: Bọn cuội đánh trâu hù người đấu tranh rồi tránh đâu (Nina)
c) Xuất: Tâm không đầy như Tây không Đầm
(Khuyết danh)- Đối 1: Ông quá ngại với Ai quá ngọng (2N)
- Đối 2: Trụ già lóng giống Trọng già lú (Nina)
- Đối 3: Bác lê mao vác bao lê mác (Nina)
- Đối 4: Bác bảy Cà cưới bà bảy Các (2N)
- Đối 5: Dzịnh cái thẹp đập Dzẹp cái Thịnh (Nina)
- Đối 6: Mân cái thẹp ướt Mẹp cái thân (Nina)
- Đối 7: Cần cái thẹp kìm Kẹp cái Thần (Nina)
- Đối 8: Cân cái thẹp cắt Kẹp cái thân (Nina)
- Đối 9: Mần cái thẹp mọp Mẹp cái Thần..! (Nina)
d) Xuất: Thầy giáo tháo giầy, vấy đất vất đấy.
Thầy tu thù Tây, cạo đầu cầu đạo. *
- Đối 1: Bò đỏ bỏ đò, ghè chim chìm ghe.
- Đối 2: Cai dù cu dài, chiêu lời chơi liều. (Nina)
(*) Nguồn: Đào Viên Thi Các
8) Câu đối về Nguyễn Ngọc Ngạn & Tô Văn Lai của Lê Nam:
Xuất: Hai Ông Giáo rặt một phường Thương Nữ
Dăm Cô Đào chung một khúc Hậu Đình (*) (Lê Nam)
- Đối ứng “Con-Sông Trịnh Lều Bều..”:
a) Đối 1: Con-Sông Trịnh hằn bè đảng Phản Thùng
Đám phải-giống dấu Khóa vòng tay Lớn. (2N)
b) Đối 2: Một Ổ Cu tuyền màu xám Cặp dò
Bốn Ả Vẹm sậm gân lườn Mép Đỏ (Nina)
(*) "Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa"
Ảnh Hồ Bả chó Bắc Kinh từ DĐTC JMSS |
9) Vế xuất của “kụ” Cờ Bờ:
Xuất: Không có gì quý hơn độc lập và tự do (Cờ Bờ)
Đối 1: Đéo dân nào luôn bị bóc lột với khủng bố (Việt Nhân)
Đối 2: Chả có gì tệ hơn bị lừa và bị cướp (LMTT)
(*) Nói giùm ý của “kụ” Hồ Cờ Bờ.
10) Câu đối xuất về “nợ cứt” (*) của Hoàng Trường Sa:
Câu xuất: Sống với Bác Hồ cơm không có ăn, cứt mót không ra để nộp!
Ở cùng Cụ Diệm thịt cá no nê, ỉa cứt chẳng nhìn sợ thúi! (HTS)
Câu đối: Đi theo Việt Cộng sử sách đem đốt, một lời không được nói ra!
Học với Quốc Gia nhân nghĩa trau dồi, muôn ý tự do khai phóng! (Việt Nhân)
(*) PHIÊN CHỢ CỨT, NỢ CỨT, MỘT THỜI KHỦNG KHIẾP..
THƠ
ĐIỆP KHÚC HẬN THÁNG TƯ Tháng Tư đã về rồi đấy sao? Tháng Tư ầm ỹ khua chiêng trống Tháng Tư cờ máu mang liềm búa Tháng Tư đành giã từ võ khí Tháng Tư chấm dứt thời thơ mộng Tháng Tư uất hận mùa ly biệt Tháng Tư chúng về gieo tang tóc Tháng Tư hận mãi cùng năm tháng |
Tháng Tư gẫy súng, lòng tan nát Tháng Tư có kẻ thờ ma Cộng (1) Tháng Tư; có đứa quên thù bố (2) Tháng Tư chia tay cùng chiến hữu Tháng Tư chưa tắt niềm tin tưởng Tháng Tư; rồi sẽ có một ngày Hoàng Ngọc Khôi |
(2) Nhạc sĩ Phạm Tuyên, con Phạm Quỳnh đã sáng tác bài hát “Như Có Bác Trong Ngày Đại Thắng” ngày 30.4.1975.
Lê Thy đánh máy từ báo QUỐC GIA (Montreal-Canada) số 151-Quốc Hận 2020
TRONG TÙ NHỚ EM Đêm sao đêm cứ tối hoài Nhớ em thao thức suốt đêm Nhớ giọng nói nhớ tiếng cười Nhớ em hết đứng lại ngồi Nhớ khoé mắt nhớ môi hồng Em ơi đong nước biển Đông. Huy Vũ Trích Tuyển tập QUÊ HƯƠNG NIỀM ĐAU VÀ NỖI NHỚ |
TA CHẲNG VỀ CHI! Bạn hỏi ta sao chẳng trở về Ta nghe bạn tả, dạ nao nao Nhưng rồi nghĩ lại ta chẳng về Bạn trách bao người đã hồi hương
Bạn rủ ta về thăm phố phường Bạn bảo quê hương giờ thanh bình Lòng ta còn đâu mà du ngoạn | Bạn giục tội gì không về chơi Bạn nói về đi ăn đã đời! Bạn kể ta nghe rất mê hồn! Bạn khuyên lo sướng cho thân mình Bạn có thể vui thú nhởn nhơ? |
RĂNG O THƯƠNG HUẾ “Tui không được sinh ra ở Huế, Dư Thị Diễm Buồn Có một hôm tôi về thăm lại Huế Muốn ôm riệt vào lòng khu Thành Nội Trên đồi cao nhìn Cố Đô êm ả Thấp thoáng xa, bóng nam sinh Quốc Học | Xuôi Bến Ngự, giữa đêm sao lấp lánh Mưa Phú Lộc, mưa sa từ nguồn lệ Mỏi mắt tìm người xưa ơi, lỗi hẹn! Huế trong tôi với tâm tình chân thật Dư Thị Diễm Buồn |
NHẠC
Nhạc Văn Phụng
Nhạc sĩ Anh Thy (1943-1973) | Nhạc sĩ Hải quân
Dòng Nhạc Chiêu Hồi | Đài Phát Thanh Quân Đội VNCH
TIẾU LÂM
1) Bảng đỏ, sao vàng
Có một đảng viên chuyên hoạt động bí mật ở Sài Gòn trước năm 1975, được quần chúng lao động tin yêu, che chở. Sau ngày giải phóng, đảng viên nọ trở thành một lãnh đạo cấp cao. Ông ta không còn phải lẩn quất trong khu nhà ổ chuột của dân nghèo nữa, mà được ở trong toà biệt thự nguy nga của một “đại gia” đã di tản. Ông còn được cấp xe hơi bóng lộn và có hẳn tài xế riêng.
Bà con lối xóm thấy ông mỗi ngày một đổi thay. Người đảng viên gần dân và cần dân năm xưa đã biến thành một “ông lớn” thực thụ.
Cho tới một hôm, giữa bữa cơm chiều thịnh soạn, bé gái út 8 tuổi rụt rè hỏi ông:
"Ba nè, sao tụi bạn con toàn kêu ba là ông ‘Bảng đỏ, sao vàng’? Con hỏi, tụi nó chỉ nhe răng cười. Con từng nghe mấy chú trong hẻm cũng kêu ba như thế. Vậy là sao hả ba?"
Đang mải gặm đùi gà, ông bố đáp cho qua chuyện:
"Con không thấy các trụ sở cơ quan cách mạng đều treo bảng sơn đỏ, chữ vàng đó sao? Bà con kêu vậy, ý muốn nói ba là người cách mạng..."
Nhưng đến đêm, nằm vắt tay lên trán, ông đảng viên lâu năm nọ bỗng giật mình. Thì ra bốn chữ “Bảng đỏ, sao vàng” nói lái theo giọng Sài Gòn có nghĩa là... “Bỏ Đảng, sang giàu”.
Trần Khốt
Nguồn:Tiếu lâm chính trị (Việt Nam, năm 1980)- Trần Khốt
2) Hoa Hậu Ba Miền:
a- Bắt đầu từ thí sinh miền Bắc. Cô "lày lói" ngọng và tính tình hơi "nựu" đạn:
Tỉnh Hải Phòng có nò sản xuất
Cứ hàng lăm cả chục giai nhân
Em đây cũng muốn một nần
Thầy u cho phép để cùng chị em
Đại diện tỉnh ghi tên tham dự
Giải hoa hậu toàn xứ ba miền
Biết đâu số đỏ có duyên
Em thành hoa hậu khối tiền sẽ vô
Núc nuyện tập, tuy nhiều gian khổ
Nhưng quyết tâm em cố trau dồi
Cách đi, cách đứng, cách ngồi
Cách ăn, cách lói những nời thanh tao
Để đến núc đi vào chung kết
Giám khảo hỏi em biết trả nời
Em đây đẹp nhất trên đời
Văn hay, võ giỏi chẳng người lào hơn
Bên cạnh em mấy con á hậu
Thấy mà ghê vừa xấu vừa hôi
Khi lào bà bước nên ngôi
Bà đếch thèm ngó, đếch chơi, đếch chào
b- Tiếp đến là thí sinh miền Trung. Cô này nói giọng trò trẹ, cọ mạu ăn hàng, hay vị von mình vợi đồ ăn, thực uộng:
Ai ơi mà cọ đi mô
Đừng quên thăm việng cộ đô hựu tình
Người đẹp mà cạnh cụng xinh
Này sông, này nụi, này đình, này lăng
Dịp may chị cọ một lần
Thôi đừng nghị quận dừng chân vài ngày
Cọ cô gại Huệ ạo dài
Đầu đội nọn lạ vợi bài thơ hay
Tọc thề theo giọ tung bay
Mùi bụn bò Huệ thơm ngây ngật trời
Môi em thặm đọ tuyệt vời
Như mầu trại ợt trong nồi canh chua
Hàm răng tựa mại hiên chùa
Em thường đựng dượi che mưa mội ngày
Mặt to đen nhạnh thật hay
Một bên thì toẹt, bầy nhầy bên kia
Mụi thon nhọn tựa chiệc hia
Như bạnh quai vạt, ô kìa đôi tai
Bụp măng năm ngọn bàn tay
Giộng hai nại chuội me bầy trên mâm
Chân em chộ tịm, chộ bầm
Hai đòn giò thụ, thịt gân ê chề
Nhìn em ai cụng muộn mê
Ngoại hình nọng bọng chặng chê tị nào
Giạng người lịch thiệp thanh tao
Trò trẹ giọng nọi ngọt ngào cọ duyên
Cọ duyên mà chặng cọ tiền
Nên em quyệt chị đăng tên kỳ này
Dự thi hoa hậu năm nay
Biệt đâu sộ đọ cọ ngày vinh quang ...
c- Sau cùng là thí sinh miền Nam. Cô này thiệt thà ruột ngựa, nghĩ sao nói dzậy:
Nhà em ở kế chợ Bến Thành
Ngày ngày phụ má bán bánh canh
Sáng lo cha già, đầu đã bạc
Tối nuôi em nhỏ, tóc còn xanh
Áo rách hở vai mà thơm phức
Quần thủng lòi đít chẳng hôi tanh
Tuy không chưng diện, không mếch-kớp
Mà lắm người theo, lắm mấy anh
*
Hôm qua đi chợ gặp cô Ba
Ủa sao lúc này lạ quá ta !
Khi xưa dưới ruộng xí thấy mẹ
Bi giờ lên tỉnh đẹp quá cha
Mắt kẻ chì đen trông như quỷ
Mặt bôi phấn trắng dòm tưởng ma
Cô nói luyên thuyên vui miệng quá !
Cười nhe răng giả, trắng hơn ngà
*
Cô nói em ơi em biết hông
Nếu em mà sợ bị ế chồng
Thì phải chiều lòng phường trai tráng
Cũng nên thỏa mãn lũ đàn ông
Ăn chay, kiêng mỡ cho eo bụng
Đai-ết, cai thịt để hẹp hông
Kết quả mười ngày sau thấy rõ
Lúc đó lại lắm kẻ dòm trông
*
Nghe cô khuyên em rất đồng ý
Bèn bỏ tiền nhờ ông bác sĩ
Cắt mắt, bơm môi và thổi mông
Sửa mũi, nâng cằm rồi độn tí
Trước kia dòm kiếng thiếu tự tin
Bi chừ soi gương rất đắc chí
Kỳ này lậy trời làm hoa hậu
Em sẽ giầu sang và phú quý.
Mạc Văn Tín
3) Không có vấn đề
Một gã đàn ông hỏi một cô gái xinh đẹp bán hàng tại quầy bách hoá.
- Em ơi, anh muốn mua cho bạn gái của anh một đôi găng tay, nhưng anh không nhớ cỡ tay, làm thế nào bây giờ?
- Không có vấn đề gì. Tay em đây, anh cầm lấy và so đi, – nói đoạn cô gái bán hàng chìa bàn tay mình cho khách hàng xem.
Người khách hàng cầm tay cô gái một hồi lâu rồi lại nói:
- Anh còn muốn mua cho bạn gái của anh một cái nịt ngực và một chiếc quần lót… nhưng anh không nhớ cỡ có vấn đề gì không em.
Nguồn: Góc Giải Trí - Truyện Cười
4) Tổ tiên người Nhật
Có một nhà nghiên cứu nhân chủng học người Nhật đi tìm nguồn gốc tổ tiên của dân tộc mình.
Ông ta đã đi khắp thế giới để tìm kiếm nhưng vô vọng. Cuối cùng, ông trở về châu Á và đặt chân đến Việt Nam. Đến ga Huế, tình cờ ông nghe được 2 người dân địa phương trò chuyện với nhau:
- Mi đi ga ni?
- Ừ, tau đi ga ni. Mi đi ga mô?
- Ga tê. Tau đi ga tê.
- Ga tê ga chi?
- Ga Lăng Cô tề.
- Răng đông như ri?
- Ri mà đông chi!
- Mi ra ga mô?
- Ra ga Nam Ô.
- Khi mô mi đi?
- Chừ chứ khi mô.
- Mi lo đi đi.
- Ừ, tau đi nghe mi!
Nhận ra cách phát âm ngôn ngữ của người dân địa phương ở đây không khác gì tiếng Nhật ngày nay, nhà nghiên cứu người Nhật đã mừng rỡ reo lên:
- A! Đây chính là tổ tiên của người Nhật!
Mạc Văn Tín
5) Cha bây cũng chết!
Có cặp tình nhân trai gái trời tối rủ nhau ra bụi rậm tâm sự tỏ tình yêu đương da diết. Chàng nói: "Em mà không yêu anh, anh chết!". Nàng cũng tha thiết: "Anh mà không yêu em, em chết!". Nào ngờ, có một ông nọ bị táo bón, đang ngồi ị trong bụi gần đó, rặn mãi không ra, nghe cặp ni thỏ thẻ lâm ly, giận quá hét lên: "Tau ỉa không ra, cha bây cũng chết!".
Hoàng Trường Sa
(Kể lại chuyện nghe được hồi nhỏ)
Nhận xét
Đăng nhận xét