Nền giáo dục hằng năm nỗi ám ảnh của các phụ huynh học sinh



  Nền giáo dục hằng năm
nỗi ám ảnh của các phụ huynh học sinh

Tác giả: Cánh Dù Lộng Gió


Phải nói là chưa một quốc gia nào lại có một nền giáo dục như nền giáo dục của nhà nước xhcnVN.

Thà rằng bán công hay tư thục cho cam,   đằng này trường công hệ nhà nước phải lo từ A-Z nhưng lúc nào phụ huynh cũng phải đóng hết tiền này đến tiền kia,  nhìn giấy báo đầu năm là chóng mặt,   hết tiền xây dựng,  tiền mua sách vở mới,   tiền mua sắm áo quần đồng bộ,   tiền mua nước sạch để uống,   tiền giữ xe,   tiền phụ huynh góp quỹ v.v...

Tất cả phụ huynh phải còng lưng đóng cho bằng hết đầu năm khi bắt đầu nhập học,   còn không có thì cứ ở nhà không khiếu nại.

Ít nhất đóng xong các khoản cũng phải 3-4 triệu,  như thế đã xong đâu,  thỉnh thoảng cô giáo lại phát động chiến dịch bông hoa nhỏ,   góp lon bia hay nước ngọt mỗi em 10 lon hay 10 ngàn tiền quỹ trong lớp mình học,   ngày phụ nữ,  ngày nhà giáo,   các phụ huynh cũng phải lăng xăng kiếm tiền mua quà biếu thầy cô chưa kể quà tết.

Đủ thứ chồng chất lên lưng phụ huynh khiến mọi người có con đi học oằn xương sống,   nhưng với người nghèo mà ráng cho con đi học kiếm cái chữ thì còn vất vả và nhiêu khê hơn nhiều,   quần quật suốt ngày gấp đôi để có tiền cho con theo học.

VN bây giờ nhà xa trường học hay gần cũng vậy,   nạn bắt cóc con nít dấy lên,  hơn nữa xe cộ bây giờ như nêm nên trẻ em đi học phải có người chở trừ khi các em nhà ở sát gần trường học,   sáng đưa đi,   trưa đón về,  hay trưa chở đi,   chiều muộn chở về,   mỗi phụ huynh đã gần hết nửa ngày,  còn lại nửa ngày làm sao phải lo cho đủ tiền để đóng học phí cho nhà trường là cả một vấn đề.

Trẻ em như tôi ngày xưa đi học tiểu học chỉ có cái áo thung và cái quần ngắn và 2 cuốn vở là đến trường,    chia ra nửa trên một môn,  nửa dưới một môn là đủ,    bây giờ trẻ em trên lừng đứa nào cũng nguyên một ba lô nặng trĩu đủ mọi thứ sách vở trong đó,   người lợn đeo còn cảm thấy năng,    nhiều đứa học mới có lớp bốn mà lưng gù mắt cận hết độ kính đeo.

Năm nào cũng phải mua sách mới do bộ giáo dục soạn,   sách cũ của Anh Chị để lại coi như chỉ bán giấy vụn gói hàng mà thôi không cho xài lại.   Đó là chiêu trò đổi mới và cải cách giáo dục.

Cải cách làm sao để noi gương cái lão gián điệp người tàu thiếu tá bát lộ quân hồ quang núp dưới danh nghĩa hcm viết cả ngày chưa được một chữ còn sai chính tả thí dụ như từ ký hiệu thành :"Kí Hiệu" hay tên con gái từ Thúy ra từ :"Thúi" v.v...

Mỗi năm đều đổi mới đều cải cách,   giá cả sách vở mỗi năm đều tăng cao mà học sinh học đến cấp ba khi viết một bài văn còn sai rất nhiều chính tả thì càng đổi mới càng cải cách càng sai chính tả chỉ chết cái lưng còng của phụ huynh học sinh nai lưng ra mà đóng tiền..

Tiên đường xhcn là như thế đấy,  xưa kia các trường công lập do chính phủ VNCH quản lý mọi cái đều miễn phí,  trừ quần áo ra.  Bây giờ các trường công của nhà nước xhcn phải lo toàn bộ không sót khoản nào.

Vì thế các du học sinh VN qua các nước tư bản họ không quay lưng trở lại VN là như thế,   học thành tài quá tốn kém về VN làm việc tiền lương ba cọc ba đồng làm sao giúp đỡ bố mẹ trả nợ khi còn đi học.

Thầy cô thì phải làm gương sáng cho học sinh noi theo,   nhưng sống trong thiên đường xhcn,   thầy thì bá vai bá cổ học sinh đi nhậu hay đi hát Karaoke,    cô thì yêu học trò,   nếu cấp trên khều đi tiếp khách cô giáo cũng trở thành tiếp viên ngồi phục vụ bia rượu cho lãnh đạo tức thì.    Thế thì làm sao học sinh nể phục và noi gương thầy cô cho được,   toàn là gương xấu,  ra ngoài lớp tụi nó còn đánh nhau với thầy,  còn chọc ghẹo tán tỉnh cô giáo thì lấy đâu ra ngôi thứ thầy cô với trò như xưa kia thời VNCH cũ.   Đúng là thời đại hcm 100 năm trồng người nhưng mới chưa được một nửa mà bây giờ mọi cái đã đạt chỉ tiêu của hcm ra 100% rồi.

Ngày 27/05/2022.

Cánh Dù Lộng Gió



Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025