Đọc Và Suy Ngẫm: Tô Lâm Tự Làm Hay Có Thế Lực Nào Đứng Sau?
Tuy vậy ngôi vị tổng bí thư mà Tô Lâm đang nắm giữ chưa có gì làm bảo đảm bởi chung quanh Tô Lâm, những đồng chí đối thủ cạnh tranh quyền lực bị Tô Lâm đánh bại với chiêu bài chống tham nhũng làm trong sạch bộ máy đảng cầm quyền.
Những đồng chí này của Tô Lâm không chỉ chưa khuất phục mà còn ủ mưu lật đổ Tô Lâm cướp quyền lãnh đạo đảng, nhà nước. Chúng công khai lũ lượt kéo nhau sang Tàu triều kiến quan thầy Bắc Kinh, thúc đẩy hỗ trợ phương tiện lật đổ ngôi vị tổng bí thư của Tô Lâm trong kỳ đại đảng lần thứ XIV sẽ diễn ra năm 2026.
Con đường loại trừ đối thủ cạnh tranh bảo vệ ngôi vị tổng bí thư trong đại hội 14 đầu năm 2026 của Tô Lâm vẫn đang tiếp diễn, có nhiều nhóm chính trị trong nội bộ đảng tranh giành. Các đối thủ bị Tô Lâm sử dụng chiêu bài chống tham nhũng tiêu cực đánh bại, nguyên là chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội vẫn còn là mối đe dọa đến sinh mệnh chính trị của Tô Lâm và phe nhóm của Tô Lâm, bởi trong chế độ độc tài cộng sản, dù độc đảng độc quyền lãnh đạo bộ máy cai trị nhưng trong đảng có nhiều phe.
Cụ thể là mỗi ông bà lãnh đạo tứ trụ trong triều đình nhà sản đều có tay chân thân tín, bộ sậu kết nối nhiều phe phái, nhiều nhóm, nhiều lực lượng phía sau. Nói theo ngôn ngữ nhà sản, là các ông bà tứ trụ triều đình nhà sản đều có sân sau và cho dù họ rời ghế, bị đồng chí đánh bật khỏi quyền lực tứ trụ, họ vẫn còn những kết nối, vẫn còn khả năng kết nối tạo thanh thế lật đổ vị trí lãnh đạo của Tô Lâm và đánh tan phe nhóm của Tô Lâm.
Nhất là những ông bà nguyên là lẫn đang là lãnh đạo tứ trụ triều đình nhà sản lại được tình báo Tàu, tay sai Tàu và quan thầy Tàu chống lưng cung cấp phương tiện lẫn điều kiện chống lại phe Tô Lâm, âm mưu lật đổ Tô Lâm thì sinh mạng chính trị của Tô Lâm như ngàn cân treo sợi tóc.
Trước nguy cơ bị phe tay sai Tàu, chính xác là tình báo Tàu, có cả lãnh đạo chính phủ Tàu Tập hất khỏi chiếc ghế tổng bí thư đe dọa mạng sống cá nhân, dòng tộc và phe cánh Hưng Yên khá cao. Tô Lâm đã có hành động đối phó cụ thể như sau:
1-Một là Tô Lâm sử dụng chiêu bài tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế hệ thống chính trị để kết thúc hoạt động của ban cán sự đảng, chính phủ, lập ra đảng bộ trong bộ máy đảng, chính phủ mà chức năng, nhiệm vụ của ban cán sự đảng (cũ) với đảng bộ (mới) không khác, chỉ khác nhau ở cái tên và nhân sự do bộ chính trị chỉ định. Thế thì việc kết thúc hoạt động của ban cán sự đảng, lập ra đảng bộ với nhân sự do bộ chính trị chỉ định và trực tiếp chỉ đạo, thì đó chính là cách thu tóm quyền lực chính trị của Tô Lâm.
Ngoài ra tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế hệ thống chính trị bằng cách sáp nhập các bộ có nhiều tên tay sai Tàu, tình báo Tàu cài cắm trong đó như truyền thông báo chí, ban tuyên giáo trung ương, ban tôn giáo, hội đồng lý luận trung ương, đó là cách Tô Lâm loại bỏ nhân sự không thuộc phe cánh của Tô Lâm và đưa phe cánh mình vào nhằm thu tóm quyền lực về một mối.
2-Hai là Tô Lâm tái sử dụng chiêu bài chống tham nhũng, không có vùng cấm của Nguyễn Phú Trọng để nhổ tận gốc các đồng chí đe dọa sinh mạng chính trị của Tô Lâm và phe Tô Lâm.
Ý đồ nhổ cỏ tận gốc của Tô Lâm thể hiện qua việc bộ chính trị, ban bí thư đem các đồng chí nguyên là tứ trụ triều đình nhà sản bị buộc phải xin thôi chức về hươu trước đây ra kỷ luật cảnh cáo.
Không khó để thấy việc Tô Lâm đưa tứ trụ về hưu ra kỷ luật cảnh cáo là chưa có tiền lệ. Kỷ luật cảnh cáo rất gần với việc cách hết mọi chức vụ, khai trừ ra khỏi đảng để tiến tới khởi tố truy tố ra tòa, là quy trình thanh toán đồng chí của những tên gọi nhau là đồng chí trong đảng cộng sản Việt Nam.
Mục đích thi hành kỷ luật cảnh cáo tứ trụ của Tô Lâm là răn đe các phe nhóm có khả năng đe dọa đến chiếc ghế tổng bí thư năm 2026. Các nhóm mà Tô Lâm muốn nhắm tới là nhóm miền Trung của Nguyễn Xuân Phúc, nhóm Quảng Ninh của Phạm Minh Chính, nhóm Nghệ An Hà Tĩnh của Vương Đình Huệ, Trần Cẩm Tú, Phan Đình Trạc.
Thực hiện kế hoạch bảo vệ chiếc ghế tổng bí thư đảng trong kỳ đại hội đảng lần thứ XIV diễn ra năm 2026 của Tô Lâm và phe cánh Tô Lâm. Với chiêu bài cách mạng tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế hệ thống chính trị và đưa tứ trụ về hươu ra xem xét kỷ luật cảnh cáo mang tính răn đe, là cách loại trừ các đối thủ chính trị khá kín kẻ, tinh ma.
Thế kế hoạch tranh giành quyền lực tổng bí thư và bảo vệ ngôi vị tổng bí thư đang tiến hành, có phải do trí tuệ Tô Lâm tự nghĩ ra hay do ban tham mưu bản lãnh giấu mặt soạn thảo giúp Tô Lâm tự chuyển biến, tự chuyển hóa độc tài sang dân chủ?
Nhận xét
Đăng nhận xét