Đảng Cộng Sản đã bán đứng Việt Nam Quốc Dân Đảng?
Ảnh trên: Nam Đồng Thư Xã. Ảnh dưới (từ trái qua Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính. Nguyễn Khắc Nhu |
Lịch sử Việt Nam ghi nhớ ngày 17 Tháng Sáu 1930, là ngày 13 người anh hùng của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân Pháp xử tử hình. Đảng trưởng Nguyễn Thái Học và 12 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng đã dành hơi thở cuối cùng của đời mình trên mặt đất này để gọi tên hai tiếng Việt Nam trước khi bị chém. Tổ quốc là tiếng kêu cuối cùng của những người con nước Việt.
Không ai trong số họ đã hô “Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm”, mà chỉ có “Việt Nam Vạn tuế”. Sự kiện này trở thành mẫu mự trong những cuộc tranh đấu và tinh thần quốc giakKhông nô lệ cho một lý tưởng hay một đảng phái nào.
Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc dân Đảng lâu nay vẫn được kể nhiều về nội dung tổng khởi nghĩa, Nhưng có một vài chi tiết bên này khiến người ta phải suy nghĩ là phải chăng sự thất bại của cuộc nổi dậy này, có bàn tay của cộng sản? Vài chi tiết của các bậc tiền bối để lại cho thấy nghi vấn này vẫn đang để ngỏ.
Trong tác phẩm Lịch sử Tranh đấu Cận đại 1927-1954, Việt Nam Quốc Dân Đảng của tác giả Hoàng Văn Đào, ở chương Tổng khởi nghĩa, trang 107 có kể lại rằng, tại cuộc họp bí mật của Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính ở một ngôi chùa trên núi Yên tử, cả ba đã đồng ý quyết định cuộc tổng khởi nghĩa sẽ diễn ra vào đêm mùng 10, rạng sáng ngày 11 Tháng Hai năm 1930. Nguyễn Khắc Nhu lập tức trở lên Phú Thọ, Yên Bái để truyền mệnh lệnh này.
Chi tiết đáng chú ý được ghi lại rằng “trong những giờ phút nghiêm trọng ấy, cán bộ Đảng cộng sản Đông Dương đi rải truyền đơn khắp nơi tố cáo Việt Nam Quốc dân Đảng sắp tấn công Bắc Kỳ. Cô Giang trao cho Nguyễn Thái Học xem. Nguyễn Thái Học đập bàn thét to: Tôi không tin, vì có thể nào anh em cộng sản lại có thể hành động như thế được”.
Có lẽ vì lý do đó mà phía binh lính đi theo người Pháp lúc đó đã đọc được các truyền đơn này. Một trong những sự kiện được ghi lại trong Việt Nam Quốc Dân Đảng Sử là do đọc được truyền đơn, người Pháp đã bắt đầu bố trí canh phòng rất cẩn mật chung quanh.
“Tại sân ga Yên Bái, Nguyễn Thị Giang đã đứng đợi để đón tiếp những đồng chí phụ trách từ Phú Thọ lên. Cô Giang rỉ tay Thanh Giang:
– Hình như đại sự của Đảng ta đã bị tiết lộ. Thiếu tá Le Tacon đã ra lệnh bố trí canh phòng cẩn mật.
Thanh Giang nóng lòng hỏi gặng:
– Thế Hà Văn Cấp ra sao?
– Cấp bị tình nghi. Le Tacon ra lệnh giam lỏng. Chúng ta mất liên lạc đã từ hai ngày rồi, cô Giang đáp”.
Nhân vật Hà Văn Cấp nhắc ở trên là được đưa vào làm phục vụ cho thiếu tá Le Tacon, và nhận mệnh lệnh của Quốc dân Đảng là khi nghe tiếng súng nổ, thì sẽ hạ sát viên thiếu tá Pháp.
Thành phố Yên Bái vào chiều ngày mùng 10 Tháng Hai 1930. Một viên cai đội tên Vinh, vào lúc 8 giờ tối đã đến báo cáo cho viên chỉ huy Pháp, đại uý Gainza, về tình hình bất thường lúc đó. Sách kể:
“Đến hồi 20 giờ, đại Uý Gainza từ ngoài phố trở về trại đã thấy đội Vinh đợi sẵn. Vinh nói:
– Xin đại Uý đừng ăn cơm
– Tại sao?
– Có thuốc độc, đội Vinh vừa nói vừa run, “Tối nay những người Pháp ở trong trại sẽ bị giết hết. Kho đạn sẽ bị cướp. Cờ cách mạng quân sẽ được kéo lên móc thành”.
– Mày say mềm rồi nói dối chứ gì?
– Tôi quả không sai.
Lúc đó trung uý Espiau tới, hai người bàn với nhau. Họ quyết định bỏ bữa cơm rồi cùng dẫn đội Vinh vào trình với thiếu tá Le Tacon.
Một chi tiết mà về sau Việt Nam Quốc Dân Đảng khám phá thêm, là em trai của đội Vinh tên là Binh Tài được cài vào trong tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam Đông Dương. Nhân vật này đã đến tố cáo chuyện khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng với Thiếu tá Le Tacon, nhưng ông này không tin. Thấy vậy, Binh Tài mới đi nói với đội Vinh, để nhờ thúc ép việc đàn áp cuộc nổi dậy này.
Lịch sử ghi lại tất cả là như vậy và trở thành một nghi vấn. Có lẽ rồi một lúc nào đó, mọi chuyện sẽ rõ ràng hơn về vai trò của Đảng Cộng Sản trong việc thanh trừng tất cả những đảng phái khác và đồng thời nỗ lực tiêu diệt một cách công khai Việt Nam Quốc Dân Đảng, kể từ Tháng Chín 1945.
Xem thêm:
Nhận xét
Đăng nhận xét