Những mối quan hệ mờ ám

Những mối quan hệ mờ ám


FB Đỗ Ngà

Chồng bà Trương Mỹ Lan là Chu Nap Kee Eric, một doanh nhân người Hồng Kông. Bà Trương Mỹ Lan là người đứng đầu tập đoàn Vạn Thịnh Phát, một tập đoàn rất lớn nhưng khá kín tiếng. Ở Việt Nam, nếu không dựa vào chính trị thì không thể làm ăn lớn như vậy được. 

Các dự án bất động sản của Vạn Thịnh Phát đều có dấu ấn của một công ty kiến trúc tại Hồng Kông, quê hương ông Chu Nap Kee Eric. Đấy là công ty Kent Lui. Công ty này đã thiết kế hầu hết các dự án cho Vạn Thịnh Phát như Sai Gon Penisula, Sai Gon Times Square vv… Công ty này có trụ sở chính tại Hồng Kông và có chi nhánh tại toà nhà VTP Building, 193-203 Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Quận 1, TPHCM và nơi đây cũng là trụ sở chính của Vạn Thịnh Phát. Điều đáng nói là Công ty Kent Lui chỉ có một trụ sở chính và một chi nhánh duy nhất tại TP. HCM.

Công ty Kent Lui của Kiến trúc sư cùng tên vào năm 2002 đã từng thiết kế dự án Tuyến Metro Olympic Bắc Kinh. Để thiết kế được dự án cực lớn như vậy ở Trung Quốc Đại Lục ắt là có quen biết đến hàng Bộ Chính Trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Và đến năm 2010, công ty Kent Lui đã thiết kế rất nhiều dự án cho Việt Nam như Thủ Thiêm, Cảng Sài Gòn, cảng Bạch Đằng, Quảng Trường Times Square, đặc khu kinh tế Vân Đồn, Đặc khu kinh tế Vân Phong. Chính công ty Kent Lui hiện nay đang thiết kế 3 đại dự án cho Sunny World (công ty con của Vạn Thịnh Phát) tại Vân Đồn, Quảng Ninh trị giá lến đến hàng chục tỷ đô la.

Có vẻ như Vạn Thịnh Phát chỉ là cái vỏ cho một cánh tay nào đó từ nước ngoài, bà Trương Mỹ Lan và con cháu của bà đứng tên pháp lý, người có quyền lực thực sự ở tập đoàn này là ông Chu nap Kee Eric, chồng bà Lan. Chính ông này là cầu nối để những công ty có mối quan hệ với Bắc Kinh sang hỗ trợ. Việc Kent Lui nhúng tay vào Thủ Thiêm, Vân Đồn và Vân Phong cho thấy công ty này không đơn giản chỉ là doanh nghiệp thông thường. Có thể nó là một bình phong cho thế lực chính trị thì mới hốt được những dự án nhạy cảm như thế. Ai cũng biết, đụng tới Vân Đồn và Vân Phong và Thủ Thiêm là đụng tới ổ kiến lửa lòng dân Việt Nam, rất rủi ro.

Sự lớn mạnh của Vạn Thịnh Phát gắn liền với những ưu ái từ ông Lê Thanh Hải. Từ thời ông Lê Thanh Hải làm bí thư Quận 5 cho đến Bí thư Thành ủy thành phố. Cấp bậc của ông ông Lê Thanh Hải lớn lên thì Vạn Thịnh Phát cũng lớn lên. Đáng chú ý là năm 2008, ông Chu Vĩnh Khang lúc đó là Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc tới thăm TP. HCM. Một ông Bộ trưởng đáng lý ra làm việc với đồng cấp bên Việt Nam chứ thăm người đứng đầu chính quyền địa phương làm gì? Tiếp ông Chu Vĩnh Khang có Lê Thanh Hải và Nguyễn Văn Đua, hai trong ba nhân vật gây ra nỗi oan khuất cho bà con Thủ Thiêm. Ông Chu Vĩnh Khang được biết là trùm mật vụ của Trung Quốc là cánh tay phải của Hồ Cẩm Đào, tuy nhiên đến thời Tập Cận Bình ông Chu bị thất sủng. 

Càng ngày càng lộ ra là Vạn Thịnh Phát đang bị điều hành bởi thế lực nước ngoài. Ông Lê Thanh Hải khi còn nắm quyền lãnh đạo thành phố cũng có mối liên hệ với trùm mật vụ Trung Quốc, và ông Lê Thanh Hải hỗ trợ Vạn Thịnh Phát. Mối liên hệ quyền – tiền này dường như không giới hạn trong nước mà nó vượt ra ngoài biên giới Việt Nam. Việc bắt bà Trương Mỹ Lam không hẳn là vụ án kinh tế, kinh tế chỉ là lý do.

Liên quan đến Vạn Thịnh Phát có hai cái chết. Chắc mọi người còn nhớ cái chết của ông Phạm Quý Ngọ. Tại phiên tòa ngày 7 Tháng Giêng 2014, bị cáo Dương Chí Dũng đã khai tại tòa là vào năm 2010, ông đã giúp bà Trương Mỹ Lan của Công ty Vạn Thịnh Phát ở TP Hồ Chí Minh khoản tiền hối lộ 1 triệu USD cho Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an. Và không lâu sau, ông Phạm Quý Ngọ chết rất kịp lúc vì bệnh “ung thư”. Cái chết thứ nhì là Chủ tịch Chứng khoán Tân Việt, thành viên Hội đồng Quản trị độc lập SCB Nguyễn Tiến Thành mới diễn ra cách đây vài ngày. Ông này chết đột ngột trong khi có thông tin bà Trương Mỹ Lan bị bắt là một dấu hỏi to tướng. Được biết, ông Thành là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng – phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Chết là không đối chứng, để cắt mạch điều tra một cách an toàn thì từ hàng ngàn năm trước, các thế lực chính trị đã biết cho người đó ngậm miệng vĩnh viễn là các tốt nhất để họ an toàn. Không biết nguyên nhân cái chết ông Phạm Quý Ngọ và Nguyễn Tiến Thành có phải là do bệnh hay không? Chỉ biết những người này chết thì sẽ đứt mạnh điều tra của Bộ Công an. Đặc biệt cả hai cái chết đều dẫn đến một cái tên duy nhất – Trương Mỹ Lan.

Việc chết làm đứt mạch điều tra chỉ có thể diễn ra với những vụ án cực lớn và liên quan đến những nhân vật cực khủng trong hệ thống chính trị, vì chỉ có những nhân vật làm to hay có mối quan hệ lớn có thể bí mật cho người khác ngậm miệng vĩnh viễn phải có quyền lực chính trị lớn mới làm được để không bị lộ. Trước đây, cái chết của ông Trần Bắc Hà cũng na ná với hai cái chết kể trên. Biết rằng, đã chết vì bệnh thì không ai có thể chọn được thời gian nhắm mắt, tuy nhiên cái chết là làm đứt mạch điều tra thì không thể không làm người ta nghi ngờ.

Rất nhiều người thắc mắc rằng, ông Lê Thanh Hải đã mất hết quyền lực chính trị, tại sao đã 7 năm sau khi không còn quyền lực mà ông Trọng chưa tống được ông này vào lò trong khi tội chứng đã hai năm rõ mười ở đại án Thủ Thiêm? Và mối quan hệ phức tạp của ông này cũng có thể cho người ta hiểu được phần nào ông Trọng lại cứ mãi vờn mà không tóm. Liệu lần này có tóm được ông Lê Thanh Hải hay không thì cứ đợi mà xem./.

FB Đỗ Ngà

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209