HÈN MỌN - U MÊ

HÈN MỌN - U MÊ

FB Nguyễn Thùy Dương

Kể từ khi xã hội văn minh Tây Âu du nhập cho tới nay, chưa khi nào đạo Phật tại Việt Nam lại gặp những tai tiếng lớn như trên dưới 10 năm đổ lại đây. Trong khi, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập chỉ vỏn vẹn có 41 năm. Hơn ai hết, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam không thể phủ nhận trách nhiệm của mình (trong) câu chuyện này.
Những ngôi chùa lớn mọc lên, rừng bị hạ xuống, núi bị cào có ai từng nghe Giáo Hội PGVN lên tiếng phê phán về những hiện trạng này chưa? Cho đến lối sống đạo đức Tăng Ni có vấn đề, Giáo hội cũng phản ứng tương đối chậm. Thậm chí là phớt lờ hay im lặng?
Chúng ta thương xót chúng sinh bị bắt nhốt giết hại, nhưng việc phá núi, làm lệch dòng chảy, hạ rừng làm chùa khiến vạn vạn sinh linh mất đi tổ ấm của chúng, mất đi gia đình lẫn môi trường sống của chúng thì chúng ta lại không thấy đau lòng. Một ngôi chùa mọc lên to lớn giữa rừng, bao nhiêu nghiệp sát cộng vào đó? Bao nhiêu nghiệp sát cộng vào giáo Pháp Như Lai? Giáo lý không phải để treo trên miệng, để in trên sách, để làm hoa trôi cho đẹp dòng nước chảy. Giáo lý là ứng dụng vào cuộc sống, là thực hành, là gìn giữ. Đầu tiên phải kể đến chính là nơi Giáo lý được lưu truyền: Nhà Chùa.
Có nhiều ý kiến cho rằng chế độ chính trị, môi trường xã hội làm hư nhà chùa, làm hư Phật Giáo, làm hư các tôn giáo. Đây là một nhận định u mê hay nói đúng hơn là dốt nát.
Đức Phật Thích Ca không sinh ra ở môi trường xã hội chính trị ổn định. Ngài nhập thế để độ hoá giúp đỡ chúng sinh, cải tạo môi trường chính trị xã hội, cải thiện cái nhìn về giai cấp, thay đổi nhận định nhân sinh của các nhà hoạt động chính trị thời đó(vua, quan, quý tộc, Bà La Môn, các thầy cúng được vua quan coi trọng). Có thể nói không ngoa về Đức Phật rằng Ngài đã một mình quyết chí bẻ nạng chống trời thắng lợi.
Rõ ràng, đạo vào đời để làm đẹp đời. Nếu đạo bị đời làm tha hoá thì không còn là đạo nữa.
Phật giáo tồn tại ở chế độ Phong kiến, dân chủ, cộng sản hay các quốc gia chuyên chế cực đoan thì nhiệm vụ của Phật giáo cũng là độ hoá và thay đổi xã hội đó tốt lên. Sự tồn tại của Phật giáo có ý nghĩa và Phật giáo thật sự đang sống khi giữ gìn được lý tưởng nhiệm vụ cao cả của mình. Đổ lỗi cho xã hội, cho chế độ, cho sự tàn ác nào đó chỉ thể hiện sự yếu hèn của những kẻ sống mòn thiếu phẩm hạnh, thiếu đức độ, thiếu luôn cả niềm tin vào Chánh Pháp. Chánh Pháp không thể tồn tại khi niềm tin đã mất.
Đạo Phật ở Thái Lan nhận cúng dường, Phật Tử quỳ mọp cúng dường, đạo Phật Myanmar, đạo Phật Sri LanKa, đạo Phật Tây Tạng đều như vậy, tại sao Tăng nhân ở các nước đó không bị lên án nhận tiền để sống như thực tế tại VN hiện nay?
Phật giáo miền Nam có câu "nhận đời tấm áo, chén cơm, tặng đời lại cả tâm hồn thanh cao".
Những xô bồ, những scandal gần đây từ Giải vong chung độ bằng tiền, từ phá núi làm chùa, từ xin tí khí cho đến chụp giật bốc lủm lấy tiền cúng dường cái nào cho thấy "tâm hồn thanh cao" của người tu?
Không dừng lại ở đó, bổ nhiệm Thích Trúc Thái Minh một kẻ giảng giải sai Kinh Nikaya kiểu mọi con đường đều quy về cúng dường vào cái ghế lãnh đạo của Phật giáo ở một tỉnh, cho thấy sự rẻ rúng của đạo đức kẻ khoác áo cà sa lẫn sự rẻ rúng của đạo đức Dân tộc.
Trước cửa chùa hay trước cửa chánh điện thường có 2 pho tượng, ông Thiện và ông Ác. Thực tế cả hai ông đều từ hoá thân của một vị Bồ Tát. Khi gặp người thuần thành tín tâm, hành thiện thì hiện thân Thiện thần ca ngợi, giúp đỡ. Khi gặp kẻ tạo ác nghiệp thì hiện thân Ác thần trừng phạt, lên án, doạ nạt… để kẻ đó ý thức mà quay về nẻo chánh. Hiện nay, Giáo hội lẫn chư Tăng có dám nghe lời lên án, có dám dõng mãnh sửa sai hay chỉ thích nghe lời khen ngợi rồi doạ nạt kẻ góp ý bằng sự "đổ nghiệp"?
Địa Tạng Bồ Tát nói: Ta không vào Địa Ngục thì ai vào Địa Ngục?
Giáo hội nếu chỉ tồn tại những lời khen thì ai là người giữ gìn khuôn phép?
Và rõ ràng Giáo Hội có tổ chức trên dưới, có khuôn phép trật tự, có chức sắc lãnh đạo nhưng lại để một Thích Trúc Thái Minh, kẻ chưa có tầm giáo phẩm chễm chệ thách thức ranh giới đạo đức của văn minh Dân tộc. Vậy mà gọi là đạo Pháp đồng hành cùng Dân Tộc hay sao?
Từ khi nào Dân tộc này dung chứa những kẻ có vấn đề về đạo đức lên ngồi những cái ghế cao về giảng dạy đạo đức vậy?

FB Nguyễn Thùy Dương

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 179

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180