Quanh chuyện xử dụng tiếng Việt chêm tiếng Pháp & Anh


 Quanh chuyện xử dụng tiếng Việt chêm tiếng Pháp & Anh

 Tác giả: Vương Trùng Dương


Đã từ lâu có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề xử dụng tiếng Việt chêm tiếng Pháp. Trong ngôn ngữ dân gian đã truyền tụng với nhau từ lâu nên trở thánh thói quen khi xử dụng. Trong văn học có nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939) qua các phóng sự của ông về thực trạng xã hội thời đó nên thường dùng tiếng Việt theo âm tiếng Pháp, đoi khi có chú thích cho rõ ràng.

Trải qua tám thập niên dưới sự đô hộ của Pháp nên vấn đề xử dụng tiếng Pháp đã vay mượn với những chữ thông thường, hầu hết là danh từ, lâu ngày thành thói quen và được “Việt hóa” điển hình như:

“a-mi-đan (amygdale), áo-sơ-mi (chemise), áp-phe (affaire), ăng-ten (antenne), áp-phích (affiche), ắc-qui (accus), ban-công (balcon), ba-lê (ballet), bi-đông (bidon), bù-loong (boulon), búp-bê (poupée), bê-tông (béton), bia (bière), bơ (beurre), bu-gi (bougie), ca-ve (cavalière), cà-vạt (cravat), cà-phê (café), cà-rốt (carotte), cam-nhông (camion), cà-rem (crème), cốp-xe (coffre), cu-li (coolie), đi-văng (divan), ê-kíp (equipe), gác-dan (gardien), gu (goût), kính-lúp (loupe), khăn-xoa (mouchoir), lăng-xê (lancée), ny-lông (nylon), phanh (frein), phéc-mơ-tuya (fermeture), ru-băng (ruban), ra-đi-ô (radio), sâm-banh (champagne), sếp (chef), tắc-xi (taxi), túp (type), xà-lách (salade), xăng (essence), xi-măng (ciment), xích-lô (cyclo), xì-căng-đan (scandale), xiếc (cirque), xốt (sauce), va-li (valise)…

Theo lối viết trước kia đều có gạch nối với nhau như địa danh, họ tên… nhưng sau nầy thấy hơi “nặng nề” nên bỏ.

Từ nhỏ còn học tiểu học ở quê nhà, có bài thơ về tiếng Pháp và nghĩa tiếng Việt đứa nào cũng học thuộc lòng để khi nào cao hứng xổ ra tràng Pháp Việt. Trong internet phổ biến bài thơ Lục Bát Việt-Pháp rất thú vị:

 “Tiếng Pháp, tiếng Việt giống nhau,

Cùng nhau tìm chữ ,tìm câu hàng ngày.

Mu-soa (mouchoir) là cái khăn tay,

Buya-rô (bureau) bàn giấy, để ngay văn phòng.

Savon là cục xà-bông.

Ban-công (balcon) là chỗ đứng trông trước nhà.

Xót-ti (sortir) có nghĩa: đi ra.

Ve (vert): màu xanh lá, màu là cu-lơ (couleur).

Beurre:thì có nghĩa là bơ

Ăn với ba-gét (baguette): bánh mì đũa que.

Chìa khóa còn gọi cờ-lê (cle”)

Đốc-tơ (docteur): bác sĩ, kẹo là bòn-bon (bonbon)

Thịt nguội còn gọi giăm-bông (jambon)

Quần dài, là păng-ta-lông (pantalon),đúng không?

Tóc tém: đờ-mi gạc-xông (demi garcon).

Phòng khách có ghế sa-lông (salon) để ngồi.

Súp-lơ (choux fleur): bông cải,bỏ nồi.

Cùi-dìa (cuillère): thìa, muỗng, xin mời ăn cơm.!

Quả táo còn gọi: trái bom (pomme)

Dễ thương, hay gọi mi-nhon (mignonne), hay dùng.

Coát-xăng (croissant) là bánh hai sừng.

Cà-rem (creme) ai thấy cũng mừng, cũng ham.

Đặt hàng còn gọi còm-măng (commande)

Sớp-phơ (chauffeur) tài xế, phải ngồi vô lăng (volant)

Gọi mẹ, thì gọi ma-măng (maman)

Thường trực là pẹc-ma-năng (permanent) nghe bà!

Lối đi qua, gọi cu-loa (couloir)

Bi-da (billard) chơi nhớ, phải chà cục lơ (bleu)

Người chạy xe đạp: cua-rơ (coureur)

Đồng hồ điện, gọi công-tơ (compteur) hã bồ?

Bảo vệ là gạc-đờ-co (garde de corps)

Áo khoác dài gọi măng-tô (manteau) đó mà.

Tạm biệt, nói ô-rờ-voa (au revoir)

Món gà nấu đậu,gọi là la-gu (ragout)

Chửi nhau nói: mẹc-xà-lù (merde salaud)

Pê-đan (pédale) bàn đạp, rất cần cho xe.

Màu da ta gọi màu be (beige)

Cà-vẹt (carte verte) là giấy xe nè, hở anh?

Thắng xe, thì gọi là phanh (frein)

Cà-vạt (cravate) nhớ thắt, để thành…đẹp trai.

Pít-xin (piscine) là cái hồ bơi.

Búp-bê (poupée) bé thích, bé ngồi, bé mơ…

Buộc –boa (pourboire) ám chỉ tiền bo (tiền tip) 

Tích-kê (ticket) là vé, ri-đô (rideau) là màn.

Táp-pi (tapis) là tấm thảm sàn.

Sinh nhật, nhớ mở nhảy đầm đãng-xê (danser)

Đầm dài là cái xoa rê (soirée)

Giuýp (jupe) là váy ngắn, nhìn mê không bồ?

Xe hơi còn gọi ô tô (auto)

Đờ mi (demi): một nửa, bô (beau) là đẹp trai.

Đúp (double) thì có nghĩa: gấp hai.

Bưu ảnh, là cạc-pốt-tan (carte postale) có hình.

Co (corp) là để chỉ thân mình.

Đề-pa (départ )mang nghĩa khởi hành đó nha.

Tôi thì mình xưng là moa (moi)

Còn bạn có nghĩa là toa (toi), là mày.

Tiếng Pháp Việt hóa, thật hay.

Nhưng không thể viết một ngày mà xong.

Chỉ mong đóng góp cộng đồng .

Soạn đi soạn lại,vẫn còn nhiều ghê..

Thủ quỹ quen gọi két-xê (caissier)

Giới thiệu nhà cửa, bởi mê tiền cò (com: commission)

Bệnh hoạn, a i lại chẳng lo?

Chạy mua thuốc ở tiệm gọi là phạc-ma-xi (pharmacie)

Màu xám còn gọi màu ghi (gris)

Cục gơm (gomme) để xóa,viết chì để ghi.

Con gái tôi, gọi ma-phi (ma fille)

Đét-xe (dessert) tráng miệng, ăn khi tiệc tàn.

Nhảy đầm, đẹp nhất điệu van (valse).

Nhẹ nhàng thanh thoát, chàng nàng say mê.

Mỗi sáng một phin (filtre) cà phê (café)

Bắt đầu làm việc, không hề quên đâu.

In-trô (intro): khúc nhạc dạo đầu.

Cam-nhông (camion): xe tải, lơ (bleu): màu xanh xanh.

Tiệc tùng khui rượu sâm-banh (champagne).

Sô-cô-la (chocolat) đắng, người sành thấy ngon.

La-de (la bière) uống giống bia lon.

Có người không thích, thì ngồi chê bai.

Bia (bière), bọt, chỉ nên lai rai.

Uống nhiều bia quá, hao tài, hao phăng (Franc)

Tiền thì nhớ bỏ nhà băng (banque)

Trai gái sắp cưới, gọi là phi-ăng-xê (fiancé)

Mùa hè nắng gắt thấy ghê,

Nhớ đeo găng (gants) để bị chê đen thùi.

Ăn cơm, ăn xúp (soupe), ăn nui (nouille).

Nhớ chan nước xốt (sauce), nhớ mùi rau thơm.

Điện tín là tê-lê-gam (télégramme)

Vợ tôi thì nói ma-phăm (ma femme) của mình.

Te-ríp (terrible): là chuyện thất kinh.

Phi-nan (final): kết thúc… mình xì-tốp (stop) đây.

 

Đặc biệt trong lãnh vực khoa học và chuyên môn (nhất là hóa học), dụng cụ sửa chữa… đều vay mượn tiếng Pháp rất nhiều. Chỉ xử dụng danh từ, ít khi xử dụng động từ. Có lẽ cách phát âm tiếng Pháp cũng na ná với cách phát âm tiếng Việt nên khi nghe không bị chói tai.

Sau năm 1954 ở miền Bắc và sau năm 1975 có nhiều tác phẩm dịch từ ngoại ngữ, tên địa danh và nhân vật phiên âm theo tiếng Việt, vừa khó nhớ và lạc giọng… khác với các bản dịch thời Việt Nam Cộng Hòa! Với các tác phẩm dịch từ tiếng Nga mà phiên âm theo kiểu “xách-cu-ra-đớp” thì “bỏ mẹ sa trường” quân mạc tiếu!

Trong bài viết của Nguyễn Đức Tuấn ở Montreal “Chữ Việt Gốc Pháp Còn Tồn Tại Đến Ngày Nay” cho biết: “Ngày xưa, vì Việt Nam không có chữ, khi tiếp xúc với người Pháp và những khí cụ mới lạ của người Pháp, người Việt phải mượn chữ của Pháp để gọi. Sự mượn chữ này thường là phiên âm nhưng vì tiếng Pháp là thứ tiếng đa âm, muốn biến thành đơn âm, người ta buộc lòng phải cắt chữ thành nhiều vần (syllable) để hoặc là lấy trọn hoặc chỉ lấy một phần. Trong quá trình phiên âm, đôi khi một âm bị đổi khác cho phù hợp với cách uốn giọng của người Việt, nhất là những người chưa từng học tiếng Pháp, chưa biết cách phát âm tiếng Pháp…

… Hiện tại, trong vốn từ của Việt Nam, ngoài 65% là từ gốc Hán còn khoảng hơn 400 từ là từ gốc Pháp, các từ này vẫn còn đang được sử dụng khắp nơi, nhiều khi miệng nói ra nhưng bạn không biết mình vừa nói một câu có chữ Pháp trong đó.”.

Thuở nhỏ, thời đi học, có nhiều câu lục bát với “Pháp Việt đề huề” (mượn chữ Collaboration Franco-Annamite, chính sách của chính quyền Pháp ở Đông Dương vào đầu thập niên 1910) cũng ví von để dợt le. Học thuộc lòng mấy câu proverbs (ngạn ngữ) để xổ tiếng Tây với nhau cho le lói nhưng khi vào lớp thầy cô bảo phân tích văn phạm thì “ấm ớ hội tề”!

Cach nay gần một thế kỷ, bài diễn thuyết về Truyện Kiều của cụ Phạm Quỳnh đọc nhân lễ kỷ niệm ngày giỗ Nguyễn Du vào ngày 8 tháng 12 năm 1924 do Hội Khai Trí Tiến Đức của ông tổ chức, ông nói: “Văn chương ta chỉ có một quyển sách mà sách ấy đủ làm cho ta vẻ vang với thiên hạ, tưởng cũng là một cái kỳ công có một trong cõi văn thế giới vậy”. Và câu nói: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn” vẫn được nhắc mãi cho đến ngày nay. Điều đáng buồn là Truyện Kiều còn đó mà tiếng nước ta bị “biến chất”… Trong những năm qua có các bài biết của các nhà báo, nhà văn… đã đề cập về Tiếng Việt trong và ngoài nước sau năm 1975 như: 

Đụng Độ Ngôn Ngữ của Dân Việt, Hỏng Rồi Tiếng Nước Tôi! của Tô Văn Cấp, Tiếng Việt và Chữ Vẹm hay là Chữ Nghĩa Việt Cộng của Lê Duy San, Mặt Trận Ngôn Từ của Đỗ Văn Phúc, Nỗi Buồn Tiếng Việt Của Người Dân Trong Nước của Chu Đẩu (trong bài viết nầy tác giả dẫn chứng sự khác biệt và kèm theo tiếng Anh). Đào Văn Bình với 3 bài viết: Nỗi Buồn Tiếng Việt, Tiếng Việt Kinh Hoàng Ở Trong Nước, Bảng Đối Chiếu Tiếng Việt Trước & Sau năm 1975. Bảng đối chiếu từ ngữ của Việt Cộng và Việt Nam (theo alphabet) của Trần Văn Giang…

Bây giờ chữ viết cũng bị “tiết kiệm” tối đa, xử dụng (y dài, i (ngắn) loạn xà ngầu, có những chữ viết tắt dễ gây ngộ nhận như vc (vợ chồng, cs (ca sĩ)…

Ngày nay, tiếng pháp ít thông dụng ở trong nước. “Mỹ cút” nhưng tiếng “Mỹ” đã xâm nhập tràn ngập, nói mà không chêm tiếng “Mỹ” là thiếu hiểu biết, thiếu văn minh như gái giang hồ ngày xưa “no star where” (không sao đâu), “no table” (miễn bàn)… (Trong các tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ có nêu ra loại tiếng Anh ba rọi nầy).

Sau khi “Mỹ cút” thì theo dòng thời gian “trăm hoa đua nở” với Hello, OK… tràn lan cả nước với “ấn tượng” đồng Dollar, Mỹ đi thì cất Mỹ kim.

 Trong internet cũng phổ biến bài thơ Anh-Việt với những chữ thông dụng:

 “Hello có nghĩa xin chào

Goodbye tạm biệt, thì thào Wisper

Lie nằm, Sleep ngủ, Dream mơ

Thấy cô gái đẹp See girl beautiful

 want tôi muốn, kiss hôn

Lip môi, Eyes mắt... sướng rồi... oh yeah!

Long dài, short ngắn, tall cao

Here đây, there đó, which nào, where đâu

Sentence có nghĩa là câu

Lesson bài học, rainbow cầu vồng

Husband là đức ông chồng

Daddy cha bố, please don"t xin đừng

Darling tiếng gọi em cưng

Merry vui thích, cái sừng là horn

Rách rồi xài đỡ chữ torn

To sing là hát, a song một bài

Nói sai sự thật to lie

Go đi, come đến, một vài là some

Đứng stand, look ngó, lie nằm

Five năm, four bốn, hold cầm, play chơi

One life là một cuộc đời

Happy sung sướng, laugh cười, cry kêu

Lover tạm dịch ngừơi yêu

Charming duyên dáng, mỹ miều graceful

Mặt trăng là chữ the moon

World là thế giới, sớm soon, lake hồ

Dao knife, spoon muỗng, cuốc hoe

Đêm night, dark tối, khổng lồ giant

Fun vui, die chết, near gần

Sorry xin lỗi, dull đần, wise khôn

Burry có nghĩa là chôn

Our souls tạm dịch linh hồn chúng ta

Xe hơi du lịch là car

Sir ngài, Lord đức, thưa bà Madam

Thousand là đúng...mười trăm

Ngày day, tuần week, year năm, hour giờ

Wait there đứng đó đợi chờ

Nightmare ác mộng, dream mơ, pray cầu

Trừ ra except, deep sâu

Daughter con gái, bridge cầu, pond ao

Enter tạm dịch đi vào

Thêm for tham dự lẽ nào lại sai

Shoulder cứ dịch là vai

Writer văn sĩ, cái đài radio

A bowl là một cái tô

Chữ tear nước mắt, tomb mồ, miss cô

Máy khâu dùng tạm chữ sew

Kẻ thù dịch đại là foe chẳng lầm

Shelter tạm dịch là hầm

Chữ shout là hét, nói thầm whisper

What time là hỏi mấy giờ

Clear trong, clean sạch, mờ mờ là dim

Gặp ông ta dịch see him

Swim bơi, wade lội, drown chìm chết trôi

Mountain là núi, hill đồi

Valley thung lũng, cây sồi oak tree

Tiền xin đóng học: school fee

Yêu tôi dùng chữ love me chẳng lầm

To steal tạm dịch cầm nhầm

Tẩy chay boycott, gia cầm poultry

Cattle gia súc, ong bee

Something to eat chút gì để ăn

Lip môi, tongue lưỡi, teeth răng

Exam thi cử, cái bằng licence...

Lovely có nghĩa dễ thương

Pretty xinh đẹp thường thường so so

Lotto là chơi lô tô

Nấu ăn là cook, wash clothes giặt đồ

Push thì có nghĩa đẩy, xô

Marriage đám cưới, single độc thân

Foot thì có nghĩa bàn chân

Far là xa cách còn gần là near

Spoon có nghĩa cái thìa

Toán trừ subtract, toán chia divide

Dream thì có nghĩa giấc mơ

Month thì là tháng, thời giờ là time”

<0><0><0>

Với tuổi già ở Mỹ với thế hệ thứ ba, ông bà mong muốn cháu nội, cháu ngoại nói được, viết được tiếng Việt là là tiếng mẹ đẻ là niềm vui trong gia đình. Vì vậy nơi nào có nơi dạy tiếng Việt cho con em, phụ huynh như tìm được cái phao để tuổi thơ tìm về cội nguồn.

Đối với ông bà, khi các cháu nói “thưa ông, thưa bà, chào ông, chào bà…” nghe rất thân thương và mát lòng. Ông bà, cha mẹ lúc nào cũng dạy con cháu phải có chữ “dạ”, “dạ có, dạ không…” rất lễ phép, thay vì  trả lời “yes, no” cụt lủn. Con cái ở gần cha mẹ là niềm hạnh phúc vì gởi trẻ thơ cho ông bà, và hầu như đều tập bập bẹ tiếng Việt. Khi mang về nhà lại nói và giải thích tiếng Anh để khi trẻ thơ vào preschool (kindergarten) khỏi bị bỡ ngỡ.

Khi trẻ thơ bước vào bậc tiểu học (elementary school) từ lớp một đến lớp bốn, nếu có anh chị em thì chúng chỉ giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh. Ông bà giao tiếng với cháu cũng chêm tiếng Anh và giải thích để hiểu nghĩa. Hầu như ông bà nào cũng hiền hòa, nhẫn nại với cháu, ngay cả khi kèm homework mà khi làm cha mẹ thì hình như thiếu đức tính nầy với con cái… Vì vậy, đôi khi cũng có sự thông cảm khi ông bà đưa các cháu đi chơi, vào shopping, đôi lúc phải chêm dăm ba tiếng Anh cho tiện. Nếu ông bà mà nói với nhau nào là cái roll (cuộn), jar (lọ), bottle (chai), bowl (chén, bát), tube (ống), cái tie (cà vạt), cái scarf (khăn quàng)… thì “nghèo” tiếng Việt?

Học đường ở Mỹ là môi trường tốt và sự giáo dục trong gia đình là vấn đề hệ trọng. Người xưa đã khuyên “Dạy con từ thuở còn thơ” mà trẻ thơ tiếp nhận được sự dạy dỗ nầy từ thuở thơ ấu đến khi trưởng thành là niềm hạnh phúc.

Có lẽ cách gọi trong đại gia đình thông thường dạy cho trẻ thơ với ông bà (grandparents) như grandfather (thường gọi granddad hoặc grandpa), grandmother (thường gọi granny hoặc grandma) nhưng khi nghe Ông Nội, Bà Nội, ông Ngoại, Bà Ngoại… cảm thấy thật dễ mến, gần gũi vô cùng. Thử hình dung hình ảnh đứa trẻ khi gặp cúi đầu “Chào Ông Nội” với hình ảnh giơ tay “Hi, Grandpa”, tuy lễ phép nhưng cái còn, cái mất trong tâm thức tuổi hạc.

Với cha mẹ (parents) thì thường gọi cha là dad, daddy thay vì father và mẹ là mom thay vì mother vì trẻ em khi học ở trường, phụ huynh thường liên lạc với thầy cô và con cái nên thông dụng. 

Và, từ gia đình cũng ảnh hưởng phần nào ngoài xã hội. Trong bài viết của cô Ngọc Lan về hiện tượng tiếng Anh-Việt trong gia đình dẫn chứng câu “Ai đông ke”, “Tui đông ke” nghe mà xấu hỗ. Thật ra mấy chữ nầy cho dân ba búa, thất lọc lúc tranh cãi với nhau. 

Cô Ngọc Lan còn trẻ nhưng dám viết trên mặt báo như vậy cũng là điểm son

Với tôi, trong vấn đề giao tiếp, việc xử dụng ngôn ngữ tiếng Việt lẫn tiếng Anh phải tùy lúc, tùy nơi, tùy trường hợp, tùy đối tượng… Nếu biết nhận chân và ý thức thì tốt.

Thành ngữ ta có câu: “Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”. Ông bà ta cũng dạy dỗ qua câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” trở thành câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.

Bài viết cũng khá dài… hẹn dịp khác.

Little Saigon, July 10, 2021

Vương Trùng Dương

 

 

 

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025