Thêm một côn đồ cao tuổi” – tấn công công an bằng … lông dái: bàn về tính dữ và tục của người Bắc

 

Thêm một côn đồ cao tuổi” –
Tấn công công an bằng … lông dái: 
Bàn về tính dữ và tục của người Bắc

Hình ảnh cắt từ video clip

Ba Sàm

Vụ việc không rõ xảy ra khi nào, ở đâu, nhưng được lan truyền nhanh trên mạng từ hôm qua, 8/8.

Nếu như vụ trước, cách đây mươi ngày, là một “côn đồ cao tuổi” rất mạnh mẽ đánh công an chảy máu đầu, thì “côn đồ 90 tuổi” này lại mạnh mẽ theo một cách khác, không chỉ vung mũ cối, mà còn lăng nhục công an bằng trò thô bỉ chưa từng thấy trong xã hội. Phải đưa vào tựa bài một từ nhạy cảm và tục như vậy mới diễn tả hết diễn biến qua video.

Phải chăng vụ trước cho tới nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm, rõ ràng, nên phần nào dẫn tới những hiện tượng như vụ việc này (mà hôm nay vẫn không thấy thông tin cơ quan chức năng xử lý ra sao, còn một đôi báo đưa tin cũng chỉ dựa vào đoạn clip trên mạng).

Ngoài ra, có một điều cũng phải nói thêm cho phân minh. Từ lâu, người dân bị nhiều chuyện oan ức liên quan cách hành xử và đạo đức của cán bộ công an, nên có những tình huống đụng tới ngành này, đôi khi họ không kìm chế nổi, phản ứng thiếu tỉnh táo. Nhưng trong hai vụ việc nói trên, đối tượng vi phạm có vẻ không thuộc diện từng bị “oan ức”, mà có thể là ngược lại, họ cậy thần cậy thế. Còn phía công an, bên cạnh rất nhiều hiện tượng xấu, thì cũng nhiều chiến sĩ “công an … nhưng mà tốt”. Trường hợp gần đây của cựu Thiếu tá Trịnh Văn Khoa, ở Hải Phòng, là một điển hình.

Tuy nhiên, bài này chỉ lấy hai vụ việc trên để lạm bàn về một chủ đề có vẻ như “húy kỵ”, ít thấy được đem ra mổ xẻ. Đó là những căn tính xấu của người Việt, đặc biệt người Bắc. Ở đây, tạm nói tới hai thứ tính được thể hiện ở hai cụ ông, là DỮ và TỤC.

Lại Thêm Một Cụ Ông Vô Ý Thức Chửi Đánh Công A.n Làm Nhiệm Vụ Trực Chốt|MKCS - YouTube

Tôi đã từngviết về tính xấu hung tợn nói chung của người Việt, nhưng chưa có sự so sánh vùng miền. Là người dân đất Bắc, quê lại miền Trung, nhưng được sống nhiều trong Nam, tôi có điều kiện để nhìn nhận, so sánh và tìm cách lý giải cho sự khác nhau giữa các vùng miền.

Người Bắc rất dễ gây sự đánh nhau, còn người Nam thì thường bị chuyện đó trong các cuộc nhậu hơn. Với người miền Trung, tạm chia ra hai vùng sau 1954, hai chế độ, tính nết người dân cũng phần nào được phân biệt theo sự phân chia đó.

Về thói nói tục chửi bậy, có khác biệt hai miền rõ hơn nhiều. Những năm đi sơ tán ở nông thôn miền Bắc, tôi được chứng kiến nhiều màn chửi đổng liên tu bất tận của các bà, ngày này qua ngày khác, có khi chỉ vì mất quả trứng gà, nghi cho hàng xóm. Ngôn từ vô cùng phong phú, đỉnh cao có lẽ là … “cả lò nhà máy liếm khí đ. máu l. bà”, hay “đồ mất tông mất giống nhổ lông l. bà“. Nhiều khi chỉ nói chuyện bình thường thôi, nhưng đàn ông rất hay đệm từ ngữ tục tĩu, mà lạ là ở thủ đô có vẻ lại nặng hơn.

Tại sao có sự khác biệt đó?

Tôi cho là ở miền Bắc, do đời sống thổ nhưỡng quá khắc nghiệt, thiên tai địch họa triền miên làm cho tâm lý người dân mất đi nhiều cái tính rộng lượng. Riêng địch họa, phải chiến đấu, rồi chiến thắng cũng đem tới cho người ta bản tính dễ xung đột, hiếu thắng, càng về giai đoạn gần đây càng rõ hơn “nhờ” sức tuyên truyền của nhà nước.

Cũng “nhờ” nhà nước, mà cuộc sống trong chiến tranh, thời bao cấp ở miền Bắc khắc nghiệt hơn trong Nam rất nhiều. Người ta cảm nhận được ít nhiều trong đó sự phi lý, nhưng không thể, không dám nói ra, không thay đổi được, … Đó cũng là một xúc tác quan trọng kích thích tính xấu nói trên thêm mạnh.

Rồi cũng từ những hoàn cảnh đó, con người ta sinh ra tinh quái, gian dối, lừa lọc, soi mói nhau hơn, nghĩ ra nhiều hơn những thủ đoạn đối phó với nhau, là gốc rễ của những xung đột được dồn nén dẫn đến bạo lực thể xác và ngôn từ.

Miền Nam thì trái lại, đất rộng người thưa, thiên nhiên ưu đãi, xa xứ (quê hương đất Bắc xưa), … người ta cần nhau hơn, đỡ phải bon chen, và hào hiệp với nhau hơn; bớt đi nhiều những ràng buộc tập quán nặng nề từ ngoài Bắc cũng làm người ta sống thanh thản hơn.

Trong các cuộc chiến triền miên mấy thế kỷ gần đây, người Nam phải chịu phận thất thế, người Bắc thì ngược lại, đó cũng là một lý do ảnh hưởng tới lối ứng xử của con người. Cụ thể hơn, như hai cụ ông nói trên, họ có lẽ là điển hình cho những người “có công” trong các cuộc chiến, hoặc họ ở cái xứ mà ra đường là đụng loại có … người thân có chức quyền. Cho nên, cảnh sát giao thông trong Nam ít phải e dè với người tham gia giao thông, nhưng ngoài Bắc, nhất là Hà Nội thì ngược hẳn.

Rồi “mềm nắn rắn buông” kẻ có quyền thế dễ lạm quyền hơn trước người dân hiền lành, từ đó người dân lại càng e sợ hơn.

Ví như hình ảnh dưới đây, tại Sài Gòn trong những ngày giãn cách, nếu ở Hà Nội, chắc khó có khả năng chiến sĩ công an “dám” nặng tay như vậy với các cháu bé ngây thơ vô tội.


blob:https://www.facebook.com/3ed37dd4-e0af-431f-a6ae-a29e2ab5233f

Nếu nghĩ sâu xa hơn, thì sự khác biệt vùng miền đó nó tác động tới cả giới chính trị, đem lại những điều may và không may cho dân tộc. Chuyện lớn thì ở trong “cung đình”, dân ít biết, còn chuyện nhỏ hơn là với dân.

Ví như, từ bản tính đó, một khi người ta phải chịu những sức ép từ trên của người quyền thế mà không thể phản ứng được, sẽ “giận cá chém thớt” mà dễ tìm chỗ trút giận lên người yếu thế hơn mình.

Lại vẫn “chính trị”, đó là sự khác biệt rất lớn ở hai miền trong suốt hai cuộc chiến tranh về niềm tin tôn giáo. Người theo đạo, thường xuyên nhận giáo lý, lời khuyên răn sống nhân ái của Đức Phật, Đức Chúa, nó ngấm vào máu từ thế hệ này qua thế hệ khác, đi vào lối sống từng gia đình, chòm xóm. Người miền Nam được cái may mắn tuyệt vời đó bao nhiêu năm. Còn người Bắc, một thời coi nhẹ và kìm hãm đời sống tín ngưỡng tôn giáo đó (vì sao thì nay mọi người hiểu hết rồi). Oái oăm thay, giờ đây nó được “coi trọng” theo một lối quái dị của đồng tiền. Thế là cái xấu lại càng xấu thêm.

Văn minh phương Tây có ảnh hưởng gì không? Chắc chắn có, và người miền Nam được hấp thụ nhiều hơn.

Trên đây cũng chỉ là vài gợi mở của một kẻ ít học (xã hội, tâm lý học), cũng là học mót từ mấy lời của cố Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Đại ý, có lần ông nói về một tác phẩm của mình, rằng nó chỉ là do thấy cái miếng đất văn đàn hoang vu, thì không chịu nổi, xông vào … bậy một bãi, cho mọi người rủa xả, bàn tán, cho nó đỡ tẻ. Thế thôi!

Nguồn: Ba Sàm


Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209