TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 47-1

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 47-1


Hoàng Trường Sa phụ trách


Thơ Bá đạo "Trường Đảng" của Ki Ki - Biếm họa của họa sỹ BaBui  


CÂU ĐỐI            

1) Xuất đối về nói lái

    Người đầy bạo tính thích người tình bạo đấy. (Khuyết danh)


2) Câu đối khóc mẹ của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu

    Trời dẫu sập chẳng đau bằng mất mẹ!

    Đất tuy dày không cản được lòng con!

Nguồn: Câu đối của Ts Hà Sĩ Phu


3) Vế xuất về “Công Chúa Huyền Trân” của Lê Nam

Xuất: Một tấc lòng son, thân ngà ngọc ngàn năm về Đất

    Rạng ngời thanh sử, mảnh má hồng tô điểm Nước Non. (Lê Nam)

- Đối: Hai vai nặng gánh, chí anh hùng xả thân cứu Nước

    Một thuở an bình, trai thời loạn mạng đổi vì Dân. (*) (.2N)

(*) Vế đối về hai Ngài "Ngô Đình Diệm & Bào Đệ Ngô Đình Nhu".


4)  Vế xuất nhân đọc bài “Miếng thịt trâu mất tích” của Vũ Hữu Sự

Xuất: Bác không sợ thiếu Trâu chết! Chỉ sợ lồn Trâu chia không đều! (HTS)

- Đối 1: Đảng đếch lo dịch Tàu cộng! Mà lo koo Tàu bú hổng đủ! (Việt Nhân)

- Đối 2: Hồ đéo lo thừa Chệt nhập! Nhưng lo cu Chệt gầy giống chậm! (*) (HTS)

(*) Để đồng hóa tộc Việt thành tộc Kinh của Tàu.

Nguồn: Miếng Thịt Trâu Mất Tích


5) Vế xuất “Tán Thán Ao Thả Vịt” của Thơ sĩ M-16

Xuất: Vịt Cà Mau, Vịt Hà Nội, chung một bầy trong Ao Thả Vịt. (M-16)

- Đối 1: Thượng đốm luốt, hạ mực tuyền, gom một tụ bên góc vườn sau. (M-16)

- Đối 2: Vẹm Nghệ Tĩnh, Vẹm Bắc Ninh, tụm cả lũ trong Bộ Chín Chị. (HTS)


6)  Vế xuất về “Một lằn và bốn lằn” của Việt Nhân

Xuất: Xưa Hồ Chí Minh một lằn, Nay Võ Nguyên Giáp bốn lằn (*) (Việt Nhân)

- Đối: Trước Hồ Chí Minh bốn lù, Giờ Võ Nguyên Giáp bảy lú (**) (HTS)

(*) Đường mòn HCM chỉ có một lằn, nay đường mới VNG có đến 4 lằn. (Xin đừng nói lái cám ơn trước).

(**) “Bảy lú” nói theo giọng Quảng Bình của VÕ GIÁP là “bạy lú”, tức là “bú lạy”!


7) Vế xuất về “Song lon” của Hai Saigon

Xuất: Song lon, phò tên Lái Dú (Hai Saigon)

- Đối: Lưỡng bì, trợ thằng Trộn Lòng (*) (HTS)

(*) “Bì” () là cái “âm hộ” trong tiếng Hán Việt.


8) Câu đối của vua Lê Thánh Tông:

Xuất: Quốc sĩ vô song, song quốc sĩ

    Anh hùng bất nhị, nhị anh hùng (Vua Lê Thánh Tông)

- Đối 1: Nữ Vương vô nhị, nhị Nữ Vương

    Anh hùng vô danh, danh anh hùng (*) (Việt Nhân)

- Đối 2: Việt gian hữu tứ, tứ Việt gian

    Chí sĩ duy nhất, nhất Chí sĩ (**) (HTS)

- Đối 3: Gian hùng hữu nhất, nhất gian hùng

    Nọa tướng duy độc, độc nọa tướng (***) (HTS)

- Đối 4: Hồ Quang vô đạo, đạo Hồ Quang

    Võ Giáp bất tài, tài Võ Giáp (HTS)

- Đối 5: Hồ Quang chữa vợ, vợ Hồ Quang!?

    Bả Chó không con, con Bả Chó!? (Nina)

(*) Hai bà Trưng và Chiến sĩ VNCH.

(**) Tứ Việt gian: Hồ, Chinh, Đồng, Giáp. Nhất Chí sĩ: Ngô Đình Diệm.

(***) "Nọa" (), còn đọc là "nhu", nghĩa là "hèn yếu", "nhu nhược". "Nọa tướng" là "Tướng hèn". Dịch nghĩa: Gian hùng có một, một gian hùng (= Hồ Chí Minh) / Hèn tướng độc nhất, nhất hèn tướng (= Võ Nguyên Giáp).


9) Vài vế đối cho vế xuất của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu

Xuất: Năm Khuyển, vừa khuyên vừa hỏi (Hà Sĩ Phu)

- Đối 1: Chị Hợi, nhiều hơi lại nặng! (HTS)

- Đối 2: Giờ Tý, cu Ty thất sắc (Nina)

- Đối 3: Ngày Dần, thằng Dân tục huyền! (.2N)

- Đối 4: Lão Ké, xạo ke hám sắc! (*) (Việt Nhân)

- Đối 5: Lão Hồ, miệng hô tóc huyền! (**) (HTS)

- Đối 6: Ngọn giáo vừa giao đã sắc (LMTT)

- Đối 7: Chí Minh, óc khuyển tâm xà (Hai Saigon)

- Đối 8: Minh Chính, đầu bò óc Chệt (***) (HTS)

- Đối 9: Trộn Lòng, vừa đái vừa tắc (Hai Saigon)

(*) Lão Ké (= Kẻ láo). “Ké” là một bí danh của Hồ, vì y còn được gọi là “Ông Ké”.

(**) Huyền là màu đen. "Tóc huyền" là tóc đen.

(***) Phạm Minh Chính, Tưởng thú Việt Cộng, kẻ dâng đặc khu Vân Đồn cho Tàu để làm bàn đạp tiến thân.


10) Vài vế đối cho vế xuất về nói lái

Xuất: Dù chết không tấm hình nhưng tình không chấm hết. (Khuyết danh)

- Đối 1: Bởi sờ mãi rụng râu còn rầu mãi sụn rơ. (.2N)

- Đối 2: Phải san cả lầu thơ lẫn lơ cả sầu than! (.2N)

- Đối 3: Dụ cẩu bầy chụp ếch bắt chết bầy cụp ẩu. (Nina)

- Đối 4: Dẫu chơi chẳng chừa lề tránh chê chẳng chừa lời! (Nina)

- Đối 5: Cung đàn lỡ tình thương xô tường lở đình than!!! (.2N)

- Đối 6: Buông mùa lụa lùa thơ ngỡ lờ lợ mùa thu! (.2N)

- Đối 7: Mộng hương mỹ lầu vàng mị làng mỹ hầu vương! (.2N)

- Đối 8: Dẫu mưa bão chưa xa mà cha bảo mưa xưa! (.2N)

- Đối 9: Kẻ sống thiếu tình thương khó sướng khi dâm thông! (*) (HTS)

(*) thông dâm.


THƠ













NHẠC


NHỚ
(Nhạc: Châu Kỳ - Thơ: Tố Như - Ca sĩ: Như Quỳnh)


Liên Khúc: Giọt Lệ Đài Trang (Châu Kỳ) & Đôi Ngã Chia Ly (Khánh Băng)
(Ca sĩ: Trường Vũ & Ngọc Huyền)


Tà Áo Tím (Nhạc Hoàng Nguyên - Giọng ca Hà Thanh)


Liên Khúc Nửa Hồn Thương Đau và Chia Sẻ của Nghệ Sĩ Châu Hà (Nhạc:Phạm Đình Chương - Ca sĩ: Y Phương, Minh Thông)


 

TIẾU LÂM


1) CHO CHỒNG MƯỢN TIỀN

Vợ nhăn nhó, nhìn chồng, than thở:

"Tôi chán ngấy cảnh khổ lắm rồi!

Từ hôm nay ông nghe lời tôi.

Mọi việc làm, hẳn hoi tôi tính

Bằng tiền mặt cho thật xứng đáng,

Chẳng thứ gì thực hiện không công!"

"Vậy giá biểu thế nào? Đắt không?

Ông chồng hỏi, lừng khừng, diễu cợt.

"Này, ông đừng có mà nhả nhớt!

Ba mươi đô cho một bữa cơm.

Bốn mươi đô một chậu áo quần.

Đúng trăm đô "lên giường" mỗi tối!"

Ông chồng vẻ tỉnh bơ, cười, nói:

"Ô Kê! Tôi không cãi với bà.

Muốn tính tiền, cứ tính thả ga.

Tôi sẽ trả như bà đòi hỏi!"

Tối đó, lay bà dậy, ông nói,

Giọng ngọt ngào, nghe dịu như đường:

"Bà nó này! Tôi muốn "lên giường".

Nhưng còn bẩy mươi đồng trong ví!

Bà có thể thương tôi, giảm giá?"

Vợ gạt phăng: "Đừng có mà ham!

Chẳng bao giờ giảm giá cho ông!"

Chồng thở dài, cắn răng, cố nhịn.

Chợt nửa đêm nghe có tiếng động.

Mở mắt ra, thấy bóng bà nhà

Đang loay hoay mở túi xách ra

Tìm kiếm một vật gì, rất kỹ.

Ông cất giọng lè nhè, ngái ngủ:

"Đang nửa đêm! đứng đó kiếm gì?"

Bà thẹn thùng: "Kiếm ba mươi đô.

Cho ông mượn, để lo "chuyện đó"!

Vậy là chồng, trăm đô trả đủ

Làm xong việc...giấc ngủ thật ngon.

Sáng ngày ra, hết sức ngạc nhiên

Thấy vợ để trên giường mảnh giấy

Kẹp trăm rưởi đô la vào đấy

Và hàng chữ: "Nhận lấy "refund"

Kèm tiền "tip", và...lời... cám ơn!"

CHẨM TÁ NHÂN

(Phóng tác)

10/05/2015

 

2) Sờ Nặng và Sờ Nhẹ

Tình trạng nhầm lẫn giữa chữ X và chữ S quá phổ biến. Ngay cả trong sách, báo, công văn, giấy tờ… đến các biển báo công cộng thỉnh thoảng vẫn có sự nhầm lẫn tệ hại này.

Ví dụ: Đúng ra là “THÔ SƠ” thì biển báo này lại viết là “THÔ XƠ”

 

Bộ GDĐT đã phải yêu cầu giáo viên giảng giải, phân biệt thật kỹ S và X cho các em nhỏ ngay khi mới bước vào trường. Để dễ phân biệt,  giáo viên gọi S là “sờ nặng” vì phát âm nặng hơn, X là “sờ nhẹ” vì phát âm nhẹ hơn. Các em vẫn thấy khó phân biệt giữa S và X.

 

Từ hình dáng của 2 chữ cái, giáo viên sáng kiến vẽ thêm vào chữ S để thành hình 1 con chim và S được gọi là “sờ chim”, cũng có nghĩa là “sờ nặng” . Còn chữ X, giáo viên vẽ thêm cánh trông giống con bướm và X được gọi là “sờ bướm”, cũng có nghĩa là “ sờ nhẹ”.

 

Từ đó giáo viên bắt đầu áp dụng để các em dễ nhớ và dễ phân biệt:

GV hỏi: – Sờ chim là sờ gì?

Các em: – Sờ chim là sờ nặng ạ!

GV hỏi: – Sờ bướm là sờ gì?

Các em: – Sờ bướm là sờ nhẹ ạ!

 

GV lại viết chữ S và chữ X to lên bảng và khoang tròn chữ X.

Lúc này chữ X nằm bên trong vòng tròn còn chữ S nằm ngoài vòng tròn.

GV hỏi: – Sờ trong là sờ gì?

Các em: – Sờ trong là sờ bướm  ạ!

GV hỏi: – Sờ ngoài là sờ gì ?

Các em: – Sờ ngoài là sờ chim  ạ!

 

Áp dụng vào các câu, từ cụ thể

GV hỏi: – Sung sướng là sờ gì?

Các em: – Sung sướng là sờ chim ạ!

GV hỏi: – Xấu Xa là sờ gì?

Các em: – Xấu Xa là sờ bướm ạ!

GV hỏi: – Sản Xuất là sờ gì?

Các em: – Sản Xuất là sờ cả chim, sờ cả bướm ạ!

 

Theo cách đó, tự các em phân biệt S và X trong mọi câu-từ khác như:

– Sẵn sàng là sờ chim

– Xa xỉ  là sờ bướm

– Xuyên Suốt  là sờ cả bướm, sờ cả chim

– Sâu Sắc  là sờ chim

– Xinh xắn là sờ bướm

– Xuất Sắc là sờ cả bướm, sờ cả chim

– Sáng Suốt là sờ chim

– Xao Xuyến là sờ bướm

– Xài Sang  là sờ cả bướm, sờ cả chim

– Lịch Sự (*) là sờ chim

v.v..

 

Cứ thế các em phân biệt rất rõ S và X.

Tuy nhiên 1 em lại hỏi: “Thưa thầy, bố em thường gọi thủ trưởng là Sếp còn mẹ em thì gọi là Xếp. Vậy thủ trưởng là Sờ gì ạ?"

Thầy (suy nghĩ 1 lúc) trả lời: “Đã là thủ trưởng rồi thì Sờ gì

mà chẳng được! Chính vì thế mà ai cũng muốn lên làm

lãnh đạo đấy các em ạ!”

Nguồn: Truyện Cười Việt


3) BÂY GIỜ NÓ MỚI THÒ ĐẦU RA

Có một anh bủn xỉn, bạn hữu tới nhà không bao giờ muốn tiếp cả, cứ cho con ra nói là đi vắng. Bạn hữu có người biết vậy, bèn nghĩ mẹo làm cho anh kia phải ra mặt. Người bạn ấy cứ đến chơi nhà anh ta, dù con anh ta nói anh ta đi vắng. Nhân thấy có đôi câu đối treo trên tường, anh ta cứ ngâm váng cả lên:

    Tửu trung bất ngữ chân quân tử

    Tài thượng phân minh thị trượng…

Tức vì anh bạn dốt làm hỏng cả câu đối trong nhà mình, anh kia đương trốn trong buồng, phải bổ ra và mắng:

- Đồ ngu như lợn! Câu đối của người ta mà đọc mất một chữ, thành ra hỏng cả đi! “Tài thượng phân minh thị trượng” là gì? … Thị trượng phu chứ!

Người bạn cười tủm tỉm và nói rằng:

- Nào ai biết! Có phải mình dốt đâu! Tại mãi đến bây giờ nó mới thò đầu ra.

(Theo “Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam” của Nguyễn Cừ và Phan Trọng Thưởng)


4) Sếp ở trên người thư ký

Giám đốc cùng nhân viên ghé thăm nhà cô thư ký. Con chó bécgiê của cô ta ghếch mõm sủa nhân viên mấy tiếng, rồi quay sang vẫy đuôi với sếp, ông này thắc mắc:

Tôi chưa tới đây lần nào, sao con chó lại vẫy đuôi mừng nhỉ ?

Có lẽ nó đã từng ngửi thấy mùi 'sếp ở trên người cô thư ký' đấy ạ.

Nguồn: Truyện Cười


5) Họ “Tôn Thất”

Trong một cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, có vị lên tiếng: “Nước ta có nhà bác học lừng danh thế giới là giáo sư Tôn Thất Tùng. Vậy để thế giới khâm phục cơ quan hành pháp ta có lắm nhà bác học, tôi đề nghị tất cả các đồng chí bộ trưởng nhất loạt mang họ Tôn Thất”.

Mọi người vỗ tay rần rần và tranh nhau đặt tên mới.

Bộ trưởng Tài chính hí hửng giành tên “Tôn Thất Thu”. 

Bộ trưởng Nông nghiệp khoái tên “Tôn Thất Bát”. 

Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Y tế cùng đòi cho được cái tên “Tôn Thất Đức”, cuối cùng ông Nội vụ có tên Tôn Thất Đức A” và ông Y tế có tên “Tôn Thất Đức B”. 

Bộ trưởng Lao động được đặt tên “Tôn Thất Nghiệp”. 

Bộ trưởng Giáo dục hài lòng với cái tên “Tôn Thất Học”, v.v...

Đến lượt Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông đứng dậy nói:

Tôi xin lãnh cái tên Tôn Thất Bại.”

(Theo “Tiếu lâm chính trị Việt Nam” của Trần Khốt)



Hoàng Trường Sa phụ trách

Mời xem tiếp phần 2


Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025