Phạm Minh Chính tinh tướng, ngớ ngẩn hay là…?

Phạm Minh Chính
tinh tướng, ngớ ngẩn hay là…?


Ngoại giao cây tre và bầy khỉ đít đỏ chém gió - Hoạ sĩ BaBui

VietTuSaiGon

Đó là một tay rất thủ đoạn, có thể nói mọi động thái cho đến lúc này, là sự tiếp nối của một chuỗi, hay một kiểu thủ đoạn vặt mà các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hay lơ mơ nghĩ rằng dùng nó, mình sẽ phân hóa cái nội bộ đối phương. Mọi chỉ dấu “ngớ ngẩn” của lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam trong rất nhiều lần tiếp xúc với phương Tây, đặc biệt Mỹ, đều cho thấy điều này. Thế nhưng lần này thủ đoạn của Chính thâm, có phần thực dụng hơn.

Bởi đến lúc này, kể từ khi ông Nguyễn Minh Triết sang Mỹ để “phân hóa cái nội bộ Obama”, rồi đến các ông Phúc, Chính sang Mỹ đều có gì đó bất thường, ngớ ngẩn trong hành động, trong khi đó, nếu sang Trung Quốc hay các nước thuộc Châu Á, họ không hề ngớ ngẩn như vậy. Rõ ràng, sự tinh tướng, ngớ ngẩn có chủ ý.

Và đương nhiên, lần này Phạm Minh Chính có vẻ ngớ ngẩn bạo liệt hơn các lãnh đạo trước. Điều này có vẻ dễ hiểu, bởi nói gì thì nói, ngay lúc này, Mỹ cần có những mối quan hệ gắn kết hơn với Việt Nam và phía Việt Nam cũng cần có những quan hệ gắn kết hơn với Mỹ, Việt Nam và Mỹ không còn lựa chọn nào khác khi Trung Quốc đang âm mưu biến Thái Bình Dương thành sân nhà của họ và phá vỡ trục thế giới đang có. Trong khi đó, tiền đồn Việt Nam là hết sức cần thiết đối với Mỹ, ngược lại, chỉ có sức mạnh quân sự, kinh tài của Mỹ mới có thể giúp Việt Nam thay đổi được cục diện Biển Đông.

Thế nhưng tại sao chỉ có mỗi phía lãnh đạo Việt Nam tỏ ra “có vấn đề”? Bởi hiện tại, các lãnh đạo Việt Nam thừa biết rằng họ cần phải hợp tác với Mỹ, và Mỹ cũng cần Việt Nam làm đối tác lâu dài, thế nhưng lãnh đạo Cộng sản Việt Nam ngoài việc cần Mỹ hỗ trợ, họ còn cần cả sự duy trì lãnh đạo độc tài. Bởi Mỹ là quốc gia dân chủ, nếu dựa lưng vào Mỹ một cách vô tư thì không chóng cũng chầy, Việt Nam sẽ đến chỗ dân chủ, nhưng Việt Nam phát triển theo hướng dân chủ thì Cộng sản chui vào đâu để tồn tại? Đây là câu hỏi hóc búa, nó khiến cho nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam tuy hết sức cần Mỹ lúc này nhưng lại tỏ ra bất cần theo kiểu “sòng phẵng, sợ gì, mẹ nó!”. (Thử hỏi, nếu không sợ thì làm sao phải tự đặt câu hỏi “sợ gì?”, nếu vô tư, thì cần gì đặt ra mệnh đề “sòng phẵng”, vì chơi với Việt Nam, Mỹ phải tốn kém nhiều thứ hỗ trợ, thậm chí viện trợ?).

Và cái cách tỏ ra như bất cần, kì thực là đang giấu đi bên trong một thứ gì đó rất cần, rất muốn, thậm chí rất thèm. Nhưng nếu nói ra cái sự cần, muốn, thèm của mình thì lại rơi vào thế bị động. Thế nên cứ tỏ ra “sợ gì!”, bất cần. Và hơn nữa, cái ước mơ phân hóa cái nội bộ Obama của Nguyễn Minh Triết khi nói về nhà tù Guantanamo nổi tiếng của nước này nên đóng cửa hay không đóng cửa… hình như chẳng thể phân hóa được gì cái nội bộ văn phòng Tổng thống Mỹ, thì lần này, ông Chính chơi đòn thâm hơn ông Triết mấy bận.

Bởi Phạm Minh Chính thừa biết rằng cộng đồng người Việt ở Mỹ đang có những nghi kị nhau về “dân nằm vùng”, tức Cộng sản nằm vùng trong cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng như các quốc gia khác không hề nhỏ. Và điều này càng lúc càng thể hiện rõ qua những gương mặt chính trị Cộng sản tại Mỹ cũng như qua những cuộc đối thoại, thậm chí đối đầu giữa một số nhóm người Việt với nhau mà nguyên nhân chính là nghi kị, thậm chí không chấp nhận nhau bởi khác nhau về quan điểm, đường hướng chính trị… Giờ, Phạm Minh Chính, một đương kim Thủ tướng Việt Nam lại tuyên bố rằng “Thành công của người Việt nam tại Mỹ cũng là thành công của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam và giá trị Việt Nam”. Nói như vậy có khác nào đưa ra thông điệp rằng trong hệ thống, cộng đồng người Việt ở Mỹ có người của đảng Cộng sản cài cắm và mọi chính sách của đảng dành cho cộng đồng cài cắm này thông qua quan hệ ngoại giao - đối ngoại?

Đương nhiên, trong tình thế hiện tại, rõ ràng là Phạm Minh Chính đã gieo rắc vào cộng đồng người Việt ở Mỹ một sự nghi kị, và có thể không rõ ràng nhưng mọi sự đoán già đoán non, mọi sự chụp mũ hoặc giả mọi đích ngắm giữa người Việt với người Việt ở Mỹ nói riêng và người Việt hải ngoại nói chung sẽ càng ngày càng nặng nề nếu người ta để ý lời ông Chính. Một kiểu nói bâng quơ, có vẻ như ngờ nghệch nhưng kì thực có chủ ý “phân hóa cái nội bộ” của cộng đồng Việt tại Mỹ. Việc nó phân hóa đến đâu thì chưa biết, không phải là nói bâng quơ.

Thêm nữa, ông Chính tỏ ra tinh tướng, rất chi là “Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu” trong các tiếp xúc, thăm hỏi. Nhất là cách ông đọc diễn văn xong lại nhấn mạnh một số từ trong diễn văn kiểu như đang giảng dạy cho học sinh, trong khi đó, cử tọa là các lãnh đạo trong khối ASEAN và Mỹ. Rõ ràng ở đây có sự cố ý, tỏ ra “tao là quan thầy của bọn bay”, hay tao cũng là lãnh đạo, mà đã là lãnh đạo với nhau thì “sòng phẵng, sợ gì, mẹ nó!”. Một kiểu hành xử rất đỗi phổi bò nhưng lại vô cùng lợi hại, bởi hầu hết, trong lịch sử Thanh Hóa, các đời vua Lê, đặc biệt là Lê Thái Tổ rất tinh tướng, phổi bò và giang hồ, chính tố chất này giúp cho Lê Lợi, kẻ vừa xắt thịt chó vừa bốc ăn rồi bàn việc nước một bước lên làm vua. Và không riêng gì Lê Lợi mà hầu hết những người từng ngồi ghế lãnh đạo gốc Thanh Hóa đều có chung tính cách này.

Đặc biệt, khi đứng trước một tập thể để nghe thuyết trình, Phạm Minh Chính còn tỏ ra tinh tướng hơn với tư thế đứng dạng chân, trong trường hợp khác, khi ra đường thì cởi nút áo vest và khi ngồi thì lại cài nút áo vest. Tôi không nghĩ Chính ngu, không biết hoặc ngờ nghệch mà đây là một kiểu phá bỉnh, cũng giống như Tô Lâm phá bỉnh bằng cú đớp bò dát vàng trên mũi kiếm, Nguyễn Xuân Phúc phá bỉnh cú cày đồng đầu năm bằng con trâu vằn vện hổ báo, và giờ Chính ra quốc tế với thế đứng dạng chân, với kiểu cài và cởi nút áo vest ngược với mọi người, nói năng bổ bã. Nhưng, phá bỉnh như vậy để được gì?

Cũng khó hiểu mà cũng dể hiểu. Khó hiểu bởi giữa thế kỉ công nghệ, việc tiếp cận các nghi thức quốc tế để học hỏi, hành xử không phải khó, thế mà ban khánh tiết của Thủ tướng đã làm gì với sếp của họ, để ông Thủ tướng Chính trở nên thô lậu đến vậy? Nhưng, cũng dễ hiểu bởi thế giới văn minh vốn sợ những thằng cù lần, thế giới nhân văn luôn ngại thằng liều, thế giới tiến bộ vốn ngán ngẫm thằng man rợ. Khi thương lượng hay hợp tác với những thằng dưới vế, những thằng man rợ, chẳng có cách gì khác là chấp nhận thứ văn hóa rừng rú của nó để đi đến một thỏa thuận nào đó, hoặc giả phải dỗ ngọt nó, phải cho nó ăn để đảm bảo rằng nó không nổi khùng mà hành xử thô lỗ làm hư bột hư đường… Rõ ràng ở đây Phạm Minh Chính đã chọn tư thế của một kẻ thô lỗ. Nhưng sự thô lỗ này lại có lợi cho phép ngoại giao của Chính.

Đương nhiên, đứng trên bình diện quốc gia để nhận xét các hành xử của Phạm Minh Chính thì chỉ có thể nói rằng chẳng biết giấu mặt vào đâu. Nhưng đứng trên bình diện chính trị, bình diện bảo vệ chế độ độc tài và mang cái lợi về cho chế độ, thì cách hành xử của Phạm Minh Chính cùng tập thể đi cùng với ông ta lại rất hữu ích. Nó hữu ích bởi nó ngầm đưa ra thông điệp với thế giới văn minh về khả năng lỗ mãng và chơi liều của đảng Cộng sản Việt Nam. Mà hơn bao giờ hết, lúc này, thế giới văn minh đã quá ngán ngẫm những thằng thô lỗ, chơi liều. Nên họ biết họ phải làm gì. Rõ ràng, Chính và bầu đoàn của ông ta biết đối tác đang làm gì với kiểu hành xử của mình.

Nhưng, đây là cách chơi vì chế độ, vì sự tồn vong của đảng Cộng sản và có phần bỏ mặt danh dự quốc gia. Và đương nhiên, nó hoàn toàn không phải ngẫu nhiên!

VietTuSaiGon

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025