Siêu cường Nga La Tư

Siêu cường Nga La Tư
Tranh Không Lời - Họa Sỹ BaBui
 
Thời Staline
Staline và đối thủ Trotsky chủ trương trái ngược nhau, trong khi Staline chỉ muốn áp dụng xã hội chủ nghĩa tại nước Nga, Trotsky chủ trương trái ngược, phải tiến lên vô sản hóa toàn thế giới. Nói cho ngay cả hai ông này đều là dân uống máu người không tanh, Staline giành được chính quyền, Trotsky bỏ trốn sang Mễ Tây Cơ, Staline cho người theo giết năm 1940 để trừ hậu họa.
Ngày 22/6/1941 Hitler mở chiến dịch Barbarossa đánh sang Nga với 70% lực lượng, quân Đức tiến nhanh như vũ bão nhờ Vũ khí tối tân dồi dào với 180 Sư đoàn cơ giới và bộ binh, quân Nga chạy như vịt vì yếu thế. Hitler kỳ thị người Đông Âu, ông ta cho rằng người gốc Slave là dân hạ đẳng (race inférieure) nên họ giết người Đông Âu nhiều gấp mười lần số nạn nhân Tây Âu thuộc giống Anglo-Saxon, quân Đức đối với tù binh Nga rất tàn bạo.
Lính Đức không chịu đựng nổi mùa đông khắc nghiệt ở xứ sở rộng mênh mông bát ngát này, Hitler ham tiến cho nhanh (over extend) nên tiếp liệu không theo kịp đã bị thua trận tại Stalingrad ngày 2/2/1943.
Cuộc chiến tranh Nga Đức được coi là lớn nhất thế giới và kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại kéo dài từ 1941 tới 1945 gồm nhiều trận đánh long trời lở đất giữa hàng trăm sư đoàn Nga –Đức. Theo tài liệu Liên sô (tại Sai gòn sau 1975) cuộc chiến có 20 triệu người chết gồm cả dân cả lính, 1,000 tỉnh thành và thị xã bị hủy hoại. Nhưng theo phim World War Two, Behind Closed Doors của Anh-Mỹ (2008) thì số tổn thất của Nga cả dân cả lính là 27 triệu. Nga lấy người thay của trong khi Mỹ lấy của thay người, riêng tại trận Stalingrad số lính Nga tử trận lên tới nửa triệu, nhiều hơn số lính Mỹ chết tại cả chiến trường Âu Châu và Thái Bình Dương trong Đệ Nhị Thế chiến. Sở dĩ quân Nga chết nhiều như vậy vì, dưới sự lãnh đạo của Staline, chủ trương hy sinh tối đa để đạt chiến thắng, phía sau phòng tuyến có những đội vũ trang (firing squad) bắn vào những người bỏ chạy, tiến cũng chết lùi cũng chết.
Không phải như Đô đốc Doenitz, người kế vị Hitler nói chính người Nga đã đánh bại Đức Quốc xã, sự thực không phải như vậy. Năm 1944, nếu mỗi ngày 2,000 máy bay Mỹ (ban ngày) và 800 máy bay Anh (ban đêm) không dần nát các mục tiêu Quốc phòng của Đức tại Bá Linh thì Nga không dễ gì giữ được đất nước của mình chứ đừng nói chuyện chiến thắng, tây tiến.
Như chúng ta đã biết Staline chủ trương chỉ tiến lên xã hội chủ nghĩa tại nước Nga thôi, nhưng ông ta xua quân truy kích quân Đức quá đà đầu năm 1944 và chiếm luôn các nước Đông Âu Lỗ Ma Ni, Bảo Gia Lợi, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức… Trong phim World War Two, Behind Closed Doors, quân Nga lấy hết vàng bạc, quí kim, ngoại tệ… trong các ngân hàng của các nước này đem về.
Sở dĩ Nga chiếm Đông Âu dễ dàng như vậy vì Mỹ đã nhường mảnh đất mầu này cho Nga để nhờ họ phụ một tay đánh quân Nhật khi chiến tranh Âu Châu gần chấm dứt. Sự thực cuộc chiến Thái Bình Dương chấm dứt chỉ nhờ hai quả bom Nguyên tử của Mỹ, quân Nga nhẩy vào ăn có và sau này ăn cắp tài liệu Mỹ để làm bom Nguyên tử tháng 8/1949.
Staline là người duy nhất tại Nga chống nổi quân Đức vì các trận đánh của ông vô cùng tàn bạo, hy sinh tối đa để đoạt chiến thắng.
Đến năm 1975 họ khoe đã thành lập được 17 nước Xã hội chủ nghĩa. Staline là Tổng Bí Thư từ 1922 tới khi chết 1953, tổng cộng 31 năm, ông là TBT lâu dài nhất trong Lịch sử CS Nga, họ thường tại chức cho đến chết chỉ trừ Khrushchev và Gorbachev.
Kế vị
Sau Staline là Khrushchev, ông bị lật đổ năm 1964 (1953-1964), Brezhnev (1964-1982) lên thay và làm cho tới chết, Andropov (1982-1984), Chernenkho (1984-1985), hai Chủ tịch này mỗi người chỉ làm 14, 15 tháng rồi chết bệnh.
Gorbachev (1985-1991) là người lãnh đạo Liên Bang Sô Viết cuối cùng, với chính sách đổi mới, ông là người đã chôn vùi chế độ Cộng sản. Ông ta cải tổ Đảng và sự trì trệ kinh tế từ thời Brezhnev để lại, Brezhnev mãi chạy đua vũ trang với Mỹ nên kinh tế ngày càng tồi tệ.
Gorbachev dân chủ hóa cho Liên Bang Sô Viết và Đông Âu nhưng kinh tế đi gần tới khủng hoảng, cuối thập nên 80 thực phẩm khan hiếm phải dùng tem phiếu như thời chiến. So với 1985 dự trữ vàng giảm từ 2,000 xuống còn 200 tấn, nợ bên ngoài từ zero tới 120 tỷ đô la. Những người CS đổ cho Gorbachev làm suy sụp Liên Bang Sô Viết, thực ra kinh tế Nga đã suy đồi từ thời Brezhnev.
Theo lời kể của Kissinger, ngay giữa cuộc Tổng tấn công của CSBV năm 1972, TT Nixon sang Nga tháng 5 năm 1972 để nhờ Brezhnev tạo áp lực với BV ký Hiệp Định Paris. Brezhnev rất mong mỏi, thèm muốn được họp Thượng đỉnh với Nixon để thương thuyết tài giảm binh bị và mua lúa mì của Mỹ vì nước Nga bị mất mùa, thiếu thốn. Trong cuốn Kissinger cũa tác giả Marvin Kalb và Bernard Kalb (trang 345, 346, 347) chê trách Kissinger, Nixon đã “khôn nhà dại chợ” bán cho Nga một lượng lúa mì với giá rẻ mạt mà không chịu khai thác tình trạng đói kém của họ.
Các nhà phê bình chính trị Mỹ rất ngây thơ, họ không biết rằng BV không chịu ký kết để làm khó dễ TT Nixon khiến ông phải dội 20,000 tấn bom lên đầu chúng mới chịu ký.
Như thế Kinh tế chỉ huy thời Brezhnev đã ảnh hưởng tai hại đến Liên Bang chứ không phải tại Gorbachev, ông này cũng chỉ là nạn nhân như trăm ngàn người khác. Gorbachev đã nhận ra sự sai lầm của Kinh tế chỉ huy và muốn có cuộc cách mạng mới.
Gorbachev người có ảnh hưởng nhất thế giới thập niên 80, đã thay đổi cả một kỷ nguyên, ông là một vĩ nhân của thế kỷ. Ông thực hiện cuộc Cách mạng 1989 cho Liên Bang Sô Viết, giải tỏa xiềng xích chế độ CS áp bức cho các nước Đông Âu và các nước thuộc địa cũ của Nga từ thuở xa xưa. Gorbachev là người có công lớn với nhân loại, ông đã cứu nước Nga, các nước Đông Âu, các thuộc địa cũ của Liên bang, đem lại tự do bác ái cho nhân dân. Ông cũng là người có ảnh hưởng nhất thế giới thập niên 80, chính ông đã đào huyệt chôn vùi chế độ CS Nga, CS Đông Âu và cả trên thế giới mặc dù nay các nước CS da vàng còn thoi thóp thở nhưng chúng cũng đang từ từ dẫy chết.
Sau Gorbachev là Yeltsin (1911-1999)
Tháng 8/1991, Ủy ban nhà nước ban hành tình trạng khẩn trương đưa quân nhẩy dù về Moscow làm đảo chính theo kiểu Nguyễn Chánh Thi năm 1960 tại Sài Gòn để lật đổ Gorbachev, ông này bị giam ba ngày tại Crimea. Yeltsin Chủ tịch quốc hội, đã đứng trên xe tăng hô hào nhân dân chống đảo chính và dẹp được cuộc phản loạn. Người dân biểu tình chống quân đảo chính, Gorbachev được cứu tại Crimea.
Cuộc đảo chính của CS thất bại, người dân không muốn trở lại chế độ hà khắc, kìm kẹp và tàn bạo, đây là cái quẫy mình cuối cùng của bọn tàn dư CS Nga trước khi chết.
Boris Yeltsin
Sự nghiệp chính trị Gorbachev suy thoái, Yeltsin dần dần nắm được quyền hành từ bộ này sang bộ khác kể cả điện Cẩm Linh. Ngày 6/11/1991 ông ra nghị quyết bãi bỏ tất cả mọi hoạt động của Đảng CS trên đất Nga. Mới đầu Yeltin ủng hộ Gorbachev rồi thành đối thủ chính trị mạnh nhất của ông. Ngày 29/5/1990 Yeltsin được bầu làm Chủ tịch Quốc hội tức Chủ tịch Tối cao Sô viết. Ngày 12/6/1991 ông được bầu làm Tổng Thống Cộng Hòa Xã Hội Liên Bang Sô Viết Nga (Russian Soviet Russian Soviet Federative Socialist Republic), lúc đó là một nước trong Liên bang 15 nước. Khi Gorbachev từ chức và Liên bang Số viết giải tán ngày 25/12/1991, Yeltsin giữ chức Tổng Thống Liên bang Nga, năm 1996 ông tái đắc cử.
Dưới thời Yeltsin, nhiều suy thoái như lạm phát, tham nhũng, kinh tế khủng hoảng ảnh hưởng nặng nước Nga. Năm 1992 vật giá tăng vọt, thập niên 90 tổng sản lượng suy giảm còn một nửa, thất nghiệp dữ dội, lạm phát phi mã khiến bao nhiêu người mất hết tiền tiết kiệm, mười triệu người Nga lâm vào cảnh bần hàn.
Ông tiếp tục giữ chức Tổng Thống cho tới 31/12/1999, một loạt những khủng hoảng kinh tế chính trị khiến Yeltsin không lấy lại được uy tín lúc ban đầu. Ông từ chức ngày 31/12/1999, Thủ Tướng Vladimir Putin trở thành Tổng Thống lâm thời cho tới khi cuộc bầu cử mới được tổ chức ngày 26/3/2000.
Vladimir Putin
Ông giữ chức Thủ Tướng Nga từ tháng 8 tới tháng 12/1999, rồi làm Tổng Thống lâm thời từ cuối 1999 tới tháng 3/2000. Putin đắc cử Tổng Thống 26/3/2000 với 53% số phiếu nhiệm kỳ đầu 2000-2004 và tái đắc cử nhiệm kỳ hai 2004-2008. Ông lại làm Thủ Tứớng từ 2008-2012 trong khi Dmitry Medvedev, Thủ Tướng của ông lên làm Tổng Thống. Putin cũng là Chủ tịch đảng Thống Nhất Nga, đã phục vụ cho KGB 16 năm, lên Trung Tá trước khi hoạt động chính trị. Ông lên rất nhanh, vì Hiến Pháp chỉ cho làm Tổng Thống hai nhiệm kỳ nên ông không thể ra ứng cử tiếp năm 2008.
Dmitry Medvedev, Thủ Tướng của Putin đắc cử Tổng Thống 2008 và cử Putin làm Thủ Tướng. Tháng 9/2011 sau khi luật thay đổi tăng nhiệm kỳ Tổng Thống từ 4 lên 6 năm, Putin cho biết ông sẽ ứng cử lần thứ ba (2012) khiến nhân dân biểu tình chống đối tại nhiều thành phố Nga, Putin hiệu triệu mọi người nói họ vô ơn vì ông đã làm cho Kinh tế xã hội lên như diều. Ông lại thắng cử Tổng Thống năm 2012 (63.6% số phiếu) và sẽ cầm quyến 6 năm, cử Dmitry Medvedev làm Thủ Tướng. Đây chỉ là một trò hề bầu cử, ông Tổng Thống xuống làm Thủ Tướng rồi ông Thủ Tướng lên làm Tổng Thống.
Putin bị thế giới coi là dân chủ giả hiệu, sẽ từ từ đưa tới độc tài, năm 2014 Nga bị truất khỏi G-8 vì sáp nhập bán đảo Crimea vào nước họ. Ngày 21/2/2014 Quốc Hội Ukraine lật đổ Tổng Thống thân Nga Yanukovych và cử TT lâm thời Turchynov lên thay. Mỹ và Tây Phương công nhận chính phủ mới, Nga phủ nhận. Hai ngày sau Putin đưa vũ khí lén giúp bọn gốc Nga chiếm bán đảo Crimea, cuối tháng 3 họ tổ chức bầu cử ma mãnh dưới sự yểm trợ của xe tăng để sáp nhập bán đảo này vào Nga.
Kinh tế tốt đẹp trong thời kỳ Putin lợi tức thực sự tăng 2.5 (hai lần rưỡi), lương bổng tăng gấp ba, thất nghiệp, nghèo nàn giảm một nửa, nhân dân mãn nguyện. Kinh tế Nga tiến một mạch 8 năm, Tổng sản lượng tăng 600%, chính phủ giảm thuế. Chính sách năng lượng khiến Nga trở thành siêu cường năng lượng.
Nay đầu tư vừa giảm 2.5% vì Ukraine khủng hoảng, nước Nga khác thường trong số những nền kinh tế lớn ở chỗ họ dựa vào lợi tức năng lượng dầu, khí để tăng trưởng
Đất nước được thiên nhiên ưu đãi có nhiều tài nguyên thiên nhiên như dầu, khí đốt, quí kim…chiếm phần lớn hàng xuất khẩu Nga. Năm 2012 dầu và khí đốt chiếm 16% Tổng sản lượng (GDP), chiếm 52% lợi tức Ngân sách Liên bang và chiếm hơn 70% hàng xuất cảng. Kỹ nghệ quân sự Nga cao, năm 2013 vũ khí xuất cảng là 15 tỷ (Mỹ kim) đứng thứ hai sau Mỹ gồm Máy bay chiến đấu, Phòng không, Tầu chiến, Tiềm thủy đĩnh …
Nay kinh tế Nga bị suy thoái từ khi sáp nhập bán đảo Crimea, bị Mỹ và Tây phương trừng phạt kinh tế, thị trường chứng khoán lao xuống vực thẳm, đồng Rúp mất giá gần một nửa, giá dầu thô tụt xuống dưới 50 đô so với trên 100 đô nửa năm trước, Nga sống bằng bán dầu, năng lượng.
Diện tích nước Nga nay là 17 triệu Km vuông gấp 44 lần nước Nhật (337 ngàn km2), nhiều tài nguyên trong khi Nhật bị thiên nhiên bạc đãi, không có tài nguyên nhưng nhờ trí thông minh, tài năng họ đã chế tạo được các hàng xuất khẩu tuyệt hảo bán khắp năm châu. Kỹ nghệ đã đưa Nhật lên hàng kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới thập niên 80, 90 và 2000, nay xuống hàng thứ ba sau Trung Cộng. Putin có công đào xới cái “của trời cho” đem xuất cảng đưa đất nước lên hàng cường quốc kinh tế thứ 9 mà trước đó đứng hàng thứ mấy chục.
Cuối thập niên 90 sau khi Liên bang Sô viết sụp đổ, 15 nước trong Liên bang đòi trả độc lập, Đông Âu từ bỏ chế độ CS, nưóc Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, Tổng sản lượng suy giảm còn 50%, lạm phát gia tăng.
Mười lăm (15) nước tuyên bố độc lập tách khỏi Liên bang Sô viết là Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Moldova, Russia, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine, và Uzbekistan. Sự ly khai này đã khiến Nga mất một nửa dân số, trước là 290 triệu nay chỉ còn 145 riệu
Kết luận
Trang Globalfirepower.com xếp hạng Quân sự các nước trên thế giới, họ xếp thứ tự trên dưới theo tiêu chuẩn Vũ khí, Dân số, Ngân sách quốc phòng, Tài nguyên…rất khoa học và công bằng. Mỹ đứng đầu danh sách sau tới Nga, Trung Cộng, Ấn độ, Nhật, Nam Hàn, Pháp, Anh, Brezil, Pakistan. Đó là tổng cộng mười nước Top Ten về Quân sự trên thế giới.
Mặc dù Mỹ đứng đầu nhưng hơn hết các nước về mọi mặt gấp nhiều lần. Ngân sách Quốc phòng của Mỹ 740 tỷ còn nhiều hơn 9 nước Top Ten cộng lại 536 tỷ, về Hải quân chưa có nước nào đủ khả năng đóng Hàng Không Mẫu Hạm 100 ngàn tấn, Mỹ hiện có 10 chiếc cỡ 100 ngàn tấn cùng với 2 chiếc trừ bị, và 9 cái HKMH trung bình cho máy bay lên thẳng, tổng cộng 19 chiếc. Cách đây khoảng 4, 5 năm, Putin tuyên bố sẽ đóng một HKMH một trăm ngàn tấn nhưng không đủ tiền, còn Trung Cộng phải một Thế kỷ hay nửa Thế kỷ nữa mới hy vọng đuổi kịp Hải Quân Mỹ, có lẽ sẽ không bao giờ. Tổng số máy bay của Mỹ gần bằng 9 nước Top Ten cộng lại…
Nói về nước Nga, sở dĩ người ta xếp họ đứng thứ nhì sau Mỹ vì kho Vũ khí cũ còn để lại từ thời chiến tranh lạnh, như chúng ta thấy vấn đề tiền là quan trọng nhất. Từ ngày Putin chiếm bán đảo Crimee bị Tây Phương và Mỹ trừng phạt, dầu, khí đốt xuống giá nhiều, NSQP giảm, thiếu tiền ảnh hưởng mạnh đến vấn đề Quân sự.
Putin can thiệp Quân sự vào Syria từ 30/9/2015, trung bình một ngày tốn 3 tới 4 triệu Mỹ kim, tính tới tháng 3/2016 họ chi tiêu khoảng 500 triệu (How much Has The Syrian Civil War Cost Russia And The US? www.ibtimes.com ), mục đích chỉ là lấy uy thế cho nước Nga. Putin cũng bị đảng Dân Chủ Mỹ lên án đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2016 để giúp cho Donald Trump thắng cử. Sự thực ông Putin có can thiệp bằng tung tin trên internet nhưng kết quả không được bao nhiêu, cử tri Mỹ bầu cho ông Trump vì không muốn gia đình Clinton trở lại tòa Bạch Ốc thêm lần nữa.
Trong một bài đăng trên BBC Vietnamese (24/5/2018): “Ông Lê Duẩn từ 1973 đã lo bị Mao tấn công”, họ trích lời Sergey Radchenko (GS bang giao quốc tế Anh quốc) trong bài Why Were the Russians in Vietnam? Ông GS cho biết thắng lợi trong cuộc chiến VN chỉ là chiến thắng vô ích đối với Moscow, nó chỉ đem lại chút ít uy tín cho một siêu cường nhưng không đem lại lợi ích gì cho Ngân sách. Radchenko cũng cảnh báo sự can thiệp của Putin tại Syria giống như chiến tranh VN, dễ gây hậu quả lâu dài tai hại cho nước Nga.
Putin năm 2014 nói Nga là nước duy nhất có thể biến Mỹ thành tro bụi, nói cho đỡ tủi. Ngân sách quốc phòng Nga năm 2021 chỉ có 42 tỷ (Mỹ 740 tỷ), nay tuyên bố NSQP 2022 sẽ là 150 tỷ, không biết lấy tiền ở đâu? Năm 2021 NSQP Nga thua hết các nước chỉ hơn Brazil 29 tỷ, Pakistan 12 tỷ trong số 10 nước top ten
Theo Globalfirepower.com: Mỹ 740 tỷ, Nga 42 tỷ, Trung Cộng 178 tỷ, Ấn Độ 75 tỷ, Nhật 51 tỷ, Nam Hàn 48 tỷ, Pháp 47 tỷ, Anh 56 tỷ. Brezil 29 tỷ, Pakistan 12 tỷ.
Nay đem Nguyên tử ra dọa Tây phương và Mỹ nhưng người ta lờ đi, cho rằng Putin chỉ là thằng bịp, nói cho đỡ tủi. Nước Nga giống như một bàn tay, dân cư hầu hết ở dạt về phia Tây gần Châu Âu tới 75%, phần còn lại ở phía Đông lạnh lẽo, rộng mênh mông dân cư thưa thớt chỉ có khoảng 25%.
Nay Putin dọa sử dụng bom nguyên tử nếu Mỹ đồng ý với Ukraine cho máy bay không người lái đánh vào đất Nga. Sự thực nếu đã chơi bom Nguyên tử thì đất nước Nga sẽ tan tành như cám, NATO, Mỹ sẽ oanh kích các thành phố lớn như Leningrad, Volgagrad, Mạc Tư Khoa…
Người ta sẽ nhắm vào các thành phố lớn của họ mà bấm nút, Putin muốn tự tử nhưng thuộc hạ sẽ không cho ông ta làm như vậy.
Theo Ukraine, Nga thiệt hại tới 90,000 người: …Viện nghiên cứu Krovosheev study nói Nga thiệt hại 8,668,400 không thể thay thế được gồm: 5,3226,800 chết tại mặt trận, 1,102,800 chết vì thương tích tại bệnh viện, những người không chiến đấu có 555,500 người tử thương (The war related deaths detailed in Russian soures are as follow: The Krivosheev study listed)
Nga mất 1,000 xe tăng, 300 máy bay tại Ukraine. (Wikipedia-Casualties of Russo-Ukraine War)
Những con số Thống kê kể trên là của Ukraine, tuy sự thiệt hại của Nga ai cũng biết là lớn nhưng nay không thể có Tin tức nào tin cậy được. Trên đài phát thanh mới nói báo Tây Phương đăng Ukraine tử trận gần 100,000 người, thì phía Ukraine cải chính, họ nói chỉ có 10,000 người chết, một phần mười con số đó. Khi chiến tranh chấm dứt một thời gian, người ta mới xác định được.
Khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ năm 1990 thời Gorbachev, 15 nước thuộc địa cũ đòi độc lập khiến nay dân số chỉ còn một nửa (145 triệu). Nhà Kinh tế gia Samuelson nói trong cuốn Economics trang 830 (in 1970)
“Thập niên 1970 cũng như thập niên 1960 Tổng sản lượng kinh tế của Nga vào khoảng một nửa Tổng sản lượng Mỹ”
(In the 1970s, as in the 1960s, U.S.S.R real GNP is about one-half United States real GNP)
Thập niên 70, thời Brezhnev Tổng sản lượng Nga bằng một nửa TSL Mỹ, nhưng nay 2022, Tổng sản lượng Mỹ là 25,035,164 triệu (25 ngàn tỷ) và TSL Nga là 2,133,092 (hơn 2 ngàn tỷ), TSL Mỹ gấp gần 12 lần TSL Nga.
Dân số Mỹ nay vào khoảng 333 triệu hơn gấp hai dân số Nga 145 triệu (giảm một nửa)
Có lẽ Putin không phải là CS, cũng không cổ vũ cho chế độ CS vì tôi thấy một tờ báo cũ có đăng hình ông đứng cùng đám đông tưởng niệm những nạn nhân CS, những người chết dưới tay Staline, nhưng ông thích trở lại cái thời oanh liệt vang bóng một thời của nước Nga La Tư.
Cách đây hơn 60 năm, nhân vụ khủng hoảng tại kênh đào Suez Tháng 10/1956, Thủ Tướng Nga Khruschev tuyên bố với Chính Phủ Mỹ một câu xanh rờn như sau.
“Kể từ nay, những chuyện quan trọng trên thế giới sẽ do Nga-Mỹ giải quyết, không liên quan gì tới các nước không có bom nguyên tử (ý nói Pháp) hoặc chỉ có một ít bom nguyên tử (ám chỉ Anh)”
Thực ra nhờ ăn cắp tài liệu Mỹ mà Nga làm được bom Nguyên tử tháng 8/1949, cái gì chứ ăn trộm ăn cắp là nghề của mấy anh CS.
Nga-Mỹ thuở nào đã phân đôi thế giới thế mà bây giờ cái thời chọc trời khuấy nước của Sô viết xa xưa nay còn đâu?
Putin năm 2014 muốn dựng lại cái xác chết Liên Xô cũ, nay cũng muốn hùng cứ một phương trời. Nước Nga hạ cấp đến độ hết cả đạn dược nay phải cầu viện đàn em như Iran, Bắc Hàn. Trong chiến tranh đạn dược thường mau hết, nhưng Nga thiếu tiền nên kho dự trữ chẳng còn bao nhiêu.
Ngày 24 tháng 2 năm 2022, Putin xua quân chiếm Ukraine, tưởng chỉ đánh trong vài ngày hay một tuần là chiếm được thành Kiev, rồi dựng lên chính phủ bù nhìn thân Nga ấy thế mà đã gần một năm qua, Putin nuốt không trôi mà khạc cũng không ra cái miếng mồi ngon này.
Người ta hỏi tại sao Putin nay nướng quân y như Lê Duẩn đẩy thanh niên vào tử địa thập niên 70? Tại sao người dân Nga lại để Putin lộng hành như vậy? Sự thực chế độ độc tài CS và chế độ độc tài cá nhân cũng như nhau. Trong một cuộc diễn hành quân sự, giờ phút chót Putin cho bãi bỏ trình diễn máy bay phản lực vì sợ ném bom, ông ta cũng biết người dân âm mưu và thù ghét mình.
Tình hình cuộc chiến tại Ukraine không biết sẽ đi về đâu, trước lập trường cứng rắn của Ukraine, thà chết không nhường một tấc đất cho địch thì Putin muốn rút chân ra cũng không tránh khỏi bẽ mặt.
Than ôi thời oanh liệt của Đế quốc Sô Viết đã từng chọc trời khuấy nước nay còn đâu?
Có chăng chỉ còn lại một tiếng vang.
Vang bóng một thời.

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025