Đòn cuối cùng khiến chính quyền Bắc Kinh sụp đổ

Đòn cuối cùng khiến chính quyền Bắc Kinh sụp đổ
Thiếu tiền trả nợ đến hạn và mua nợ chính phủ, Bắc Kinh buộc phải cắt giảm dự trữ bắt buộc cho Ngân Hàng Thương Mại (Ảnh: Tổng hợp)
Trong sáu tháng qua, chế độ Bắc Kinh đã bất ngờ phơi bày sự suy kiệt tài chính từ trên xuống dưới. ‘Băng dày 3 thước không phải lạnh một ngày’, tất cả những mặt hạn chế của chế độ độc tài của ĐCSTQ về lâu dài đã tạo nên tình hình không thể chịu đựng được như hiện nay.
Bốn mươi năm cải cách và mở cửa đã tích lũy được khối tài sản kếch xù, được ĐCSTQ sử dụng để mở rộng, duy trì ổn định, xa hoa và tham nhũng, cho phép Tập Cận Bình thỏa mãn ảo tưởng về một vị hoàng đế lưu danh thiên cổ. Nhưng chỉ trong thời gian khoảng 10 năm, ‘rương vàng đã hết, túi tiền đã bay’.
Như người xưa vẫn nói, kẻ ăn tàn phá hại thì nhiều, người làm ra tiền của thì ít, giờ đây, đâu đâu cũng thấy ngửa tay xin tiền, nhưng những con đường kiếm tiền thì đều đã bít lại. Sự suy kiệt tài chính từ trung ương đến địa phương, trước hết thể hiện ở tình trạng khó khăn của chính quyền địa phương. Gần đây, chính quyền nhiều địa phương đã quyết định thành lập ‘văn phòng giảm lương’ đặc biệt, điều này chứng tỏ giảm lương không còn là hiện tượng cá biệt, mà là chính sách chung lâu dài.
Nói chung, trừ khi thực sự cần thiết, chính phủ sẽ không khấu trừ thu nhập của cán bộ và nhân viên chính quyền các cấp, bởi vì hoạt động của chính phủ đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các cán bộ đảng, họ cần phải tìm kiếm của cải tư nhân và cố gắng hết sức mình để duy trì sự ổn định của chế độ. Làn sóng cắt giảm lương phổ biến đã làm nguội lạnh tính tích cực làm việc của cán bộ các cấp, tạo ra mâu thuẫn giữa cán bộ cấp trung và cấp dưới, khiến quan và dân thất tín, chính lệnh không được thực thi.
Mối quan hệ giữa các cấp từ trên xuống dưới của ĐCSTQ không được duy trì bằng những lời nói suông về các giá trị, mà bằng cách dựa vào quyền chức ai nấy ‘vét cho đầy túi tham’. Cấp trên có tham nhũng của cấp trên, cấp trung và cấp dưới có tham nhũng của cấp trung và cấp dưới, tham nhũng chính là chất bôi trơn cho sự vận hành của chế độ. Trước đây, lượng tiền quá lớn, mọi người lấy những thứ mình cần và không can thiệp vào nhau, nhưng khi tài chính cạn kiệt, không gian cho các quan chức tham nhũng các cấp thu hẹp lại, thế là tranh giành giữa cấp trên và cấp dưới nổ ra.
Gần đây, ở các tỉnh lớn giàu có, các viên chức chính quyền đã bị giảm 50% tiền lương, tất cả các khoản gọi là ‘tiền thưởng thành tích’ đã bị hủy bỏ. Không chỉ quan chức chính quyền bị cắt giảm lương, mà ngay cả giáo viên, nhân viên y tế cũng không được tha, thậm chí có những ‘thiên thần áo trắng’ cũng đã gia nhập ‘đội quân đòi lương’, điều này cho thấy tính phổ biến và nghiêm trọng của vấn đề.
Đồng thời, các ngân hàng địa phương cũng bắt đầu đổ vỡ. Một ngân hàng nông thôn ở Hà Nam bất ngờ sụp đổ, gần 100 tỷ nhân dân tệ (tương đương gần 350 nghìn tỷ đồng) tiền gửi của 400.000 người gửi tiền đã biến thành hư vô. Một số ngân hàng bắt đầu hạn chế người gửi tiền rút tiền, chỉ được rút không quá 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3.5 triệu đồng) mỗi ngày. Ngân hàng Thượng Hải giữ tài khoản lương của người già, khiến những người già nhận lương hưu rất khó khăn, nỗi khổ không nói hết, mục đích là giảm việc rút tiền gửi.
Việc cạn kiệt nguồn tài chính của chính quyền địa phương bắt nguồn từ sự suy giảm kinh tế không thể đảo ngược, và sự suy thoái toàn diện của ngành bất động sản. Chính quyền địa phương không thể kiếm tiền bằng cách bán đất, và chính quyền trung ương cũng thiếu nguồn thu thuế do suy thoái kinh tế. Trung ương không cứu được các địa phương, các địa phương lại càng nguy, khó tự cứu mình. Giữa chính quyền trung ương và địa phương, không những không dùng lợi ích để dụ dỗ lẫn nhau, mà thậm chí còn xung đột vì lợi ích. Mạnh Tử nói: “Trên dưới không giao nộp thuế, lợi ích, thì đất nước lâm nguy”.
Việc chi tiêu nhiều hơn cho các dự án cơ sở hạ tầng - với hàng trăm thành phố, đô thị ma trên khắp cả nước - bong bóng bất động sản phình to đã dẫn đến Trung Quốc ngập trong nợ nần. (Getty images)
Sự đổ vỡ bất động sản hiện nay chỉ mới bắt đầu, các ngân hàng địa phương bị liên lụy bởi bất động sản, và các vụ đổ vỡ ngân hàng nối tiếp nhau. Ngân hàng đổ vỡ, nạn nhân là những người bình thường, tài sản gia đình dành dụm bao năm đã mất hết trong một sớm một chiều, lúc đó, việc cầm cố, vay mua xe, học hành của con cái, chữa bệnh của người già… như trái núi đè xuống, nếu chẳng may bị thất nghiệp và giảm lương, có khả năng xảy ra những điều xui xẻo chưa từng có.
Các ngân hàng nông thôn nhỏ và các ngân hàng quốc doanh lớn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các ngân hàng lớn không còn hoạt động tốt trong điều kiện kinh tế suy thoái. Nợ nước ngoài, nợ trong nước, tài trợ của các doanh nghiệp nhà nước, và hố đen tham nhũng liên lụy, từ lâu đã khó tự bảo toàn bản thân. Cộng thêm sự đổ vỡ liên tục của các ngân hàng địa phương, tất cả đã ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng quốc doanh lớn. Trung Quốc lớn như vậy, nhưng không ai biết ngân hàng nào đáng tin cậy.
Một khi người dân mất niềm tin vào ngân hàng thì tiền của họ sẽ bấp bênh, lo lắng hàng ngày, hễ nghe tin tức bất lợi nào là họ lập tức lao đi rút tiền. Đến lúc đó thì thảm họa toàn diện sẽ giáng xuống.
Sự suy kiệt tài chính của Trung Quốc ngày nay không phải là một hiện tượng cá biệt, mà là một sự co rút về cấu trúc. Bên trong, do chính sách của Tập Cận Bình khiến nước mạnh dân nghèo, kinh tế tư nhân bị phá hoại, toàn bộ môi trường lạnh ngắt, cộng thêm chính sách ‘zero covid’ làm cho xã hội trì trệ, những việc vô cớ lại phát sinh thêm nhiều vấn đề. Bên ngoài, Trung Quốc và các cường quốc kinh tế phương Tây quay lưng lại với nhau, ngoại thương bị cắt đứt, đầu vào khoa học và công nghệ bị đoạn tuyệt, các nhà máy nước ngoài chuyển đi với số lượng lớn, và nợ nước ngoài chồng chất. Sự suy giảm cấu trúc này làm cho nền kinh tế vô phương cứu chữa.
Nếu cơ cấu kinh tế tổng thể của một quốc gia lành mạnh, nếu gặp phải cú sốc tạm thời, nó có thể phục hồi trong thời gian ngắn. Nhưng kết cấu kinh tế đã như bệnh ung thư di căn rồi, đã không còn là vấn để sửa chữa khắc phục một vài chính sách nữa rồi, cũng không phải có bài thuốc tốt trừ tà phù chính là có thể cứu chữa được. Những nhân tố xấu ở các phương diện đang đan xen vào nhau, những con sóng không ngừng mở rộng, và tổng thể rơi vào tình trạng rơi tự do, đó là ngày sụp đổ ập đến.
Vốn dĩ có tiền có thể sai khiến ma quỷ, muốn người có người, muốn vật có vật, làm đủ mọi việc xấu đều có thể dùng tiền để giải quyết. Một khi tài chính cạn kiệt, cán bộ cấp trung và cấp dưới ‘nằm ngửa’, lòng dân sục sôi, chính quyền trung ương hai bàn tay trắng, chỉ biết trông trời đổi vận, dân thì củi khô khắp nơi, chỉ trông chờ một tia lửa là bùng cháy. Tình huống tuyệt vọng này, dẫu Thần Tiên cũng khó cứu nổi.
Tham nhũng hệ thống, đánh mất lòng dân, hai con tê giác xám lớn nhất này cũng đã phá cửa xông vào rồi, giờ đây, cộng với với tài chính cạn kiệt cũng đã lao đến rồi, đây là con tê giác xám lớn nhất, và có thể là cuối cùng. Nó hung dữ và không thể ngăn cản. ĐCSTQ, một chế độ độc tài đang bên bờ vực thẳm, không còn có thể chịu đựng được đòn đánh cuối cùng này.
(Bài viết chỉ thể hiện lập trường và quan điểm cá nhân của tác giả Nghiêm Thuần Câu)
Theo Nghiêm Thuần Câu - Visiontimes

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209