Tập ảnh "Ô Nhục Ải Nam Quan" #3
Tập ảnh "Ô Nhục Ải Nam Quan" #3
Chân Mây
6. Nhóm hình F
F1. Toàn cảnh Ải Nam Quan Do trinh
sát quân Nhật Bản chụp vào tháng 6 năm 1940 trước khi tiến hành “cuộc chiến 3
ngày” nhằm đạt mục đích đưa quân vào lãnh thổ Đông Dương. Hình được mô tả:
“…thấy được đường xe lửa Lao Cai-Côn Minh. Lại có đường xe ô-tô từ Đồng Đăng
lên tận Trấn Nam Quan. Bờ tường thành này bên trong là đất Trung Quốc, ngay bên
ngoài là Bắc bộ Đông Dương”.
Từ cao điểm như trong hình ta thấy rõ vị trí lô cốt như đã xem qua hình B2. Có
khả năng lô cốt đã xây dựng trên một nền kiến trúc cổ xưa của Việt Nam . Và còn
“Suối Phi Khanh” nơi thấm lệ của Nguyễn Trãi, có ai nhận ra chưa?…Nước mắt!
Phụ ảnh: Liên quân Pháp-Việt (trường Sĩ
quan Đồng Đăng) Những người bảo vệ Ải Nam Quan thất thủ trước quân Nhật
(25.09.1940)
F2. Cột Mốc Số 18 Do quân đội Nhật
Bản chụp tháng 7 năm 1940 ngay tại tường thành Trấn Nam Quan. Cột mốc số 18
lịch sử xác định biên giới Trung-Việt vào năm 1887. Xác định lãnh thổ bảo hộ
của thực dân Pháp tại Đông Dương và cũng là khởi điểm Nam tiến của quân đội
Thiên Hoàng giao tranh với các nước Châu Âu.
Trên Cột mốc số 18 ta đọc được:
“Trung
Việt Quốc Giới, Trấn Nam Quan Ngoại, Đệ Thập Bát Hiệu - No.18
FRONTIERE”
F3. Bản đồ vị trí Trấn Nam Quan và cột
mốc số 18 Do chính quyền Tưởng Giới Thạch họa vào năm Dân Quốc 13 (1925).
Khu vực Trấn Nam Quan và cột mốc số 18 (có đóng khung)
F4. Hữu Nghị Quan (tên gọi cổng Nam Quan
do Trung Cộng đặt ra vào năm 1965) Đây là một bằng chứng sống động nhất cho
kết qủa “bác cháu ta cùng giữ nước” trong thời cộng sản cầm quyền tại Việt Nam.
Ảnh do cựu chiến binh Trung Cộng (tham gia chiến tranh biên giới Trung-Việt
1979) chụp vào năm 2005. Các vạch và khung đánh dẩu trên ảnh là của tác giả ảnh
và được giải thích như sau.
“Hình trên là từ trên núi Kim Kê chụp xuống. Bên trái là Hữu Nghị Quan, vòng
tròn màu vàng là cao điểm tranh chấp Trung-Việt, hiện thời do quân ta khống
chế; Vùng màu xanh lá cây hình tam giác là khu vực gài địa lôi. Vạch dài màu
tím là con đường sắt qua lại với Đồng Đăng. Vùng trắng giữa hình có hai cửa
đường hầm là điểm cuối của cao tốc Nam Ninh đến Bằng Tường”
Nguyên văn:
上图]这是在金鸡山上往下拍的。左侧是友谊关,黄圈部分为中越有争议的高地,目前为我军控制;草绿色的三角为雷区 ,蓝线是通往同登的铁路。图片中间灰白处有两个遂道洞口为南宁至凭祥高速公路的终点站。
Tham khảo tại đây:
http://military.china.com/zh_cn/hist...2461442_1.html
Tôi xin thuyết minh thêm. Núi Kim Kê
là cao điểm chiến lược nằm ở cánh trái cổng Nam Quan, ngay vị trí chụp ảnh của
tên cựu chiến binh này chính là đất Việt Nam. Khu vực tam giác trong hình chính
là khu vực của cột cây số Km0 của Việt Nam là nơi mà vào đầu tháng 7.2007, phía
Trung Cộng đã tuyên bố hoàn tất gỡ bỏ tấm đạn địa lôi (mìn) cuối cùng, bảo đảm
thông thương an toàn cho “vùng Hữu Nghị, Hòa bình vạn tuế!”. Trong các hình ảnh
của chương tiếp theo ta sẽ rõ hơn về vị trí này. Ở đây ta đã có khái niệm về
việc Ải Nam Quan đã mất trong cự ly ra sao! Việc mất lãnh thổ qủa là nghiêm
trọng! không phải là 100m, 150m, hoặc 200m. Cự ly trong hình có thể tính bằng
Km! Hai lỗ đen gần giữa tâm hình là đường ra vào của cao tốc Nam-Hữu (Nam
Ninh-Hữu Nghị Quan với chiều dài 179.2 Km. Nam Hữu khởi công vào ngày
28.04.2003 và chính thức khai thông vào ngày 28.12.2005, cũng là đường quốc lộ
số 322 của Trung Cộng với điểm tận cùng giáp với Km0 của QL1 Việt Nam. Một âm
mưu mới hơn đang hình thành!).
Như ta thấy, cả một vùng đồi núi của Việt Nam đã bị Trung Cộng ngang nhiên san
bằng và xây dựng công trình trong nhiều năm, vẫn không hề có một chút phản ứng
nào của bọn cầm quyền CSVN. Hay nói đúng hơn là đã có một sự thỏa thuận nhượng
Ải Nam Quan từ hàng chục năm trước?
F5. Ảnh chụp vệ tinh vị trí của Hữu Nghị
Quan Khu vực Hữu Nghị Quan (đóng khung) so với đường biên giới Trung-Việt
màu vàng. Ảnh do cựu chiến binh Trung Cộng thiết kế để mô tả lại chiến trận
biên giới Trung-việt năm 1979. Lúc này, Hữu Nghị Quan đã nằm sâu trong đất
Trung Cộng từ đời…Hồ Chí Minh!
“Con đê đầu khấn lạy Chư Phật mười
phương…” Ải Nam Quan đã mất, Đất thiêng đã mất! Có ai còn nhớ Phi
Khanh-Nguyễn Trãi?
-----------------
Chương II: “Kẻ Bán Ải Nam Quan và Km
Zéro ô nhục!”
(Năm 1966. Công binh xây dựng đường sắt Trung-Việt tại Hữu Nghị Quan tuyên thệ
trước khi vào VN làm nhiệm vụ)
(Thiết đạo binh: công binh đường sắt TC giả dạng bộ đội VN)
(Năm 1966. Quân chính qui TC giả dạng bộ đội VN tuyên thệ tại Hữu Nghị Quan.
Hướng về TC đồng thanh hô lớn: "Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Nguyện mang
vinh quang trở về!". Trong ảnh là Sư đoàn 62 Cao Xạ TC)
(Tham gia tra tấn tù binh Mỹ tại VN)
(Tham gia bắt sống phi công Mỹ tại VN. Người cầm ảnh là cựu chiến binh TC tham
chiến tại VN )
(Huy chương "Đoàn Kết Chiến Thắng Giặc Mỹ" do chính HCM ký tặng)
(Hoặc do PVĐ ban thưởng)
(Năm 1968, hai bác Hồ - Mao đi từ Ải Nam Quan cùng mang vũ khí vào gây tang tóc
cho dân miền Nam VN)
"Nam man! Ta cho ngươi cơm ăn, áo mặc, ta cho ngươi súng đạn, nhưng chính
ngươi đã lấy súng đạn bắn vào da thịt ta!” (người anh em đồng chí TC nói!)
Hoa Kiều tại Việt Nam bị cưỡng chế hồi hương năm 1978
Ngày 25.08.1978, khoảng trên 200 quân Việt Nam dùng vũ lực bắt buộc Hoa kiều
phải hồi hương đi vào khu vực Hữu Nghị Quan. Lúc 17g30 cùng ngày, ngay trước
cổng Hữu Nghị Quan, quân Việt Nam đánh chết 6 người, 82 người bị thương, 15
người chạy thoát. Công tác viên phía Trung Cộng lên tiếng cảnh cáo và xung đột
đã xảy ra giữa hai bên cán bộ Trung-Việt. Ba ngày sau, quân Việt Nam tiếp tục
tràn lên vùng biên giới tìm kiếm những Hoa kiều đang bỏ trốn… Chiến tranh biên
giới Trung-Việt bắt đầu từ đây, cuộc chiến mà Trung Cộng lấy cớ “tự hào” là “Tự
Vệ Phản Kích”. Ải Nam Quan thêm một lần nữa chứng kiến xung đột Trung-Việt.
Nhưng từ sau cuộc chiến này, Trung Cộng đã đẩy lui lãnh thổ Việt Nam ra khỏi Ải
Nam Quan và bỗng xuất hiện cột mốc có tên gọi “Km0” thần thoại, nằm cách xa
cổng Nam Quan hàng trăm thước.
Dấu đạn giao tranh Trung-Việt trên khắp
tường thành "Hữu Nghị Quan"
Trung Cộng ca khúc khải hoàn trở về cổng
Hữu Nghị Quan sau chiến thắng
Ngày 28.05.1980, Trung-Việt tiến hành
trao trả tù binh tại "Km0" trên đường Đồng Đăng dẫn vào khu vực Hữu
Nghị Quan
Phụ ảnh tham khảo "Cột Mốc Số
18" giả mạo (?)
Đây là "Cột Mốc Số 18" mà TC cho rằng đã đặt tại cổng Nam Quan. Khác
với "Cột Mốc Số 18" theo Hiệp ước Pháp-Thanh (đã trình bầy nơi chương
I). Trên cột mốc này khắc rằng: "BORNE.18 ANNAM-CHINE, Đệ Thập Bát Bài,
Đại Pháp Quốc Việt Nam, Đại Trung Hoa Dân Quốc Vân Nam". Lịch sử nào ghi
rằng Pháp thay mặt VN ký kết Hiệp ước Biên giới với chính quyền của Tưởng Giới
Thạch? Loại cột mốc này là cùng kiểu với cột mốc số 53 tại khu vực Thác Bản
Giốc. Những cột mốc thật sự của Hiệp ước Pháp-Thanh đã tiêu biến nơi đâu ?
Không ai biết rõ hơn biên giới Trung-Việt bằng Đảng CSVN, nhưng họ có nói gì
không về hiện tượng này? Lặng câm! Ta nên nhớ, trong đề cương của Đảng CSVN do
HCM soạn ra vào năm 1940 đã chủ trương một cách mù quáng: "Không công nhận
bất cứ văn kiện, hiệp ước nào của thực dân Pháp thay mặt VN ký kết với quốc gia
khác!".
Sự ra đời của “Km 0” cho đến nay vẫn rất khó hiểu. Theo “truyền thuyết”, “Km 0”
ra đời vào năm 1960 và Phạm Văn Đồng đã trồng cây si để đánh dấu vị trí. Có
thực sự là PVĐ trồng cây si để đánh dấu vị trí biên giới Trung-Việt hay không?
Hay chỉ đơn thuần là việc trồng cây kỷ niệm một sự kiện nào đó? (thói màu mè
của CSVN). Năm 1958, chính tay PVĐ đã ký văn bản dâng biển cho Trung Cộng, bản
đồ Bắc Việt thì Đảng CSVN dâng cho Trung Cộng vẽ, trong thời điểm lệ thuộc sự
viện trợ của Trung Cộng thì làm sao nói chuyện căng thẳng biên giới, lãnh hải
được. Còn cây si là cây si nào? Cây si thuộc loại cây nhiệt đới có sức tăng
trưởng và phát tán rất nhanh. Không thể nào cho rằng cây si mà PVĐ trồng là cây
si đứng sau cột “Km0”. Hãy xem hình (so sánh với cây si trước cổng HNQ ở chương
II).
Năm 1979, hai tên Trung Cộng đang chỉ
vào vị trí cột mốc “Km0”. Cỏ cây rậm rì, một gốc cây nhỏ phía sau (cây si
từ năm 1960?). Phải chăng vị trí cột mốc chẳng phải bị di dời đi hàng trăm
thước nào cả. Nó đã nằm đó từ những năm 1960, như một thỏa thuận “hữu nghị” khi
HCM dành trọn Ải Nam Quan để tiếp nhận vũ khí của TC gây máu lửa trên miền Nam
Việt.
"Km0" trong những năm 1990.
Biên phòng VN đứng gác nhưng quay mặt về phía VN. Đáng nể!
"Km0" trong những năm đầu 2000, khi đang xây dựng lại cảnh quan
"Hữu Nghị" và kế hoạch cao tốc Nam-Hữu . Lúc này trên cột còn ghi
"Hữu Nghị Quan" và "cây si PVĐ" còn đó
"Cây si PVĐ" bị đốn bỏ dã man vào năm 2005. Cột mốc cũng chỉ còn chữ
"Hữu Nghị". Đảng CSVN không dám nhận thêm chữ "Quan". Xóa
bỏ vĩnh viễn lịch sử để làm vừa lòng đàn anh TC!
"Km0" của VN trơ trọi so sánh với bia đá "Nam Cương Quốc
Môn" của Trung Cộng phía sau . Ở vị trí này ta không còn thấy cổng Nam
Quan!
Chân Mây
Nhận xét
Đăng nhận xét