Ải Nam Quan

 Ải Nam Quan

Trấn Nam Quan - Thơ Nguyễn Du

FB Lê Hoàng Nam

Mấy hôm nay mình đọc khá nhiều người nói về ải này tên Nam Quan nghĩa là cửa phía Nam, vậy mặc nhiên phải là của Trung Quốc vì của Việt Nam sẽ phải là ải Bắc Quan (biên giới phía Bắc) ?
Thứ nhất, mình không hiểu tư liệu ở đâu mà mấy bạn dám nói những câu trên. Đó hoàn toàn sai sự thật và ngụy biện.


Không cần giải thích chi cho xa xôi, thứ nhất cứ nhìn hình ảnh thì thấy rõ đây là kiểu kiến trúc thành Việt, với vọng lâu và mái không cong như thành của Tàu.
Cổng lâu thành nhô về hướng Nam, tức là các cầu thang để quân phòng thủ lên vọng lâu sẽ nằm phía trong đất Việt Nam và cổng khi mở sẽ kéo vào trong đất Việt Nam.
Phần các tường chắn phòng thòng thủ xây ở phía bắc tường thành, cũng có nghĩa là chỉ để cho quân Nam phòng thủ trên đó, hướng phòng thủ quay ra hướng Bắc của Tàu.
Thêm nữa, Tàu không gọi ải này là ải Nam Quan, mà chúng gọi là Trấn Di Quan và Trấn Nam Quan, nghĩa là cổng phòng thủ người Di, hay cổng phòng thủ người nước Nam. Nhưng tên đó là thời Minh, khi chúng xâm lược nước ta nên ải này chúng xem mặc nhiên là của chúng. Nhưng khi ta giành độc lâp thì nó là của ta. Ta gọi ải Nam Quan nghĩa là ải biên giới của nước Nam, chứ không phải cửa ải hướng Nam. 1774, tổng trấn Lạng Sơn là Nguyễn Trọng Đang đã cho xây sửa lại ải Nam Quan, không phải của ta thì xây sửa làm gì?
Sưu tầm

FB Lê Hoàng Nam

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 179

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180