Lâm Bưu của Việt Nam dưới thời Nguyễn Phú Trọng
Lâm Bưu của Việt
Nam dưới thời Nguyễn Phú Trọng
Lâm Bưu là người được chỉ định kế thừa ngai vàng của Mao Trạch Đông. Bất ngờ Lâm Bưu bị chết trong một vụ tai nạn nổ máy bay và được quy kết là đang trên đường trốn chaỵ do âm mưu tạo phản, muốn lật đổ Mao. Có rất nhiều vô lý ở vụ này, khi đang ở vị trí thứ hai và được công nhận rõ ràng, không có lý do gì Lâm Bưu tạo phản. Hơn nữa nếu xác định tạo phản thì kế hoạch chắc chắn sẽ hoàn thành êm ả vì vị trí đang nắm giữ thuận lợi. Và nữa lý do trốn chay mà máy bay nổ là xác suất rất thấp. Trốn chạy sang Nga hay sang đâu phải có liên hệ trước, đến nay chưa có thấy nước nào khẳng định Lâm Bưu đã liên hệ với họ để hạ cánh. Lý do đáng tin nhất là Mao dựng Lâm Bưu làm nhân vật thứ hai là để thoả mãn yêu cầu nội bộ là lãnh tụ cần chỉ đạo người kế vị. Vì thế Mao loại bỏ những phó uy tín nhất của mình và đẩy Lâm Bưu vọt lên họ thành nhân vật kế nhiệm. Sau đó tìm cách diệt trừ Lâm Bưu và để khoảng trống người kế vị một thời gian. Việc không có người kế vị khiến quyền lực tập trung vào Mao nhiều hơn, các phó khác đều hy vọng và phấn đấu được lòng Mao đề cử.
Ở VN gần đây thời ông Trọng làm tổng bí thư , những nhân vật được gọi là kế nhiệm đều biến mất khỏi chính trường theo nhiều kiểu khác nhau. Ban đầu là thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh bị bệnh lạ mất trí nhớ, trở thành người thần kinh khi đang minh mẫn hoạt động năng nổ. Người thứ hai được tin là đủ tiêu chuẩn thay thế ông Trọng là Trần Quốc Vượng thì uy tín bị đánh rất thấp, kiểm phiếu tín nhiệm, đề cử cũng thấp. Vì thế ông Trọng tiếp tục giữ chức TBT. Nếu ông Trọng đã chọn người kế vị, hẳn ông thừa sức có những cách để bảo vệ và nâng đỡ người kế vị có đủ tín nhiệm. Nhưng ông đã không làm gì, điều này chứng tỏ ông Trọng muốn chưa có người kế vị.
Hiện nay người kế vị của ông Trọng cũng chưa rõ ràng. Mọi khả năng đều có thể. Chẳng hạn như trường hợp CTN Nguyễn Phú Trọng, ông Phúc về tuổi tác và vị thế trong BCT đương nhiên là nhân vật số 2 hiện nay. Nếu ông Trọng chết giữa nhiệm kỳ thì ông Phúc chắc hẳn là người thay thế tính theo cái kiểu lớn tuổi thì làm anh. Thế nhưng ông Trọng không chết ở nhiệm kỳ 13, thì liệu ông Phúc có là người kế nhiệm ở nhiệm kỳ 14 không ? Điều này chỉ xảy ra nếu như có cuộc đảo chính gây sức ép ngầm của phe cánh ông Phúc. Còn để ông Trọng quyết có lẽ ông Trọng sẽ ngồi tiếp nếu tự ông thấy mình ngồi được, như thế ông Trọng sẽ sớm kết liễu số phận chính trị của ông Phúc ở gần cuối nhiệm kỳ 13 này. Sẽ là những cách đánh vào những sai phạm, khuyết điểm ông Phúc đã phạm phải trong quá khứ.
Nếu ông Trọng không ở lại và ông muốn về khi vẫn còn thực quyền, hẳn ông sẽ kéo ông Phúc về theo và đưa người kế nhiệm khác mà mình chọn lên. Đó là ông Vương Đình Huệ. Sở dĩ ông Trọng không chọn ông Phúc vì ông hẳn hiểu bản tính con người Phúc. Khi nắm được quyền độc tôn, Phúc cũng sẽ tham quyền và danh như ông. Điều đó sẽ khiến hình ảnh của ông bị lu mờ, chưa kể Phúc có thể tráo trở xét lại những gì ông Trọng đã làm không đúng để hạ bệ hình ảnh uy tín của ông Trọng. Qua đó tôn vinh Phúc.
Chiều hướng giảm uy tín của ông Phúc dường như đang diễn ra, ông Phúc không còn được lũ bậu sậu bồi bút đỡ bợ như những nhiệm kỳ trước, một lũ Kols trước kia ca ngợi ông Phúc thì sang năm 2022 hầu như chẳng còn nhắc gì đến ông Phúc nữa. Nào thì khả năng kiến tạo, kỹ trị, liêm chính này nọ ngút ngàn trước kia giờ bay hết đâu mất.
Trong một tấm hình mới nhất người ta thấy ông Trọng họp quốc hội ra đầy vẻ sung mãn và cười rất sảng khoái với các uỷ viên BCT như Vương Đình Huệ, Phạm Minh Chính, Trần Thanh Mẫn. Không có bóng dáng của ông Phúc trong tấm hình đó. Tấm hình nói lên thông điệp của ông Trọng, đây những người này mới là những người tôi tin cậy. Đây tôi vẫn còn khoẻ mạnh. Hai cái Đây đó là thông điệp nhằm gửi đến dư luận rằng ông Phúc không có cửa. Cửa trông chờ ông Trọng đứt giữa nhiệm kỳ, cửa là người kế nhiệm nhiệm kỳ sau. Năm ngoái ông Trọng đã từng gửi thư đến trung ương đảng Trung Quốc và có ngỏ ý rằng ông Phúc là người kế nhiệm, nhưng lá thư đó chỉ là một kiểu tỏ ý cho có của cá nhân ông, chứ không hẳn là một quyết định của BCT. Một đòn ru ngủ hay nghi binh của ông Trọng, tuy nhiên ông Phúc đã không tận dụng được, có thể vì ông Phúc chưa đủ lực để biến hư chiêu của ông Trọng thành thực có lợi cho mình.
Chính trị có chuyên chế có một điểm rất nghiệt ngã, khi anh đã ở vị trí thứ hai, hoặc vị trí quan trọng và anh trót thể hiện ham muốn tiến hơn, vượt hơn người khác. Nếu anh không thành công thì anh sẽ chịu những hậu quả khó lường. Những người rời khỏi chính trường như Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải do bị kỷ luật, họ giã từ trong yên bình vì trước đó họ không hề thể hiện ham muốn vươn lên nắm chức này kia. Những người bị kỷ luật và vào tù như Nguyễn Đức Chung, Đinh La Thăng đều bộc lộ những hoạt động năng nổ mà ai cũng nghĩ là họ còn muốn lên cao nữa.
Ông Phúc thì bày tỏ tham vọng của mình quá rõ, ông đã đi đến chỗ không có đường lùi. Cho dù gần đây ông có vẻ nhẫn nhịn, ít khoác lác hơn, nhưng người ta vẫn thấy sự ham hố của ông qua những phát biểu về kinh tế, chính sách như ông đang chỉ đạo, nhắc nhở thủ tướng Phạm Minh Chính. Vụ Việt Á mới đây của những người Quảng Nam như Nguyễn Công Khế, Phan Quốc Việt chắc hẳn phải có sự che chở của cỡ uỷ viên BCT, người có thể tác động đến chính sách. Người có tác động đến chính sách và là UVBCT lúc đó không ai khác, chỉ có thể là ông Phúc, một người Quảng Nam.
Khả năng Phúc sẽ trở thành Lâm Bưu thứ hai,hoặc may mắn hơn Phúc bị đánh giá tín nhiệm thấp như Trần Quốc Vượng rồi rời khỏi chính trường êm ả. Việc Phúc lật được Trọng hoặc được Trọng chọn giới thiệu làm người kế vị nhiệm kỳ sau là không thể.
Nhận xét
Đăng nhận xét