Đừng dùng chữ “Nó” như Phạm Minh Chính

Đừng dùng chữ “Nó” như Phạm Minh Chính

Chụp màn hình trang YouTube
 


Ngày 13 Tháng Năm 2022, một video clip bỗng trở nên “vai-rô” trên khắp các mạng xã hội. “Rõ ràng, sòng phẳng! Mẹ nó! Sợ gì!”. Phát biểu đầy “khí thế” của ông Phạm Minh Chính – Thủ tướng nhà nước Việt Nam cộng sản trước cuộc gặp gỡ Ngoại trưởng Antony Blinken – được phát ra  từ trang YouTube của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Mẹ nó!” là câu chửi thề “Con mẹ nó!”, hay “Mẹ nó, cái thằng Mỹ”?

Nếu là câu chửi đổng thì phạm lỗi ăn nói thô tục, còn nếu dùng “” để chỉ người thứ ba thì phạm lỗi dùng sai chữ. Ông Thủ tướng thuộc vào trường hợp nào? Bài viết này sẽ nêu lên một số nhận định về cách dùng chữ “”.

Phan Khôi viết về chữ “

Đoạn văn sau đây được trích trong bài “Phép Làm Văn-Bài Thứ II-Cách Đặt Đại Danh Từ” của chí sĩ Phan Khôi, đăng trên báo Phụ Nữ Tân Văn, số 73, ngày 9 Tháng Mười 1930, trang 13.

(Bắt đầu trích)

Chữ nó dùng xưng sự vật

Chữ , trước kia ta chỉ dùng xưng hạng người mà ta lấy làm khinh hèn, chớ không mấy khi dùng mà xưng sự vật. Vậy nên khi trong câu trên có danh từ chỉ về sự vật mà câu dưới muốn nhắc lại, thật là khó lòng quá. Như trên nói con bò, thì dưới phải nhắc là con bò ấy; trên nói cái tư tưởng gì đó, thì dưới phải nhắc lại cái tư tưởng ấy. Chữ mà lôi thôi như vậy thì văn không tài nào cho gọn cho hay được.

Gần đây có nhiều người dùng chữ nó mà chỉ về sự vật. Như mấy bài của ông Trần Trọng Kim đăng trong tập báo nầy cũng có dùng một vài lần; còn tôi thì tôi dùng luôn. Dùng như vậy, ban đầu thấy hơi lạ một chút, nhưng về sau quen đi, tiện lợi lắm. Tôi muốn nói, về ngôi thứ ba số một nên dùng chữ y, chữ va, chỉ về người, còn để riêng chữ  chuyên chỉ về sự vật. Như vậy, về sự vật sẽ có một đợi (đại) danh từ nhứt định; và về người dầu hạng người nào cũng khỏi bị kêu bằng tiếng , là tiếng nghe cộc cằn và có ý khinh bỉ quá. Trong sự tiện lợi lại có ngụ ý cái bình đẳng đôi chút.

(Hết trích)

Như thế, từ rất lâu, chữ “” đã được coi là cách gọi khinh bỉ, không nên dùng. Khi dùng “” cho sự vật, có lẽ các cụ Phan Khôi, Trần Trọng Kim đã nghĩ tới tiếng Anh hay tiếng Pháp chăng? Như chữ “it” tiếng Anh được dùng cho sự vật, thú vật. Con nít cũng là “it”, tới khi lớn mới chia ra he cho nam, she cho nữ.

Khi đề cập tới một nhóm, một tổ chức, một cơ quan, nhiều người dùng . Ví dụ: “Ngày hôm qua tôi đến sở xã hội nhưng nó đóng cửa vì dịch Covid”. Chữ “” thay cho “sở xã hội,” ngôi thứ ba số ít. Tuy nhiên, để nghe lịch sự hơn, nên thay “” bằng “họ”. Về nghĩa, “họ” đúng hơn, vì ám chỉ “những người làm việc trong sở”, chỉ có “họ” mới đóng cửa, nghỉ làm; chứ cái sở, “” không thể tự đóng cửa.

Nhiều bạn trẻ ngày nay thích dùng “” khi nhắc tới vợ, chồng, bạn bè,… dù biết họ tỏ sự thân mật với nhau nhưng không nên lạm dụng. Trường tiểu học, giờ tập làm văn, từng dạy tôi rằng: “Nó” là đại danh từ chỉ dùng cho con nít và thú vật.” Cho nên, gọi đứa nhỏ là “”, gọi con mèo là “”, thì được; nhưng gọi cô bồ hay anh bạn là “” thì không nên. Đại danh từ trong tiếng Việt vô cùng phong phú. Có vô số từ để chỉ ngôi thứ ba: “anh ấy, ông ấy, cô ấy,…” Nói nhanh thì thành “ảnh, ổng, cổ,...” Ngay khi nhắc tới người nhỏ tuổi hơn vẫn có thể nói một cách nhã nhặn: “cháu ấy, em ấy, nhỏ đó,…”

Thậm chí với thú nuôi trong nhà, người ta cũng tìm những cách gọi nghe thiệt êm tai: “em miu nhà tôi, chú cún của anh,…” Trong truyện Tấm Cám, chàng hoàng tử gọi con chim vàng anh nghe dịu nhỉu: “Vàng ảnh, vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo.” Và từ rất xa xưa, ca dao Việt đã nhân cách hóa loài vật và gọi chúng một cách thân mật và lịch sự: “Chú chuột đi chợ đường xa. Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo”.

Khi không biết là nam hay nữ, có thể dùng “y, hắn, va” như cụ Phan Khôi đã nhắc. Tuy nhiên, ngày nay, các đại danh từ này có thể nghe không thuận tai với một số người, ta nên cẩn thận khi dùng. Có người sẽ bảo: Không dùng “” mà dùng “thằng chả, con mẻ, ả ta,...” thì lịch sự nỗi gì? Thưa đúng, khi đã không ưa thì có nhiều cách gọi rất chi là… “phong phú”.

Chụp màn hình báo Miami Standard

Bốn trường hợp nên dùng “

Nên tránh “” nhưng “” vẫn có giá trị của “”. Đây là bốn trường hợp nên dùng “”.

Thứ nhất, với kẻ đáng khinh, đáng ghét.

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện có bài thơ Tôi Biết Nó, Thằng Nói Câu Nói Đó. Chỉ với bốn câu, ai cũng biết “” là kẻ nào.

    “Không có gì quý hơn độc lập tự do!”
    Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
    Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó.
    Việc nó làm, tội nó phạm ra sao.

Thứ hai, ngược lại thứ nhất, với người mình rất yêu. Khi đó, “” chứng tỏ mối quan hệ hết sức gần gũi giữa hai người. Truyện Bỏ Vợ của nhà văn Hồ Biểu Chánh viết như sau:

Hương thân Ðáng nói:

– Thưa bà, có việc gì bà sai cô Hai đây đi cũng được, bà đi làm chi cho nhọc lòng.
– Nó mắc con, nó đi đâu được mà đi. Phần thì nó khờ quá, nó hiểu việc gì đâu.

Cô Hai Hương là con ruột, nên bà mẹ gọi cô là “”, cách gọi thân thương của người Nam Bộ. Còn lại, trong suốt tất cả các tác phẩm của ông, Hồ Biểu Chánh luôn luôn dùng những cách xưng hô rất thuần hậu, nhã nhặn, như “ông chồng tui, cô Ba, bà Hội Đồng,…”

Thứ ba, để chỉ thú vật không… cưng. Nhà văn Stephen King có tác phẩm kinh dị It, kể về một con nhện thành tinh. Dịch tiếng Việt thành “”, nghe rùng rợn chứ?

Thứ tư, nhằm mô tả một thân phận đáng thương. Ví dụ tuyệt vời nhất là ca khúc  của nhạc sĩ Anh Bằng.

    Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ.
    Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo.
    Ngày nó sống kiếp lang thang,
    Ngẩn ngơ như chim xa đàn.
    Nghĩ mình tủi thân muôn vàn.
    Mẹ nó qua đời khi còn tấm nhỏ,
    Một chén cơm chiều nên lòng chưa no.
    Cuộc sống đói rách bơ vơ,
    Hỏi ai ai cho nương nhờ,
    Chuỗi ngày tăm tối vô bờ.

Chữ “” được lặp đi lặp lại nhiều lần, làm nổi rõ thân phận bọt bèo của một đứa nhỏ côi cút. Thế nhưng, xin chú ý tới câu hát tiếp theo:

    Đêm đêm nó ngủ, một manh chiếu rách co ro,
    Một thân côi cút không nhà.
    Thân em lá cỏ, bạn quen ai có đâu xa,
    Thằng Tư, con Tám hôm qua, trên phố lê la.


Chỉ đổi một chữ, “” thành “em”, nhạc sĩ đã bày tỏ tình thương yêu trìu mến như muốn giang tay ôm lấy mảnh đời bơ vơ nhỏ dại.

Tản mạn về “Nó”

So với tiếng Việt, đại danh từ trong tiếng Tàu khá đơn giản. Ngôi thứ nhất là “Ngã” tức “Ta”, ngôi thứ hai là “Nhĩ” tức “Ngươi” (“Ngộ” và “Nị” nếu phát âm giọng Quảng Đông).

Hãy nghe cách Lý Bạch xưng hô trong Tương Tiến Tửu. Bài thơ bắt đầu bằng chữ “quân”. “Quân” có nghĩa là vua (quân vương), chồng (phu quân), nhưng giữa đàn ông với nhau, “quân” được dùng để tỏ lòng cung kính. Vừa bắt đầu tiệc rượu, Lý Bạch dùng “quân” để tỏ ý cung kính với những người có mặt.

    Quân bất kiến
    Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai
    Bôn lưu đáo hải bất phục hồi.
    ___
    
    Bác chẳng thấy
    Sông Hoàng từ trời nước đổ xuôi
    Một mạch xuống biển không hề quay lui?

Giữa bài, Lý Tiên Sinh vẫn còn rất “lịch sự”, gọi họ Sầm là “ông thầy giáo Sầm”, họ Đan là “cậu học trò Đan Khâu”, và vẫn “quân” với mọi người khác.

    Hội tu nhất ẩm tam bách bôi
    Sầm phu tử, Đan Khâu sinh
    Tương tiến tửu
    Bôi mạc đình
    Dữ quân ca nhất khúc
    Thỉnh quân vị ngã trắc nhĩ thinh
    ___

    Gặp nhau, nên uống một lần ba trăm chén.
    Hỡi thầy Sầm, hỡi trò Đan Khâu,
    Rượu sắp mời rồi,
    Chớ ngừng chén.
    Vì các bác, ta hát một bài.
    Mời các bác, vì ta, nghiêng tai nghe.


Thế nhưng tới cuối bài thơ, chữ “quân” bị quăng phứt đi, và được thay bằng “nhĩ” (ngươi).

    Ngũ hoa mã
    Thiên kim cừu
    Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu
    Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu.
    ____

    Này ngựa năm xoáy,
    Này áo cừu ngàn vàng.
    Bảo trẻ con đi đổi rượu ngon.
    Cùng ngươi phá tan nỗi buồn muôn thuở.

Có thể giả thuyết rằng, Lý Bạch “nói thơ” từ khi tiệc bắt đầu. Rồi vài câu ở đây, mấy câu ở kia trong suốt bữa tiệc. Và tới khi túy lúy say rồi, “Túy Tiên” quên béng “phép tắc, lễ nghi”, lúc cao hứng lên, ai cũng thành “bồ tèo” hết!

***

Do sự đơn giản trong đại danh từ tiếng Hoa nên tôi được nghe một giai thoại thú vị:

Khi truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung vừa mới ra đời khoảng năm 1961, báo chí Sài Gòn chỉ nhận được theo hình thức feuilleton, tức là từng kỳ một, qua các tờ báo tiếng Hoa được gởi từ Hong Kong. Dịch giả Hàn Giang Nhạn đã dịch nhuyễn nhừ nhiều Truyện Chưởng Kim Dung nhưng vẫn có lúc bị chưng hửng. Đó là khi ông dịch Tiếu Ngạo Giang Hồ. Ở nửa đầu câu chuyện, nhân vật Nhạc Bất Quần được Kim Dung miêu tả như một đấng trượng phu quang minh chính đại, do đó, Hàn Giang Nhạn đã dành cho họ Nhạc đại danh từ rất cung kính: “Tiên sinh”.

Ảnh: Gamek

Thế nhưng, đùng một cái, sư phụ kính yêu của Lệnh Hồ Xung té ra lại là một thứ ngụy quân tử, xảo trá, gian ác hết nước nói. Lúc đó dịch giả mới ngắc ngứ, lỡ nâng lên hạng “tiên sinh” rồi, bây giờ làm sao sửa đây? Khó trách người dịch, bởi vì ngôi thứ ba trong chữ Tàu chỉ có một chữ là… “”!

Chữ Tàu: “” 她 chỉ người nữ, viết với bộ Nữ – “” 他 chỉ người nam, viết với bộ Nhân. Cả hai chữ này đều đọc theo âm Hán Việt là “Tha”, nên “tha nhân” 他人 có nghĩa “người ngoài, người khác”; trong Phật Giáo, có đức “Tha Tâm Thông” dạy ta nên biết “hiểu được lòng người khác”.

Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn nghe anh người Việt gốc Hoa nào đó nói như vầy: “Ông già vợ của tui đó hả? ‘Nó’ không có ở nhà”. Chuyện mua vui, nhưng qua đó thấy được sự phong phú của Việt ngữ.

***

Người miền Nam thường chê “ăn nói chỏng lỏn” cho những ai không biết “dạ, thưa” hay không biết xưng hô. Dùng chữ “” sai cũng tạo cho người nghe cảm giác “chỏng trơ”, “chỏng lỏn”. Vậy nên, ông bà ta mới dạy rằng: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”. Sẽ dịu dàng, dễ nghe hơn khi tránh dùng chữ “”. Tiếng Việt vốn phong phú, xin đừng làm nghèo “” đi.

Tái bút

Tưởng cũng nên viết thêm một chút cho chữ “” trong câu kết. Theo lý mà nói, “” thay cho “tiếng Việt” cũng… okay vì chỉ sự vật; nhưng về tình thì không ổn, nghe có vẻ coi thường. Khi gặp trường hợp như vậy phải đổi nguyên câu để tránh đi chữ “”.

Còn về ông thủ tướng, không muốn nhắc tới “” nữa, thiệt đúng là tức cười (vừa buồn cười, vừa tức mình).

Trịnh Bình An

Vietnamese Diplomats at D.C. Summit Caught on Video Laughing at Biden



Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025