7 Khủng hoảng lớn tiềm ẩn trong năm 2021 của Trung Cộng

7 Khủng hoảng lớn tiềm ẩn trong năm 2021 của Trung Cộng

Đông Phương – Ngọc Trân

Mặc dù nhìn bề ngoài thì có vẻ như dịch bệnh ở Trung Quốc đã dịu đi, nền kinh tế cũng dần tăng trưởng, và mọi thứ dần trở lại bình thường, nhưng có lẽ sự thực không phải vậy. Có ít nhất 7 rủi ro hoặc khủng hoảng đang rình rập dưới vẻ ngoài “yên bình” này của Trung Quốc, và chúng rất có khả năng sẽ xảy ra trong khoảng thời gian từ cuối năm nay đến cuối năm sau.

Khủng hoảng 1: Dịch bệnh tái bùng phát gây thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế dân sinh 

Nói đến dịch bệnh ở Trung Quốc, những người thường xuyên theo dõi các kênh truyền thông chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể sẽ nghĩ rằng, chính phủ nước này đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch bệnh, bởi vì mỗi ngày trên TV đều đưa tin về việc nước ngoài đã tăng thêm bao nhiêu ca nhiễm bệnh, nhưng ở Trung Quốc thì lại chỉ có một vài ca mới, hơn nữa rất nhiều ca đều là nhập cảnh từ nước ngoài vào, không phải ở nội địa Trung Quốc, do vậy đều cảm thấy Trung Quốc là “nơi an toàn nhất”.

Tuy nhiên, các quý độc giả thường xuyên theo dõi chương trình của chúng tôi đều biết rằng, khi nhìn lại tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc trong năm qua, chúng ta đều thấy rõ rằng, ĐCSTQ đã dùng mọi thủ đoạn để che giấu dịch bệnh, thậm chí còn gây áp lực, bắt giữ người tố cáo – những người đầu tiên đưa ra sự thật về dịch bệnh như bác sĩ Lý Văn Lượng, nhà báo Trần Thu Thực, v.v.

Bác sỹ Lý Văn Lượng, người đầu tiên cảnh báo về con virus Corona Vũ Hán quái ác, 
đã mất sau khi nhiễm chính loại virus này. (Ảnh: MARK RALSTON/AFP/Getty Images)

Điều trùng hợp là gần đây, các kênh truyền thông của Mỹ, bao gồm CNN, AP đều đã thu thập được các tài liệu nội bộ bí mật của ĐCSTQ, chứng minh việc ĐCSTQ thực sự ra lệnh che giấu dịch bệnh và xử lý dịch bệnh không thoả đáng; ngay cả Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cũng bị nghi ngờ cấu kết với ba công ty Thượng Hải bán bộ kit xét nghiệm kém chất lượng, nên đã làm chậm tiến độ kiểm soát dịch bệnh.

Trong chương trình ngày 23/9, chúng tôi từng phân tích rằng, rất có thể sau “Tháng Quốc khánh” (tháng 10), chính quyền ĐCSTQ sẽ dần dần tung ra dữ liệu về dịch bệnh ở các nơi, nhằm đánh lạc hướng của người dân rằng lại xuất hiện “làn sóng dịch bệnh thứ hai”. Quả nhiên, kể từ cuối tháng 10, dịch bệnh đã liên tục lan rộng khắp Trung Quốc, bao gồm ở nhiều nơi như Thiên Tân, Thượng Hải, Chiết Giang, Hồ Bắc, Nội Mông, v.v. Dịch bệnh xuất hiện mới nhất hiện nay là ở thủ đô Bắc Kinh, hơn nữa đây đều là các trường hợp nhiễm bệnh người bản địa.

Điều đáng lo ngại hơn là, mặc dù ĐCSTQ tuyên bố đã phát triển được vaccine phòng dịch, nhưng theo một thông tin gần đây, 47 công nhân Trung Quốc ở Uganda (một quốc gia thuộc lục địa châu Phi) đã bị lây nhiễm viêm phổi Vũ Hán tập thể, và trước khi rời khỏi Trung Quốc, rất có thể nhóm công nhân này đã được tiêm vaccine do Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) sản xuất. Bởi vì kể từ tháng 6 năm nay, ĐCSTQ yêu cầu những người trước khi ra nước ngoài phải tiêm vaccine và hiện đã có 56.000 người rời Trung Quốc đã được tiêm phòng. Do đó, khả năng cao là tất cả 47 công nhân này đều đã được tiêm vaccine, nhưng họ vẫn bị nhiễm virus.

Nói cách khác, rất có thể vaccine sản xuất tại Trung Quốc có hiệu quả phòng dịch kém, thậm chí không có tác dụng phòng dịch. Do đó, ngay cả khi đã được tiêm vaccine, thì những người Trung Quốc ở trong nước cũng không nhất định có thể tránh được việc bị lây nhiễm virus.

Các ống vaccine COVID-19 ứng cử viên từ tập đoàn công nghệ sinh học Sinovac Biotech
 được trưng bày tại Hội chợ Thương mại Dịch vụ Quốc tế Trung Quốc (CIFTIS) ở Bắc Kinh,
Trung Quốc vào ngày 6/9/2020. (NOEL CELIS/AFP qua Getty Images)

Tại sao vaccine lại kém hiệu quả? Nó có thể liên quan đến hai nguyên nhân sau: Thứ nhất, do ĐCSTQ vội vàng muốn cạnh tranh “cuộc đua vaccine” với cộng đồng quốc tế, dẫn đến những vaccine được sản xuất “cấp tốc” này có chất lượng rất kém. Chúng ta có thể thấy, bộ kít xét nghiệm COVID-19 sản xuất tại Trung Quốc đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích dữ dội và bị yêu cầu trả lại hàng vì độ chính xác quá thấp.

Nguyên nhân thứ hai là do virus đột biến quá nhanh, khiến vaccine cũng không thể kiềm chế được chúng. Gần đây, ở Anh đã xuất hiện một loại biến thể mới dễ lây nhiễm hơn và dễ mất kiểm soát hơn của virus Corona Vũ Hán. Giới chuyên gia cảnh báo rằng, loại virus biến thể này có thể “tạo thành rủi ro” đối với tính hiệu quả của vaccine.

Khủng hoảng 2: Thiếu hụt lương thực và giá thực phẩm tăng

Vào đầu năm nay, do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nên người dân Trung Quốc không thể cày bừa vụ xuân. Đến giữa năm, lũ lụt dài hạn xảy ra ở trung và hạ lưu sông Trường Giang vào mùa hè và thời tiết khắc nghiệt cũng xảy ra ở các vùng khác; thêm vào đó là sự tàn phá của đội quân cào cào vào mùa thu, vậy nên có một thực tế không thể chối cãi là sản lượng ngũ cốc năm nay của Trung Quốc đã giảm rất mạnh. Ngoại giới ước tính rằng sản lượng ngũ cốc năm nay giảm ít nhất 30%.


400 tỷ con châu chấu đang tiến vào biên giới Trung Quốc hôm 22/1/2020.
(Ảnh TONY KARUMBA/AFP qua Getty Images)

Tuy nhiên, các kênh truyền thông của ĐCSTQ lại nhiều lần tuyên bố rằng “năm nay được mùa là điều tất nhiên”, hay “trữ lượng ngũ cốc dồi dào”; nhưng ngược lại giá lương thực ở nhiều khu vực của Trung Quốc đã tăng lên, thậm chí còn cung không đủ cầu và các quan chức ĐCSTQ phải âm thầm nhập khẩu ngũ cốc từ Myanmar.

Không chỉ vậy, gần đây ĐCSTQ còn thu mua lượng lớn lương thực từ cộng đồng quốc tế. Thậm chí, nó đã phải nhập khẩu gạo từ Ấn Độ trong khi hai nước gần đây có mối quan hệ không mấy tốt đẹp, đây là lần đầu tiên sau 30 năm Trung Quốc phải nhập khẩu gạo của Ấn Độ.

Điều đó có nghĩa là gì? Nghĩa là đừng tin những gì ĐCSTQ nói, mà hãy nhìn vào những gì nó làm. Ngoài miệng thì ĐCSTQ giao giảng về một vụ mùa bội thu, nhưng lại bí mật đổ xô đi mua lương thực quốc tế, rõ ràng là do Trung Quốc thiếu lương thực, có khả năng sẽ xuất hiện tình trạng khủng hoảng lương thực và giá lương thực tăng vọt.

Vậy nên, tình trạng thiếu lương thực, giá lương thực tăng và lạm phát sẽ là một cuộc khủng hoảng quan trọng khác trong năm mới.

Khủng hoảng 3: Thoát nghèo giả tạo và làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội

Năm nay là năm kết thúc kế hoạch “xây dựng một xã hội thịnh vượng vừa phải toàn diện” và “chiến thắng cuộc chiến thoát nghèo toàn diện” của lãnh đạo ĐCSTQ. Nhưng năm nay do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, lũ lụt, v.v. mà nền kinh tế dân sinh và việc làm của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Thật không ngờ là vào cuối tháng 11, ĐCSTQ vẫn tuyên bố toàn quốc “thoát nghèo thành công” và rằng tất cả 832 huyện nghèo khó trên toàn quốc đã được thoát nghèo.

Không thể kiếm sống ở vùng nông thôn của Trung Quốc, nhiều người trẻ tuổi 
đã phải rời bỏ quê hương để đến các thành phố lớn làm lao động nhập cư. 
(Ảnh của Ralston/AFP/Getty Images)

Tất nhiên, mọi người đều biết rằng cái gọi là “thoát nghèo” của ĐCSTQ cũng giống như cách họ công bố số người nhiễm virus “bằng 0”. Đó là “bằng 0 về mặt chính trị”, một tuyên truyền chính trị nhằm đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo trung ương và là một trò lừa đảo chính trị dối trên lừa dưới. Ngay cả các nhà kinh tế Trung Quốc cũng phải đứng lên chỉ trích, nói rằng cách nói “thoát nghèo” là một nhận thức sai lầm.

Ngay cả ông Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc cũng đã nói ra sự thật là hiện tại 600 triệu dân Trung Quốc có thu nhập hàng tháng dưới 1.000 nhân dân tệ, ngay cả việc thuê nhà cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, trung ương ĐCSTQ vẫn kiên quyết phải đạt được mục tiêu “thoát nghèo toàn diện” trong năm nay, do đó, các chính quyền địa phương cũng thuận nước đẩy thuyền mà tuyên bố rằng “toàn tỉnh đã thoát nghèo thành công”. “Thoát nghèo” đã biến thành một cuộc vận động chính trị.

Tuy nhiên, khẩu hiệu thoát nghèo này không thực sự cải thiện được đời sống và khả năng kinh tế của người nghèo mà ngược lại khiến cuộc sống của họ khó khăn hơn, vì chính quyền trung ương có thể cắt giảm phần trợ cấp hoặc cứu trợ vốn đã ít ỏi ấy sau khi họ được tính là “thoát nghèo”.

Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp thực tế ở Trung Quốc hiện nay vẫn rất cao, theo tính toán của nhà kinh tế Lý Tấn Lôi (Li Xunlei), dân số thất nghiệp của Trung Quốc có thể vượt quá 70 triệu người, và tỷ lệ thất nghiệp thực tế vào khoảng 20,5%. Tất nhiên, đây vẫn chỉ là một ước tính sơ bộ. Ngoài ra, chỉ có 1/4 trong số 8,47 triệu sinh viên đại học tốt nghiệp năm nay tìm được việc làm, do đó tỷ lệ thất nghiệp thực tế của Trung Quốc chắc chắn sẽ càng cao.

Ngoài ra, chỉ có 1/4 trong số 8,47 triệu sinh viên đại học tốt nghiệp năm nay 
tìm được việc làm, do đó tỷ lệ thất nghiệp thực tế của Trung Quốc chắc chắn sẽ càng cao. (VCG/Getty Images)

Mọi người đều hiểu rằng, thất nghiệp có nghĩa là mất thu nhập, mất thu nhập sẽ dẫn đến mất khả năng tiêu dùng và khả năng thanh toán các khoản vay và nợ. Vì vậy, nếu tình trạng thất nghiệp tiếp tục kéo dài, nhiều người sẽ không có tiền để sống một cuộc sống bình thường và không có tiền để tiêu dùng và mua sắm. Vậy thì nền kinh tế “tuần hoàn trong nước” liệu có chống đỡ nổi?

Nếu vòng tuần hoàn kinh tế không thể vận hành, sẽ có rất nhiều ngành nghề không thể duy trì, nhiều công ty sẽ đóng cửa hoặc sa thải nhân viên, tình trạng thất nghiệp lại gia tăng, tạo thành một vòng luẩn quẩn và khiến nền kinh tế Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn.

Trên thực tế, bản thân ĐCSTQ cũng biết rõ điều đó. Vào ngày 24/11, khi ông Tập Cận Bình tham dự Hội nghị tuyên dương lao động kiểu mẫu toàn quốc, ông một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “ổn định việc làm”. Ông cho rằng “ổn định việc làm cần được đặt ở vị trí quan trọng hơn và mức thu nhập của người lao động cần được cải thiện liên tục”.

Tuy nhiên, ĐCSTQ muốn “ổn định việc làm” nhưng cứ mãi không ổn định được, nay lại phát động cuộc vận động chính trị “thoát nghèo giả”, không những không giải quyết được vấn đề đói nghèo và thất nghiệp mà ngược lại còn khiến người nghèo càng thêm nghèo và và người thất nghiệp ngày càng tăng.

Khủng hoảng 4: Món nợ khổng lồ gây ra cơn bão vỡ nợ

Chúng tôi vừa đề cập rằng thất nghiệp sẽ khiến người dân mất khả năng tiêu dùng và trả nợ, doanh nghiệp cũng vậy. Khi hoạt động của một công ty kém và doanh thu không tốt, công ty đó cũng sẽ mất khả năng trả nợ và vỡ nợ, thậm chí là phá sản.

IFF ước tính rằng tổng nợ trong nước của Trung Quốc đã cán mốc 317% tổng sản phẩm 
quốc nội (GDP) trong quý đầu năm 2020, tăng lên từ mức 300% của quý cuối năm 2019, 
đây là mức tăng theo quý lớn nhất từng được ghi nhận.(Ảnh: Getty)


Trên thực tế, kể từ đầu năm ngoái, cơn bão nợ của các công ty Trung Quốc liên tục lên cơn sốt, nó lây lan và lây nhiễm nhanh chóng như một căn bệnh truyền nhiễm. Nhưng điều tệ nhất là, nếu trước đây những công ty vỡ nợ phần lớn là doanh nghiệp tư nhân, thì trong nửa cuối năm nay, những công ty vỡ nợ lại là những doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn và có tên tuổi.

Các doanh nghiệp nhà nước nổi tiếng như Tập đoàn Tử Quang Thanh Hoa (Tsinghua Unigroup), Tập đoàn Ô tô Hoa Thần (Brilliance Auto Group), Tập đoàn Nhiệt điện Vĩnh Thành (Yongcheng Meidian Group), v.v. đều đã vỡ nợ trong hai tháng qua. Điều này có nghĩa là có lẽ chính quyền địa phương đã không còn tiền để tiếp tục bơm vốn vào các doanh nghiệp nhà nước này. Quý độc giả có thể tò mò, rằng có những đơn vị chính phủ đứng sau những doanh nghiệp nhà nước này làm hậu thuẫn cho họ, sao mà không có tiền được? Tại sao không vay tiền ngân hàng?

Đây chính là vấn đề trọng điểm. Bởi vì các ngân hàng nhận thấy nợ của các công ty này quá nghiêm trọng, không có khả năng trả nợ trong tương lai nên bản thân các ngân hàng không muốn bị liên lụy và không muốn cho vay tiền. Một nguyên nhân nữa là do một số ngân hàng chi quá tay, không thu được tiền khiến nợ xấu tăng, ngay cả bản thân ngân hàng cũng đang lâm vào khủng hoảng nợ.

Có thể thấy mức nghiêm trọng của vấn đề này hơn nữa khi các ngân hàng đầu tư nước ngoài dự đoán rằng, làn sóng vỡ nợ của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc sẽ còn tiếp diễn và tăng cao trong năm tới. Vì vậy, cơn bão nợ này không chỉ bao trùm lên người dân bình thường, doanh nghiệp tư nhân và chính quyền địa phương, mà sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng tới các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng và thậm chí cả chính quyền trung ương, điều này sẽ gây ra rủi ro và thử thách rất lớn cho nền kinh tế Trung Quốc trong năm tới.

Khủng hoảng 5: Thị trường nhà ở suy thoái gây ra khủng hoảng tài chính

Ngành bất động sản của Trung Quốc đang phát triển theo hướng phân cực trong những năm gần đây. Mặc dù giá nhà đất tiếp tục tăng ở các thành phố hạng nhất như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến, nhưng giá bất động sản ở các khu vực không phải là các thành phố lớn thì vẫn tiếp tục giảm. Đặc biệt là trong hai năm qua, do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế xuống sắc, các doanh nghiệp nước ngoài di dời khỏi Trung Quốc và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đã khiến nhiều người Trung Quốc không thể mua nhà dễ dàng, hoặc căn bản là không có tiền mua nhà.

“Bong bóng” bất động sản tại Trung Quốc rất lớn, biểu hiện ở giá bất động sản 
tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng thu nhập bình quân của dân cư. (Ảnh: Getty)

Kết quả là từ tháng 1 đến ngày 10 năm nay, có tới 453 công ty bất động sản ở Trung Quốc phá sản, trung bình mỗi ngày có 1,5 công ty tuyên bố phá sản. Hiện tượng này phản ánh rằng, ngoại trừ các thành phố hạng nhất, tình hình bất động sản nói chung không mấy lạc quan, và dấu hiệu bong bóng giá nhà đất ở Trung Quốc đang bắt đầu xuất hiện.

Ngay cả công ty phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc – Tập đoàn Hằng Đại (Evergrande Real Estate Group) cũng rơi vào cảnh khó khăn. Vào cuối tháng 9 có thông tin rằng, vì vấn đề nợ nần nghiêm trọng, Hằng Đại sẽ tái cơ cấu với doanh nghiệp nhà nước là Tập đoàn Bất động sản Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Shenzhen Special Economic Zone Real Estate & Properties (Group) Co., Ltd.). Hơn nữa, Hằng Đại còn xúc tiến chương trình khuyến mãi giá rẻ “giảm 30%” giá nhà đất, nhiều chủ đầu tư lớn cũng tung ra các chương trình khuyến mãi tương tự, điều này cho thấy các doanh nghiệp bất động sản còn quá nhiều “kho tồn”, doanh số kém nên buộc phải giảm giá và tung ra các gói kích cầu.

Vì vậy, nếu nền kinh tế và việc làm không được cải thiện, người dân không có khả năng mua nhà thì không những giá nhà trượt dốc, mà còn có thể khiến nhiều người không trả nổi khoản vay mua nhà nên sẽ buộc phải phải bán nhà, hoặc đơn giản là không trả nợ nữa và để ngân hàng đến siết nhà.

Đến lúc đó, nhiều khu vực ở Trung Quốc có thể sẽ xảy ra tình trạng bán tháo nhà ở, giá nhà đất giảm mạnh, quỹ của các công ty bất động sản đổ vỡ do mất kết nối, từ đó sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính tương tự như cơn sóng thần tài chính năm 2008 của Mỹ.

Khủng hoảng 6: Hoa Kỳ truy cứu việc ĐCSTQ "nhúng tay" vào cuộc bầu cử 

Gần đây, Hoa Kỳ thường xuyên tung ra các đòn mới để trừng phạt ĐCSTQ hoặc muốn tách rời Mỹ – Trung. Ví dụ, Mỹ đã hạn chế visa đối với những người liên quan đến mặt trận thống nhất hay đảng viên của ĐCSTQ và những người nhà của họ. Đầu tháng 12, Mỹ cũng trừng phạt 14 Phó Ủy viên trưởng của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc ĐCSTQ.

Tất nhiên, mục đích đằng sau của việc trừng phạt và tách rời mối quan hệ này cũng bao gồm cả việc bảo vệ nhân quyền, trừng phạt việc ĐCSTQ xâm phạm Hong Kong, v.v. Tuy nhiên, gần đây Mỹ đã liên tục có những động thái bất thường nhắm vào ĐCSTQ, mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc này có thể là do ĐCSTQ can thiệp vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2020.

ĐCSTQ nhúng tay vào cuộc bầu cử Mỹ. (Ảnh từ Twitter của CPDC)

Gần đây, Luật sư Powell đã công khai chỉ ra rằng, có rất nhiều thế lực nước ngoài đứng sau công ty Dominion can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, trong đó có ĐCSTQ.

Bà Powell tuyên bố hôm 14/11 rằng: “Nó (Dominion) đã được Venezuela, Cuba và ĐCSTQ tài trợ, vì vậy, nếu bạn muốn hỏi thế lực nước ngoài nào can thiệp vào cuộc bầu cử, thì họ chính là đang ở ngay trước mắt chúng ta”.

Ông Patrick Byrne, một doanh nhân nổi tiếng, cũng là một phóng viên điều tra, đã điều tra và phát hiện rằng, rất có thể ĐCSTQ đã thâm nhập vào máy bỏ phiếu Dominion thông qua một loại virus có tên “QSnatch”, từ đó sửa đổi các phiếu bầu. Bản cáo trạng của bà Powell cũng chứng minh rằng, máy bỏ phiếu Dominion từng bị các đặc vụ của ĐCSTQ và Iran thâm nhập.

Hơn nữa, theo lời khai tuyên thệ của một cựu nhà phân tích tình báo điện tử, thuộc Tiểu đoàn tình báo quân sự 305 (305th Military Intelligence Battalion) của Lục quân Mỹ, ông đã chỉ ra và chứng minh rằng, Dominion từng bán nhiều bằng sáng chế của công ty này cho Trung Quốc vào năm 2019.

Nói một cách đơn giản, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, ĐCSTQ thực sự đã đứng sau và can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ. Do vậy, trong “bài phát biểu quan trọng nhất” của mình vào hôm 2/12, Tổng thống Trump mới nhấn mạnh rằng, “hiện tại không ai ‘hả hê’ hơn Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

Do đó, thuận theo việc các bằng chứng liên tục được phơi bày, chính quyền Tổng thống Trump rất có thể sẽ từng bước nâng cấp các cuộc phản công và trừng phạt đối với ĐCSTQ. Nếu ông Trump thực sự đảo ngược tình thế, tái đắc cử thành công, và có trong tay bằng chứng “chí mạng” về việc ĐCSTQ can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, thì chắc chắn Mỹ sẽ phát động một cuộc vây quét và phản công quyết liệt hơn nhắm vào ĐCSTQ. Nhưng có thể nền kinh tế dân sinh của Trung Quốc cũng vì thế mà bị liên lụy.

Theo một góc độ khác, nhằm bám sát “quỹ đạo tách rời Trung – Mỹ”, chính quyền Tổng thống Trump đã thiết lập rất nhiều “bước đệm” để đạt được mục tiêu này, thêm nữa là việc cả hai đảng của Mỹ đều tỏ ra phản cảm với ĐCSTQ, vậy nên ngay cả khi ông Biden làm Tổng thống thì cũng rất khó để nới lỏng quá nhiều cho ĐCSTQ trong một thời gian ngắn, mà sẽ vẫn phải bảo đảm một số biện pháp cứng rắn để “phối hợp hài hoà” với người dân và quốc hội.

Khủng hoảng 7: Xung đột quốc tế hoặc quân sự

Xung đột quân sự thực sự là vấn đề quốc tế đáng lo ngại nhất đối với ĐCSTQ. Do đó, gần đây ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh phải phải chuẩn bị cho chiến tranh và “nâng cao toàn diện trình độ huấn luyện và khả năng chiến thắng”. Xin lưu ý rằng ông Tập nói là “khả năng chiến thắng”, nói cách khác, ông Tập biết rằng quân đội hiện tại của ĐCSTQ tuy không nhỏ, nhưng có thể sẽ không chiến đấu được.

Hiện tại, ĐCSTQ đang có xích mích quân sự trực tiếp với Ấn Độ, 
nhưng ai mới là đối thủ thực sự của nó? (Getty Images)

Vậy, ai có thể là đối thủ quân sự của ĐCSTQ? Hiện tại, Ấn Độ đang có xích mích quân sự trực tiếp với ĐCSTQ, nhưng Hoa Kỳ lại là kình địch có khả năng nổ ra các cuộc tranh giành quân sự với ĐCSTQ ở Biển Hoa Đông, Biển Đông và eo biển Đài Loan nhất, hơn nữa đây còn là đối thủ mạnh nhất, vì vậy ĐCSTQ quan tâm nhất đến quân đội Mỹ.

Liệu Mỹ có thực sự khai hỏa với ĐCSTQ? Khả năng này đang dần tăng lên. Trước hết, dịch viêm phổi Vũ Hán năm nay đã khiến Hoa Kỳ bị tổn thất nặng về người và của, điều này khiến Tổng thống Trump khá không hài lòng; ĐCSTQ còn chỉ trích Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và các quan chức khác “theo kiểu Đại Cách mạng Văn hóa”, khiến Nhà Trắng khá bất mãn. Họ luôn muốn dạy cho ĐCSTQ một bài học. Vậy nên Mỹ đã triển khai lực lượng hùng mạnh ở eo biển Đài Loan và Biển Đông, chỉ chờ ĐCSTQ bắn phát súng đầu tiên là sẽ phản công quyết liệt.

ĐCSTQ cũng nhận thấy có điều gì đó không ổn, nên đã ngay lập tức cử Tổng biên tập Hồ Tích Tiến của Thời Báo Hoàn Cầu – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ phát ngôn tỏ ra yếu thế, hô hào rằng tất cả các bên “không được bắn phát súng đầu tiên”. ĐCSTQ cũng trở nên bớt hung hăng hơn để Mỹ không tìm được cớ để cho ĐCSTQ một bài học.Tuy nhiên, ĐCSTQ đã can dự vào cuộc bầu cử ở Hoa kỳ, liên kết những phần tử cực tả ở Hoa Kỳ nhằm lật đổ nước Mỹ.

Do đó, một khi Tổng thống Trump công bố bằng chứng rõ ràng về việc ĐCSTQ can thiệp bầu cử Mỹ, ông ấy chắc chắn sẽ phát động nhiều cuộc phản công hơn nhắm vào ĐCSTQ và không thể loại trừ lựa chọn quân sự.

ĐCSTQ – Bóng ma âm mưu thao túng cuộc bầu cử Hoa Kỳ đang dần lộ ra. 
(Ảnh: NTDVN tổng hợp)

Đặc biệt, Hải quân Mỹ mới đây đã tuyên bố tái thiết Hạm đội 1, dự kiến ​​sẽ đóng quân tại Singapore để tăng cường bảo vệ Ấn Độ và khu vực Nam Á. Điều này tương đương với việc hợp lực với Ấn Độ, Việt Nam, Đài Loan và các đồng minh khác để bao vây và chống lại sự bành trướng trên biển của ĐCSTQ.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đăng một tweet vào ngày 4/12, nói rằng nhân danh ông Pompeo và cho biết “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là trụ cột không thể thiếu của an ninh quốc gia Hoa Kỳ”, và còn đặc biệt nhấn mạnh Điều 5 của Hiệp ước này. Nội dung Điều 5 là “tấn công bất kỳ quốc gia thành viên nào [trong NATO], cũng chính là đang tấn công tất cả các thành viên còn lại”, có nghĩa là các quốc gia thành viên khác cũng sẽ đứng lên cùng chống trả.

Động thái này khá thú vị và khiến người ta không thể không liên tưởng, phải chăng chính quyền Tổng thống Trump đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu quân sự với ĐCSTQ? Mà một khi tấn công Hoa Kỳ, cũng có nghĩa là đang tấn công toàn bộ khối NATO, vậy NATO cũng sẽ phải tham chiến? Điều này rất đáng để tiếp tục theo dõi.

Do đó, mặc dù Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa chính thức có xích mích quân sự hoặc giao chiến, nhưng nếu ĐCSTQ thực sự bị xác nhận là có can thiệp vào cuộc bầu cử của Hoa Kỳ, thì nó tương đương với việc ĐCSTQ tham gia vào hành vi lật đổ và xâm lược Hoa Kỳ một cách ác ý. Khi đó, không thể loại trừ việc Mỹ sẽ lựa chọn sử dụng phương án quân sự để bắt ĐCSTQ chịu trách nhiệm về cuộc bầu cử và cả dịch bệnh.

Đông Phương – Ngọc Trân 

NTD Việt Nam - Trung Thực và Truyền Thống


 



Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209