Nguyễn Phú Trọng và kế hoạch cầm quyền suốt đời?

 

Nguyễn Phú Trọng và kế hoạch cầm quyền suốt đời?


Có thể nói sau ngày 17/1 khi mà suất đặc biệt đã có chủ, ghế tổng bí thư vẫn giữ nguyên cho chủ cũ thì xem như Trọng lú (TL) đã kết thúc một nhiệm kỳ thành công mỹ mãn. Với việc đấu đá không biết mệt mỏi, nay TL đã thành công và tính tới việc ban thưởng.


Vào giữa tháng 5 măm 2019, tưởng như Trọng lú đã bỏ mạng tại Kiên Giang, nhưng rồi đại họa đó cũng qua đi và bệnh tình cũng dần hồi phục, kết quả là năm 2020 Trọng lú đã hạ bệ hàng loạt nhân vật có triển vọng như: Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Đức Chung, Tất Thành Cang vv… khiến cho thế lực của Trọng lú mạnh hơn bao giờ hết.

Công lao nhiều nhất trong quá trình đấu đá triệt hạ những thế lực trẻ kia phải nói đến ngành côn an của Tô Lâm. Ngày 21/1 trên VTC News có đăng bài “Bộ trưởng Công an: 1 Ủy viên Bộ Chính trị, 3 Bộ trưởng bị xử lý hình sự” đã cho biết, bộ côn an đã khởi tố 1 ủy viên bộ chính trị và 3 bộ trưởng như một thành tích vô tiền khoáng hậu.

Phải nói vụ án truy tố cựu ủy viên Bộ Chính Trị Đinh La Thăng là một “kỳ tích” của Bộ Côn An. Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh là 2 nhân vật có liên quan đến sai phạm của PVN. Để bắt được Thanh thì Tô Lâm đã cho nhân viên dưới quyền sang tận Berlin bắt cóc bất chấp tai tiếng với bạn bè quốc tế, bất chấp luật pháp quốc tế, và bất chấp luật pháp nước Đức. Và hôm nay, khi mà đại hội đảng sắp khai mạc thì Trọng lú không quên ơn những tướng lĩnh côn an đã công khai hoặc âm thầm giúp Trọng lú thực hiện kết hoạch đốt lò thành công.

Trọng lú gắn bó với Bộ Côn An từ nhiều năm nay. Chiến dịch đốt lò của TL nếu không có sự phục vụ  nhiệt tình của ngành côn an thì khó mà thành công được.

Ảnh từ Diễn Đàn Trái Chiều JMSS

Hàng loạt tướng côn an được thăng quân hàm

Những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ 2, Trọng lú đã phong hàm cho 4 sĩ quan cấp tướng và 3 sĩ quan cấp tá. Cụ thể như sau:

Thứ trưởng Côn an Nguyễn Văn Sơn được thăng từ trung tướng lên thượng tướng. Theo lời Tô Lâm thì Nguyễn Văn Sơn là "sĩ quan tiêu biểu về phẩm chất chính trị, trưởng thành từ thực tiễn công tác, chiến đấu, có phẩm chất đạo đức, lập trường tư tưởng vững vàng; phong cách làm việc trách nhiệm, sâu sát, tận tụy; luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao".

Thiếu tướng, thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc, người từng là đồng đội với Nguyễn Đức Chung khi còn ở côn an TP Hà Nội cũng được phong từ thiếu tướng lên trung tướng.

Giám đốc Côn an TP Hà Nội Nguyễn Hải Trung, người mà đã đưa 3000 cảnh sát cơ động vào rạng  sáng ngày 9/1/2020 để sát hại cụ Kình và bắt nhiều người khác trong vụ tấn công Đồng Tâm gây chấn động xã hội. Giờ được Nguyễn Phú Trọng thăng hàm từ thiếu tướng lên đại tướng;

Thiếu tướng Nguyễn Minh Chính Cục trưởng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, người chỉ huy một lực lượng đông đảo lực lượng an ninh mạng ngày đêm phá những tài khoản facebook đưa tin mà chính quyền cho là “nhạy cảm”. Người này cũng được thăng lên trung tướng.

Ba đại tá được thăng cấp bậc hàm thiếu tướng gồm Cục trưởng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Nguyễn Văn Long; Phó Cục trưởng Tình báo Phan Thanh Tuấn và Phó Cục trưởng Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Côn an Hoàng Văn Toàn.

Hiện nay tướng côn an và tướng quân đội đang trong tình trạng lạm phát. Nguyên nhân được cho là lợi ích nhóm mà ra. Khi ông này lên thì cố phong người của mình lên tướng để cùng hưởng bổng lộc. Cứ như vậy qua thời gian hiện tượng tướng tá trong ngành công an và quân đội trở nên đông đúc. Đây là một ung nhọt của chế độ. Tướng tá nhiều, ắt kèm theo đó là bổng lộc cũng nhiều. Chính vì vậy mà ngân sách quốc gia năm nào cũng bị thâm hụt. Ấy là chưa nói đến nạn tham nhũng tràn lan. Ở thể chế này, có quyền thì cũng dễ có tiền. Chính vì thế mà tham nhũng như cơn đại dịch không thể nào kiểm soát.

Ảnh từ Diễn Đàn Trái Chiều JMSS


Thăng hàm cho tướng quân đội

Nắm côn an và quân đội là hai mục tiêu quan trọng nhất của Nguyễn Phú Trọng. Để kiểm soát toàn đảng thì từ năm 2016 Nguyễn Phú Trọng đã nắm đảng ủy côn an, còn đảng ủy quân đội  thì mặc nhiên Trọng lú là chủ tịch quân ủy trung ương.

Trong quá trình đấu đá nội bộ, Trọng lú cũng dùng côn an nhiều hơn quân đội, điều đó dẫn tới kết quả là TL ưu ái bên côn an hơn. Và nhiệm vụ bảo vệ đại hội 13 được giao cho Bộ Côn An làm chủ thì điều đó cũng nói lên tất cả.

Vào những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ, Nguyễn Phú Trọng phong hàm cho 7 tướng côn an, còn bên quân đội thì Trọng lú chỉ phong có 2 người. Có lẽ những người này sẽ là người gánh trọng trách, mà Trọng lú giao phó để gánh vác bộ quốc phòng.

Ngày 22/1, tại Phủ Chủ tịch, Nguyễn Phú Trọng với tư cách là Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh đã trao Quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng cho hai sỹ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tại buổi lễ có Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đây là dấu hiệu sắp mất chức. Ngô Xuân Lịch hiện tại là 67 tuổi quá tuổi quy định ở lại Bộ Chính Trị, vì vậy ghế Bộ trưởng của Lịch để lại sẽ được người cấp dưới đôn lên. Có tin ông Lương Cường – đại tướng là người có khả năng sẽ ngồi vào ghế  Ngô Xuân Lịch. Vì vậy những ghế sau sẽ trống và những cấp dưới sẽ được đôn lên để trám vào.

Từ thời Lê Khả Phiêu, thì bên quốc phòng gần như không tiến vào chiếm vị trí cao trong bộ máy đảng. Lần này Ngô Xuân Lịch không được tái cử vì quá tuổi quy định, và Lịch cũng không được ưu tiên trao suất đặc biệt thì có thể nói, cánh quân đội đang yếu hơn cánh côn an vì vắng bóng trong tứ trụ khá lâu.

Ảnh từ Diễn Đàn Trái Chiều JMSS

Nhiệm kỳ 3, liệu Nguyễn Phú Trọng vẫn có còn cậy vào côn an không?

Có thể nói việc một tổng bí thư ngồi vào đảng ủy Bộ Côn An là việc làm chưa hề có tiền lệ trong ĐCS. Tuy nhiên việc Trọng lú đã làm cho đến hôm nay đã cho thấy  Trọng lú thành công. Nếu không có ngành côn an hỗ trợ thì làm sao TL có thể bắt được Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Nguyễn Đức Chung, Vũ Huy Hoàng vv…

Ngày 1/12/2020, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị đánh giá kết quả công tác năm 2020, bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2021 của Đảng Bộ Côn An Trung Ương và những nội dung, định hướng lớn để xây dựng lực lượng công an nhân dân chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Trọng lú thúc giục lực lượng côn an “tuyệt đối không để bị động, bất ngờ, phải kiên quyết đấu tranh mạnh mẽ, phản bác các quan điểm, những tư tưởng sai trái, những việc làm vi phạm pháp luật, trái với lòng dân, trái với chủ trương, chính sách của đảng". Ngoài ra Trọng lú cũng dạy lực lượng  côn an CSVN rằng: “không phải chỉ chống tham nhũng, tiêu cực, còn phải tập trung chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

Thực ra thì việc lên tiếng dạy đạo đức lối sống của các lãnh đạo CS đã có truyền thống từ thời Hồ Chí Minh. Thực tế là lực lượng côn an có đạo đức hay không là chuyện khác. Tuy nhiên, những thứ đạo đức đó cũng không cần lắm, cần nhất vẫn là “trung thành với đảng”.

Chế độ CS được gọi là chế độ côn an trị. Trọng lú hiểu điều đó hơn ai hết, nên việc của TL ở nhiệm kỳ 3 vẫn vậy, vẫn nắm chắc lực lượng côn an để TL không thể bị động trong bất kỳ tình huống nào.

Có phải Trọng lú đang gầy dựng sức mạnh của mình trong quân đội?

Nguyễn Tân Cương mới vừa được phong hàm thượng tướng, sinh năm 1966, quê Hà Nam. Cương là Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XII, Uỷ viên Dự khuyết TƯ Đảng khoá XI. Trước khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Cương từng là Tư lệnh Quân đoàn 1, Tư lệnh Quân khu 4.

Từ năm 2016, Cương là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 4. Từ tháng 11/2018: Cương là Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ tháng 12/2019 đến nay, Cương lên Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Nguyễn Tân Cương là một con người rất trẻ, hiện nay chỉ mới 55 tuổi, đường quan lộ còn dài. Nếu ông này là cánh tay đắc lực của Nguyễn Phú Trọng ở Bộ Quốc Phòng thì có thể đảm bảo Trọng an tâm ngồi ghế tổng bí thư đến hết đời.

Tiếp theo là Võ Minh Lương sinh năm 1963, quê Quảng Bình. Lương là Uỷ viên TƯ Đảng khoá XII. Trước khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Lương từng là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5 thuộc Quân khu 7; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai thuộc Quân khu 7; Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 7.

Từ năm 2015 – 10/2020, VML là Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 7; Tháng 1/2016 là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII. Ngày 24/10/2020, ông được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Võ Minh Lương hiện nay là 58 tuổi, nếu cố gắng Lương có thể ngồi ở Bộ Quốc Phòng đến khóa 14. Lương cũng như Cương đều là những người có thể hỗ trợ  Trọng lú nắm Bộ Quốc Phòng, nếu Trọng lú còn đủ sức ngồi đến khóa 14.

Qua những gì Trọng lú làm, toát lên một điều rằng, Trọng lú đã nắm quá chắc bộ côn an và đang bố trí nhân sự bộ quốc phòng để lần lượt kiểm soát bộ này. Với  Trọng lú, rất có thể TL càng già thế lực của TL càng mạnh. Và nếu đây là sự thật thì việc Trọng lú ngồi ghế tổng bí thư đến suốt đời thì không gì là khó khăn.

Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 179

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180