Phải chăng Trung Quốc đã thắng thế?

Phải chăng Trung Quốc đã thắng thế?
Một robot chơi đàn tranh Trung Quốc tại Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, hôm 30/12/2021 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Sun Zifa/China News Service/Getty Images)
Biên dịch: Huỳnh Anh
Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang về công nghệ. Quốc gia nào sở hữu trí tuệ nhân tạo, công nghệ điện toán lượng tử và vũ khí mạng tốt nhất sẽ giành chiến thắng. Vậy, bên nào sẽ có khả năng giành vị trí quán quân trong các cuộc chiến sử dụng những công nghệ này?
Theo ông Richard Silberglitt, một nhà khoa học vật lý cấp cao tại RAND Corporation, mặc dù Hoa Kỳ vẫn là nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu, song “Trung Quốc và Hoa Kỳ đang tiến gần đến sự ngang bằng, hay như một số trường hợp thì Hoa Kỳ đang bị tụt lại phía sau trong các lĩnh vực có tính cạnh tranh cao".
Nói cách khác, Hoa Kỳ đang dẫn trước, nhưng Trung Quốc cũng đang bắt kịp với tốc độ 'nhanh như chớp'. Nếu quan sát kỹ hơn, quý vị sẽ nhận thấy rằng, Trung Quốc còn vượt qua Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực then chốt.
Trong nỗ lực chống lại mối đe dọa Trung Quốc, Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NCSC) đã ưu tiên phát triển 5 lĩnh vực chính sau: Trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán lượng tử, công nghệ sinh học, chất bán dẫn và hệ thống tự hành.
Theo báo cáo gần đây nhất của NCSC, 5 lĩnh vực này “tạo ra những công nghệ mang tính chất quyết định xem, liệu Mỹ có còn là siêu cường hàng đầu thế giới hay sẽ bị lu mờ bởi các đối thủ chiến lược trong vài năm tới”.
Trong khi ĐCS Trung Quốc không ngừng sử dụng những chiêu bài hợp pháp và bất hợp pháp khác nhau để vượt qua Hoa Kỳ, tôi đã nảy ra câu hỏi này: 'Phải chăng bản báo cáo trên đã được xuất bản muộn hơn 5 năm?'
Trong tất cả năm lĩnh vực như tôi trình bày dưới đây, Trung Quốc đều đang ở vị thế dẫn đầu.
1. Trí tuệ nhân tạo (AI)
Như các nhà nghiên cứu của NCSC cho biết, Trung Quốc đã sở hữu “sức mạnh, tài năng và tham vọng” để giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trang về Trí tuệ nhân tạo (AI).
Ông Nicolas Chaillan, người đã rời ghế giám đốc phần mềm đầu tiên của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ vào tháng 10 năm ngoái, chắc chắn đồng ý với điều này. Thất vọng vì quân đội Hoa Kỳ thiếu tiến bộ kỹ thuật số, ông tin rằng Trung Quốc đã thắng thế trong cuộc chạy đua về AI. Đồng thời, ông cho biết, chính công nghệ “cũ kỹ ” và sự quan liêu là điều khiến cho Hoa Kỳ thiếu đi sự đổi mới.
Trong một cuộc phỏng vấn với Verdict, ông Michael Orme, nhà phân tích cấp cao tại GlobalData và là một chuyên gia về Trung Quốc, nhắc lại những lo ngại của ông Chaillan. Ông Orme nói rằng, Bắc Kinh đã “tận dụng sự giàu có về nguồn dữ liệu và trạng thái giám sát để đạt được ưu thế tối cao về AI”.
Quan điểm của hai chuyên gia có vẻ đúng. Vào năm 2021, Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trong các trích dẫn trên tạp chí AI. Và đối với những người nói rằng trích dẫn không phải là tất cả, tôi đồng ý. Tuy nhiên, không nên bỏ qua các trích dẫn.
2. Điện toán lượng tử
Sự phát triển điện toán lượng tử là một lĩnh vực mà Trung Quốc đang thống trị. Nếu Trung Quốc đạt được quyền lực tối cao về điện toán lượng tử thì ĐCS Trung Quốc sẽ tăng thêm sức mạnh để gây nhiều thiệt hại hơn nữa cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Vào tháng 7 năm ngoái, một nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã chế tạo thành công máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới. Trong trò chơi công nghệ cao này, sáng tạo của họ đã vượt qua sáng tạo năm 2019 của Google, và mang lại cho Trung Quốc “lợi thế lượng tử”. Đáng lo ngại hơn, với những tiến bộ như vậy, Trung Quốc có vẻ sẽ tạo ra mạng lưới truyền thông internet 'bất khả chiến bại' đầu tiên trên thế giới.
Hơn nữa, theo một báo cáo được công bố bởi tổ chức Booz Allen Hamilton (BAH), một tổ chức toàn cầu về các giải pháp an ninh mạng, sự phát triển về điện toán lượng tử của Trung Quốc cuối cùng sẽ “làm suy yếu tất cả các phương pháp mã hóa khóa công khai phổ biến hiện nay, thúc đẩy nhanh chóng tốc độ và sức mạnh của trí tuệ nhân tạo”.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng vào cuối thập kỷ này, “các nhóm đe dọa Trung Quốc có thể sẽ thu thập dữ liệu cho phép các thiết bị mô phỏng lượng tử phát hiện ra các vật liệu, dược phẩm và hóa chất mới có giá trị kinh tế”.
Các nhà nghiên cứu của Booz Allen nói thêm, “hầu hết tiềm năng của điện toán lượng tử nằm trong hơn một thập kỷ trong tương lai - nhưng việc quản lý rủi ro phải bắt đầu ngay bây giờ". Hoa Kỳ - đối thủ số một của ĐCS Trung Quốc - cần phải lưu ý lĩnh vực này.
Khách hàng tham quan hệ thống phân tích thành phố thông minh AI của iFLY tại Hội chợ Triển lãm Công nghiệp Giao thông minh quốc tế 2018 tại Hàng Châu, tỉnh Giang Đông, Trung Quốc vào tháng 12/2018. (Ảnh: STR/AFP/Getty Images)
3. Công nghệ sinh học
Như một báo cáo được tờ Insider công bố đã cảnh báo, các công ty công nghệ sinh học của Trung Quốc là một trong những công ty lớn mạnh nhất trên thế giới. Ngành công nghệ sinh học Trung Quốc 'rải rác' khắp nơi trên toàn cầu, trải dài từ Uganda đến Hoa Kỳ. Vào tháng 8 năm ngoái, công ty BeiGene của Trung Quốc đã công bố kế hoạch xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển rộng 42 mẫu Anh tại New Jersey.
Đáng báo động hơn, theo báo cáo của tờ New York Times, Trung Quốc hiện đang “thu thập dữ liệu y tế, sức khỏe và di truyền trên khắp thế giới”, sử dụng “sự giao thoa giữa công nghệ nghiên cứu di truyền và sinh học như một lĩnh vực cạnh tranh và gián điệp”.
Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của sinh học trong chiến tranh tương lai. Theo ông He Fuchu, một nhà khoa học quân y, Trung Quốc đang bận rộn nghiên cứu về “vũ khí và thiết bị điều khiển bằng não bộ để can thiệp và kiểm soát ý thức con người”, tất cả với hy vọng có thể biến thành “chiến tranh không người lái”.
4. Chất bán dẫn
Lĩnh vực quan trọng thứ tư liên quan đến chất bán dẫn. Nếu không có chất bán dẫn, việc sử dụng điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy giặt và tủ lạnh đơn giản là không thể. Về cơ bản, chất bán dẫn là bộ não của các thiết bị điện tử. Cho đến gần đây, Hoa Kỳ mới hoàn toàn kiểm soát việc cung cấp những “bộ não” này.
Tuy nhiên, ngày nay, Trung Quốc đang trên đà phát triển. Chỉ tính riêng năm ngoái, số lượng công ty bán dẫn của Trung Quốc đã tăng gấp ba lần. Siêu thị, bước tiếp theo trong sự phát triển của Internet, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất bán dẫn. Do đó, Trung Quốc mong muốn trở thành một thế lực thống trị về lĩnh vực này.
5. Hệ thống tự hành
Lĩnh vực cuối cùng liên quan đến các hệ thống tự hành, chẳng hạn như ô tô tự lái và máy bay không người lái giám sát. Trang Baidu, tương đương với Google của Trung Quốc, đang dẫn đầu cuộc đua xe tự lái. Năm ngoái, công ty Trung Quốc đã ra mắt dịch vụ taxi không người lái trả phí đầu tiên.
Trong khi đó, ở Mỹ, phương tiện tự lái còn phải hàng chục năm nữa mới trở thành hiện thực. Trung Quốc cũng đang dẫn đầu về sản xuất và kinh doanh máy bay không người lái, và Hoa Kỳ là một trong những khách hàng lớn nhất của nó.
Ngoài ra, Trung Quốc gần đây đã tạo ra một loại vũ khí mới, theo các báo cáo, "sử dụng chất nổ để phá hủy vệ tinh của đối phương". Khi căng thẳng đang không ngừng nóng lên giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, chúng ta không nên ngạc nhiên nếu các vệ tinh của Mỹ trở thành mục tiêu tấn công.
Tất nhiên, Hoa Kỳ vẫn là một quốc gia nắm quyền lực 'tối cao', song vị thế của nó với tư cách là một nhà lãnh đạo thế giới đang bị chính quyền Trung Quốc thách thức. Do đó, Hoa Kỳ cần phải đạt được nhiều bước tiến hơn nữa. Hy vọng rằng, các cuộc thử nghiệm sẽ gia tăng cả về số lượng và chất lượng, để bảo trì vị thế cường quốc của Hoa Kỳ.
Biên dịch: Huỳnh Anh
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả John Mac Ghlionn và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Tác giả bài viết là ông John Mac Ghlionn - một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi những tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, Newsweek, National Review, The Spectator US, và những tờ báo đáng kính khác. Ông cũng là một chuyên gia tâm lý xã hội, rất quan tâm đến các rối loạn chức năng xã hội và thao túng truyền thông.


Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025