Phải lên tiếng khi ‘thiểu số to tiếng’
Phải lên tiếng khi ‘thiểu số to tiếng’
Ella Kietlinska & Joshua Philipp
Khánh Ngọc biên dịch
Nghệ sĩ rapper kiêm nhà bình luận xã hội Zuby cho biết, nếu mọi người không lên tiếng khi đối mặt với một nhóm thiểu số to tiếng đang tìm cách áp đặt quan điểm cấp tiến của họ lên xã hội, thì khối đa số im lặng và con em của họ sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.
“Cũng có thể không phải một khối đa số im lặng,” anh nói. “Tôi nghĩ rằng có một khối đã bị buộc phải im lặng.”
Anh nói, miễn là mọi người còn giữ im lặng, thì khối thiểu số to tiếng đó – dù chỉ chiếm 1% dân số – sẽ không ngại gì để nêu lên quan điểm của họ bởi vì họ rất lớn tiếng và táo bạo.
Mọi người thích nói về một “khối đa số im lặng” bởi vì điều đó khiến họ nghĩ rằng bằng một cách kỳ diệu nào đó mọi thứ sẽ xoay chuyển theo chiều hướng tốt hơn, anh Zuby cho biết trong một cuộc phỏng vấn mới đây với chương trình “Crossroads”.
Mọi người thích nói về một “khối đa số im lặng” bởi vì điều đó khiến họ nghĩ rằng bằng một cách kỳ diệu nào đó mọi thứ sẽ xoay chuyển theo chiều hướng tốt hơn, anh Zuby cho biết trong một cuộc phỏng vấn mới đây với chương trình “Crossroads”.
Anh hỏi: “Làm thế nào quý vị có thể thắng một cuộc chiến nếu quý vị không chiến đấu? Làm thế nào quý vị có thể thắng một cuộc tranh luận khi quý vị không lên tiếng?”
"Trong một cuộc tranh luận, nếu một người “nói ra những ý tưởng ngớ ngẩn nhất, lố bịch nhất” và người kia chỉ ngồi đó im lặng và gật đầu, thì người nói sẽ thắng cuộc tranh luận đó,” anh nói.
“Hầu hết người Mỹ vốn dĩ không có quan niệm cực đoan, cấp tiến hay kỳ quái như đang trôi nổi ngoài kia,” anh nói, đề cập đến những khẳng định mới đây của lớp thiểu số lớn tiếng rằng đàn ông có thể mang thai hoặc sinh con. “Hơn 90% người ta đều không tin điều đó, nhưng họ cần phải sẵn sàng nói lên điều gì đó.”
Anh nói thêm rằng khối đa số im lặng sẽ yếu thế khi đối mặt với khối thiểu số to tiếng.
"Thế thì, người ta tự hỏi tại sao thế giới lại trở nên điên rồ như vậy ?", anh Zuby nói, và câu trả lời của anh ấy là “điều này đã xảy ra bởi vì hầu hết mọi người đã để nó xảy ra.”
"Thế thì, người ta tự hỏi tại sao thế giới lại trở nên điên rồ như vậy ?", anh Zuby nói, và câu trả lời của anh ấy là “điều này đã xảy ra bởi vì hầu hết mọi người đã để nó xảy ra.”
“Hầu hết người ta không bị chính phủ kiểm duyệt hay thậm chí cũng không bị Big Tech kiểm duyệt, và cũng không bị phương tiện truyền thông xã hội kiểm duyệt,” anh Zuby nói. “Họ đang tự kiểm duyệt chính mình.”
Đột phá khỏi sự hèn nhát
“Trong 10 năm qua, chúng ta đã gặp phải đại dịch của sự hèn nhát này, và mọi người không muốn nói những điều toàn là sự thật.trong nhiều trường hợp. Khách quan mà nói, … Họ sợ hậu quả,” anh nhận định, đồng thời nói thêm rằng sự hèn nhát và can đảm đều là những thói quen và cả hai đều dễ lây lan.
“Trong 10 năm qua, chúng ta đã gặp phải đại dịch của sự hèn nhát này, và mọi người không muốn nói những điều toàn là sự thật.trong nhiều trường hợp. Khách quan mà nói, … Họ sợ hậu quả,” anh nhận định, đồng thời nói thêm rằng sự hèn nhát và can đảm đều là những thói quen và cả hai đều dễ lây lan.
Khi mọi người bắt đầu hành động như những kẻ hèn nhát, điều đó có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh vốn sẽ bắt đầu bắt chước để cư xử như những kẻ hèn nhát, anh Zuby nói.
Anh nói: “Khi một người đứng lên, bắt đầu nói ra, và sử dụng nền tảng của họ để nêu quan điểm của họ hoặc nói ra sự thật khách quan, điều đó sẽ khuyến khích những người khác cũng làm như vậy.”
“Tôi biết một thực tế rằng tôi đã từng khuyến khích hàng ngàn, nếu không muốn nói là hàng triệu người trên thế giới này, hãy mạnh dạn hơn một chút, can đảm hơn một chút.”
“Tôi biết một thực tế rằng tôi đã từng khuyến khích hàng ngàn, nếu không muốn nói là hàng triệu người trên thế giới này, hãy mạnh dạn hơn một chút, can đảm hơn một chút.”
Anh Zuby tuyên bố rằng anh không khuyến khích bất kỳ ai trở nên cấp tiến hoặc đi đến cực đoan. Anh nói rằng anh khuyến khích mọi người sẵn sàng nói những gì họ tin là đúng, hoặc những gì là đúng; hãy trao đổi, tranh luận, và thảo luận; và hãy đứng lên và nói “không” khi bị ép buộc làm một điều gì đó mà người đó không muốn làm theo, chẳng hạn như một quy định đeo khẩu trang, một quy định chích ngừa, hoặc gọi mọi người bằng những danh xưng bịa đặt.
Nghệ sĩ rapper này tin rằng không ai bị buộc phải chấp nhận quan điểm của người khác hoặc bị trừng phạt vì không chấp nhận chúng.
Nghệ sĩ rapper này tin rằng không ai bị buộc phải chấp nhận quan điểm của người khác hoặc bị trừng phạt vì không chấp nhận chúng.
Anh nói rằng nếu một người quyết định nhìn nhận mình là một con gà và cảm thấy rất thoải mái khi mặc một bộ trang phục gà và ăn các loại hạt, thì đó là quyền của người đó.
“Tôi nghĩ điều đó thật kỳ cục. Tuy nhiên, tôi ủng hộ quyền của quý vị làm điều đó,” anh nói. “Nhưng sau đó nếu quý vị muốn tôi — quý vị muốn ép buộc tôi phải nói rằng quý vị là một con gà và quý vị muốn buộc tôi phải coi quý vị như một con gà … thì không, tôi sẽ không làm như vậy.”
Người phương Tây hiểu khái niệm “tự do tín ngưỡng” và “tự do không tín ngưỡng,” anh nói.
Anh Zuby giải thích rằng anh có quyền chọn tín ngưỡng của mình, có quyền thờ cúng và cầu nguyện, nhưng anh không có quyền ép buộc người khác phải chấp nhận tín ngưỡng của mình.
Cũng như vậy, mọi người không nên bị ép buộc phải tin hoặc khẳng định những tân giáo điều xã hội cấp tiến.
‘Quyền lực luôn ở bên người dân’
Mọi người đang bỏ mất quá nhiều quyền tự do của mình, anh Zuby nói. “Nếu quý vị nhường cho họ một, họ sẽ lấy mười. Nếu quý vị cho họ đằng chân thì họ sẽ lân đằng đầu.”
Mọi người đang bỏ mất quá nhiều quyền tự do của mình, anh Zuby nói. “Nếu quý vị nhường cho họ một, họ sẽ lấy mười. Nếu quý vị cho họ đằng chân thì họ sẽ lân đằng đầu.”
Anh Zuby nói: Có các thị trưởng, thống đốc, tổng thống, thủ tướng, thành viên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, và những người không được bầu chọn khác vốn thích tự xưng mình thuộc giới tinh hoa. “Nhưng họ chiếm chưa đến 0.1% dân số. Rốt cuộc thì quyền lực vẫn luôn ở ngoài tầm tay của đa số người dân.”
“Rốt cuộc, quý vị là mới người đưa ra lựa chọn của mình. Và khi quý vị hiểu điều này, quý vị chịu trách nhiệm về nó và quý vị chịu trách nhiệm hoàn toàn, thì ban đầu có thể hơi đáng sợ, nhưng đó thực sự là một thông điệp rất mạnh mẽ và đầy quyền lực,” anh bày tỏ.
Khi mỗi người có thể an định cuộc sống của chính mình và gia đình của mình, thì cả cộng đồng rộng lớn hơn mới được an định, anh cho biết và nói thêm rằng quốc gia là tập hợp của các cộng đồng.
Anh nói: “Tôi nhìn mọi thứ từ gốc rễ trở lên hơn là từ trên ngọn trở xuống.”
Hậu quả của việc giữ im lặng
Anh Zuby, một xướng ngôn viên podcast, kiêm diễn giả trước công chúng, và là doanh nhân sáng tạo, nghĩ rằng, để đáp lại lời khích lệ tự do lên tiếng của anh ấy, mọi người có thể nói với anh ấy: “Anh đang tự kinh doanh. Anh làm việc cho chính mình. Anh có phương tiện, anh có tiền. Anh không có một công việc bình thường, chưa có con cái, không có một khoản vay nợ, và tất cả những thứ khác mà những người bình thường đều có.”
Anh Zuby, một xướng ngôn viên podcast, kiêm diễn giả trước công chúng, và là doanh nhân sáng tạo, nghĩ rằng, để đáp lại lời khích lệ tự do lên tiếng của anh ấy, mọi người có thể nói với anh ấy: “Anh đang tự kinh doanh. Anh làm việc cho chính mình. Anh có phương tiện, anh có tiền. Anh không có một công việc bình thường, chưa có con cái, không có một khoản vay nợ, và tất cả những thứ khác mà những người bình thường đều có.”
Nghệ sĩ rapper cho biết anh hiểu và có thể thông cảm với những ai luôn lo lắng bị mất việc làm, nhưng anh cảnh báo rằng trẻ em ngày nay sắp sửa sống trong một xã hội có ít quyền tự do hơn và có nhiều sự ép buộc, độc đoán, và chuyên chế hơn.
“Tôi không muốn bất cứ ai tự đẩy mình vào tình huống rủi ro. Nhưng trước hết, những nỗi sợ hãi đó đa phần bị thổi phồng quá mức. Và thứ hai, hậu quả của việc không lên tiếng, về lâu dài, sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều,” anh nói. “Việc ngăn chặn cái xấu từ khi còn trong trứng nước sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc để con quái vật này phát triển đến mức độ như vậy và ăn sâu vào rất nhiều tổ chức, trong rất nhiều phương diện của xã hội.”
“Tôi không muốn bất cứ ai tự đẩy mình vào tình huống rủi ro. Nhưng trước hết, những nỗi sợ hãi đó đa phần bị thổi phồng quá mức. Và thứ hai, hậu quả của việc không lên tiếng, về lâu dài, sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều,” anh nói. “Việc ngăn chặn cái xấu từ khi còn trong trứng nước sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc để con quái vật này phát triển đến mức độ như vậy và ăn sâu vào rất nhiều tổ chức, trong rất nhiều phương diện của xã hội.”
“Nếu quý vị cho rằng hiện tại đã khó, thì 5 năm nữa, 10 năm nữa, 20 năm nữa sẽ khó hơn nhiều,” anh nói. “Và con em của quý vị, con em của chúng ta, những đứa trẻ trong tương lai của tôi sẽ phải gánh chịu hậu quả của điều đó.”
Ella Kietlinska & Joshua Philipp
Khánh Ngọc biên dịch
----------
Nhận xét
Đăng nhận xét