TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 41
TRANG THƠ NHẠC VĂN
CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 41
Hoàng Trường Sa phụ
trách
CÂU ĐỐI
1) Xuất đối về nói lái
Chuyện đau lòng nghĩ đến lại long đầu. (Khuyết danh)
2) Câu đối của cụ Chiêu Dương ca tụng công đức Hưng Đạo Vương:
Bày trận thế, bắt tướng Hồ, nổi tiếng anh hùng vang đất Bắc
Đem tài năng, cứu dân Việt, giữ nền xã tắc lừng trời Nam (Chiêu Dương)
Nguồn: Trần Thủ Độ
3) Câu đối của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu
Trâu bò húc Trâu bò, đang hăng máu sợ chi lòi… ruột?
Đồng chí sợ Đồng chí, đã say quyền ắt phải nhẫn…tâm! (*) (Hà Sĩ Phu)
(*) “Đồng chí sợ đồng chí”: Lấy “điển tích” từ câu “cớ gì bây giờ mình phải sợ hãi các đồng chí của mình?”của ông Lê Hiếu Đằng.
Nguồn: https://vietnamthoibao.org/vntb-cau-doi-tet-at-mui-2015/
4) Câu đối “Trà với Đĩ” của M-16
Trà Vân Nam thua xa trà Mông Cổ.
Đĩ Ma Cao ăn đứt đĩ Bắc Kinh. (M-16)
5) Vài vế đối cho câu xuất về “Cái Ấy”
Xuất: Nền gấm lơ thơ tơ liễu rủ
Cửa son thấp thoáng hạt hồng non (Khuyết danh)
- Đối 1: Bồng đảo phập phồng làn áo mỏng
Đồi thơ lấp ló dải quần hồng (HTS)
- Đối 2: Mép dày lún phún lông lon rừng
Mồm thối lưa thưa 'răng mã tấu' (Việt Nhân)
6) Vế xuất “Nhớ Cô Hai Cá” của M-16
Xuất: Mười sáu chữa chồng, sáu mươi chồng chữa, cười giữa buổi chợ Đông, đời vui phúc lộc? (M-16)
- Đối 1: Độc nhất cô nương, nhất độc văn chương, cất bước lúc đang nồng, dạ buồn ai thấu! (HTS)
- Đối 2: Dữ dội thần khẩu, ưng nhãn cách phàm, xá gì muỗi vo ve, há thẹn với lòng!? (.2N)
7) Câu xuất đối của M-16:
Xuất: Tuột quần chè hẻ mừng thằng Bác.
Một chén tiết canh gởi Trộn Lòng. (M-16)
- Đối 1: Vạch váy ngửa mu đón koo Hồ
Vài bao cao su trùm Cả Lú (Việt Nhân)
- Đối 2: Tuột quần chè hẻ mừng thằng Bác.
Một chén tiết canh kính "Cụ" Hồ. (*) (M-16)
(*) "Vạch váy ngửa mu..." thì nó được hưởng, sướng quá. ("bác" hên dễ sợ.) Tui đề nghị như vầy, cho thằng "Cụ" Hồ. "nhậu cho đã.
8) Câu đối về “anh học trò và cô bán gạo”
Xuất: Học thì dốt, l.. tốt thì muốn (cô bán gạo)
- Đối 1: Việc thì bỏ, c.. lõ thì theo (anh học trò)
- Đối 2: Làm như c.., dân chết mặc dân! (*) (HTS)
- Đối 3: Sang như đĩ, c.. mỹ thích hơn (Nina)
- Đối 4: Liếm như mèo, l.. teo mới khít (Nina)
(*) ĐCSVN, từ thời Hồ Chí Minh tới nay, cai trị đất nước như CCC, dân chết kệ mẹ dân!
9) Vế mời đối của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu về con TRÂU nhai lại
Xuất: Nhai lại mãi, vẫn toàn Rơm với Cỏ (Hà Sĩ Phu)
- Đối 1: Ca luôn mồm, cũng chỉ Mác và Lê (*) (HTS)
- Đối 2: Mặt mo dày, ra rả Lú lẫn Lò! (**) (Việt Nhân).
- Đối 3: Đầu toàn phân, luôn mồm Nổ cùng Nịnh! (***) (Việt Nhân)
- Đối 4: Chỉ một lằn, rạch xé Lòng đem Trộn (Nina)
(*) ĐCSVN tuyên truyền ra rả.
(**) Trọng lú.
(***) Phúc nổ với dân, nịnh với TC.
10) Vài vế đối cho câu xuất về nói lái
Xuất: Không nên giỡn quá lố trong ngày giỗ quá lớn. (Khuyết danh)
- Đối 1: Chớ có hờn hát lén như người hèn hát lớn. (HTS)
- Đối 2: Trẻ ham yêu thì ốm còn sáng ôm thì yếu! (Việt Nhân)
- Đối 3: Xẩm tối Mười đang ca hệt giọng Ma đang cười (.2N)
- Đối 4: Thấm lạnh Mưa xứ xa thấp thoáng Ma xứ xưa! (.2N)
- Đối 5: Tên Hợi theo con Hương tuổi Hợi thương con Heo! (Nina)
- Đối 6: Cố ăn tốt như làm sẽ ăn táp như lon (Nina)
11) Vế xuất về “lạc quyên của đảng” của Ju Mong Sinh Sự
Xuất: Ai có tiền góp tiền, ai có vàng góp vàng, rặn không ra chết cha với đảng? (JMSS)
- Đối 1: Vợ chúng nó ta ta xài, con chúng nó ta sai, chúng dám la chết cha với cướp (.2N)
- Đối 2: Mợ có Lon góp Lon, Thím có thẹp góp thẹp, cứ đem trịnh lên mặt Cụ Hồ. (M-16)
- Đối 3: Đù Má thằng Đỗ Mười, Đéo Bà thằng Đỗ Chục, gã tội đồ ăn cướp giết người. (M-16)
THƠ
Thơ "Người Có Kịp Về" của Vương Hồng-Ngọc |
Thơ "Trong Sân Trường Bữa Ấy" của Luân Hoán |
Thơ "Câu Gì Em Nói Nhỏ" của Lâm Chương |
NHẠC
Nuối Tiếc
(Nhạc sĩ: Trịnh Nam
Sơn - Ca sĩ: Trịnh Nam Sơn & Ái Vân)
(Ca sĩ : Thái Thanh)
Tình Hoài
Hương - 30 Ca Khúc Vượt Thời Gian
(Ca sĩ: Ngọc Hạ)
Trường Ca Hòn Vọng Phu
1, 2 & 3
(Nhạc sĩ: Lê Thương - Ca sĩ: Thế Sơn / Họa Mi / Ngọc Hạ & Thiên Tôn)
TIẾU LÂM
1) Thế là hai vợ chồng cãi nhau
Giáng Sinh năm vừa rồi, tôi có tặng cho bà già vợ tôi một mảnh đất thiệt to trong một nghĩa trang thành phố rất đẹp để mai này bả có… đi thì có chỗ khang trang.
Giáng Sinh năm nay, vợ tôi muốn biết tôi sẽ mua quà gì cho má của bả. Tôi nói:
"Mua quà làm gì, quà năm rồi bả chưa xài tới mà mua quà mới chi cho tốn tiền.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
2) Học vài câu tục ngữ …
Bốn người khách vốn thuộc giới Văn Thi sĩ ... vào một quán nhậu. Trong khi chọn món ăn, cô hầu bàn đến cười duyên :
- Em rót bia cho mấy anh nhé?
Anh A liền tán:
- Xin lỗi, em mỹ danh là gì và ở đâu?
Cô nàng cười dịu dàng:
- Hỏi quê… rằng biển xanh dâu,
Hỏi tên… rằng mộng ban đâu đã xa !!!! .
Anh B vỗ đùi:
- Úi chà! Giỏi thơ thiệt ! Tuyệt vời. Rót bia đi! .
- Dạ . Cảm ơn quý anh! .
Anh C đon đả:
- Lấy thêm ly mời Em cùng ngồi uống cho vui.
- Dạ .
Thế là bàn có một bông hồng giữa đám sỏi đá.
Anh D mời tất cả cụng ly:
- Coi bộ em giỏi thơ văn nhỉ! .
Cô cười rất duyên:
- Em cũng học mót chút ít để góp chuyện cho vui mà! Quý anh không thấy phiền chứ? Chăc quý anh giỏi văn thơ lắm thì phải?
Anh A xoa bụng, ưỡn ngực:
- Cũng đủ xài. Ai hỏi gì nói nấy. Nhất là lãnh vực văn học. Không bao giờ bị kẹt! .
- Thế là quá giỏi rồi. Vậy, em đố các anh về lĩnh vưc văn học nhé?
Cả bàn nhôn nháo hẳn lên, vui như cá gặp nước. Họ là Nhà giáo, Nhà thơ, Nhà văn cả … hớn hở cụng ly chờ đợi cuộc vui.
Cô gái cười, cất giọng oanh vàng:
- Nếu có một ông khỏa thân trần truồng cõng một ông cũng khỏa thân… Câu tục ngữ nào tả đươc cảnh này? .
Bốn vị khách không tìm ra câu tục ngữ nói về trường hợp hy hữu này …
Anh C thẳng thắn:
- Chúng tôi thua. Cô giảng đi!.
Cô bình tĩnh giải thích:
- Này, một ông khỏa thân, cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân… Lúc ấy sẽ có tình trạng mà tục ngữ nói:“Gậy ông đập lưng ông !!!”.
- Úi trời! Đúng quá ,
Cả bàn cươi rộ. Vừa rót thêm bia, cô vừa đố tiếp:
- Cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta nhảy tõm xuống ao, tục ngữ nói sao nào?
Bốn vị khách lại bí … Họ lại yêu cầu cô giải đáp.
Cô cười tủm tỉm:
- Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao sẽ gây nên cảnh: “Chim sa cá lặn !”.
Cả bàn cười vang như pháo Tết.
- Úi trời! Đúng quá đi. Cá trông thấy chim sợ quá phải lặn là cái chắc !
Thừa thắng xông lên, cô ta đố tiếp:
- Thưa quí anh, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi lên hòn đá, tục ngữ bảo sao nào?
Bốn khuôn mặt thông minh kia lại đờ đẫn. Cô gái thong thả giải thích:
- Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá, lúc ấy tục ngữ phán rằng: “Trứng chọi đá!”
Cả bàn cười vang.
Ông D hăm hở:
- Đúng quá đi chớ. Trứng này không bể được ! Còn nữa không?
Cô gái tiếp:
- Cũng cái ông khỏa thân đó nữa, nay lại ngồi bệt xuống đất không chịu đứng dậy thì theo tục ngữ các ông nói sao?
Bốn khuôn mặt sáng láng trông thật thảm thương, bí rị.
Cô gái tiếp:
- Cái ông khỏa thân ngồi bệt xuống đất diễn ra cảnh mà «tục ngữ» gọi là «Đất lành chim đậu !!!»
Cô gái bồi thêm một đòn cuối cùng:
- Khi ông ấy về nhà lên giường không mảnh vải che thân gọi là gì? ...
Bốn cụ cứng họng!
Cô gái giải thích:
- Chim bay về tổ...
(Lượm trên mạng)
3) Tiếng Việt quá phong phú
Ông bạn Mỹ già học tiếng Việt đã được 2 tháng. Sáng nay ổng nói tao không thèm học nữa, bởi có một từ Chết; thôi mà muốn điên cái đầu!
Về lòng đất cũng chết; Đi tàu ngầm cũng chết;
Bán hoa quả cũng chết; Tử - Tử Vong cũng chết;
Qua Đời cũng chết; Mất cũng chết;
Rồi đời cũng chết; Đi đứt - Đứt bóng cũng chết; Hy sinh cũng chết;
Đã Khuất cũng chết; Nhắm Mắt - cũng chết; Đứng tròng cũng chết;
Từ Trần cũng chết; Khuất Núi - Khuất bóng cũng chết; Tắt thở cũng chết;
Đi rồi - Toi rồi cũng chết; Xuôi tay- Thẳng cẳng cũng chết; Ngủm củ tỏi cũng chết;
Tiêu tán thòn - Tiêu tán đường cũng chết; Đi Bán Muối cũng chết; Đắp Chiếu cũng chết;
Chầu trời - Thăng thiên cũng chết; Theo Ông Bà/Ông Vãi - Về tổ tiên cũng chết;
Gặp Diêm Vương cũng chết; Băng hà cũng chết; Ra đi cũng chết;
Vĩnh biệt - Lìa trần cũng chết; Chán sống cũng chết; Buông tay cũng chết;
Lìa đời - Đã mất cũng chết; Chê nghèo - Không muốn sống cũng chết;
Về cõi tây phương cũng chết; Hóa kiếp lai sinh cũng chết;
Ra đi ngàn thu cũng chết; Trở về cát bụi cũng chết; Từ giã cõi đời cũng chết;
Đi lên niết bàn cũng chết; Chia tay cõi trần cũng chết;
Nghẻo - Queo cũng chết; Ngắm gà khỏa thân cũng chết;
Lên bàn thờ ngắm chuối cũng chết; Xong kiếp phàm trần cũng chết;
Hai năm mươi cũng chết; Đai ga ku cũng chết;
Gặp Ô Sáu cũng chết; Rửa chân lên bàn thờ cũng chết;
Viên tịch cũng chết; Tạch rồi cũng chết; Xuống lỗ cũng chết;
Thọ 100 Tuổi cũng chết; …
Các bạn còn từ nào nữa không ạ ?
(Nguồn sưu tầm)
4) Truyện cười xứ Đông Lào
Ông nông dân nọ nuôi được một con bò đực giống, dáng rất đẹp và khoẻ, gieo giống rất nhanh có kết quả, thế là cả xã ai có bò cái cũng đem lại gieo giống. Chú bò làm việc rất hăng, chủ tha hồ mà thu tiền, chả bao lâu ông nông dân trở nên khá giả.
Chủ tịch xã thấy vậy bèn ra lệnh trưng mua con bò đem về xã. Con bò được cột trong sân ủy ban xã với đầy cỏ non, rơm mới, nước trong ...
Từ nay dân trong xã ai có bò cái phải đem lại đó gieo giống, và xã thu tiền.
Nhưng lạ thay, ngày thứ nhất rồi ngày thứ hai rồi cả tuần, bao nhiêu bò cái đem đến nó chỉ ngúc ngoắc cái đầu rồi bỏ đi nằm ăn cỏ nhai rơm, không chịu làm việc gì cả.
Chủ tịch xã tức giận gọi chủ bò cũ lại điều tra:
- Anh cho tôi biết anh đã làm gì với con bò này, tại sao về xã nó không chịu nhảy?
Ông nông dân lại gần bò rồi hỏi:
- Này bò, cũng vẫn là đám bò cái cũ thôi, sao mày lại chê?
Bò vẫy vẫy đuôi trả lời:
- Bây giờ tôi là cán bộ nhà nước rồi, thức ăn có người dâng lên sẵn rồi, tội chó gì mà phải làm việc nhiều cho mệt!
(Lượm lặt trên internet)
5) Khi thủ tướng cộng sản đi chợ
Nhân dịp Thủ tướng Hoa Lục Lý Khắc Cường đến chợ hàng hóa Chiêu Thông, khi vào quầy hàng thịt, ông ta hỏi người bán thịt:
- Công việc kinh doanh thế nào?
Đáp:
- Thông thường rất tốt, nhưng hôm nay đến một cân cũng không bán được.
Lý:
- Tại sao?
Đáp:
- Vì ngài đến, khách hàng không được vào.
Lý:
- Vậy thì tôi mua hai cân.
Đáp:
- Không bán.
Lý:
- Tại sao?
Đáp:
- Vì để đảm bảo an ninh khi ngài đến, ở đây không được có dao.
Lý:
- Dao không có, vậy tôi mua cả tảng thịt này.
Đáp:
- Cũng không thể bán được.
Lý:
- Tại sao?
Đáp:
- Bởi khi ngài chưa đến thì giá mỗi cân là 23 tệ, ngài đến thì giá mỗi cân được qui định chỉ còn 18 tệ, nếu bán bị hao mất 5 tệ.
Lý:
- Vậy anh hãy bán cho tôi miếng thịt này theo giá 23 tệ mỗi cân như thường ngày.
Đáp:
-Vậy cũng không được.
Lý ngạc nhiên:
- Tại sao thế?
Đáp:
- Bởi tôi không phải người bán thịt, thực ra tôi là một cảnh sát vũ trang.
Lý:
- Gọi đội trưởng của anh đến đây!
Đáp:
- Đội trưởng đang bán trái cây, thưa ông!
(Lượm trên mạng)
Hoàng Trường Sa phụ trách
-------------------
Phụ Trang Thơ Nhạc số 41:
Nhận xét
Đăng nhận xét