Những nguyên nhân dẫn đến ngày 30/04 đen

(Lý Quí Chung và Trịnh Công Sơn)

Những nguyên nhân dẫn đến ngày 30/04 đen

Lộng Gió Cánh Dù

Chúng ta có ngày hôm nay, chúng ta chỉ biết đổ lỗi cho Mỹ.

Đó cũng chỉ là một nguyên nhân trong nhiều nguyên nhân khác nhau.

- 01 Nguyên nhân thứ 1 là chúng ta bỏ qua những người do phía cs Bắc Việt gài vào dân di cư 1954 để sau này là cơ sở nằm vùng liên lạc cho chúng.

- 02 Khi sử dụng người không điều tra lý lịch 3 đời kỹ lưỡng như bọn cs.

- 03 Pháp phải bàn giao chính quyền cho VN đã đào tạo ra một số tướng lĩnh chỉ biết tranh giành quyền lực, và đấu đá lẫn nhau.

- 04 Vì bất tài và ham tiền nên đám tướng lãnh đã răm rắp nghe theo lời chỉ đạo của Mỹ đảo chánh và giết Anh Em cố TT Ngô Đình Diệm.

- 05 Sau khi đảo chánh TT Diệm tướng mặt thịt DVM phá bỏ các ấp chiến lược là sách lược cản bước xâm nhập gài người từ Bắc vào Nam để hoạt động trà trộn.

- 06 Các tướng lãnh được đào tạo từ thời Pháp toàn là đám tướng tá xôi thịt, ăn chơi, tổ chức nhảy đầm hàng đêm trong các phòng trà hay tư dinh, trong khi những sĩ quan và binh lính dưới quyền sống chết ngoài mặt trận để bảo vệ sự an bình nơi hậu phương cho họ aqn8 chơi thoải mái.

- 07 Vũ̃ khí trong chiến khu D toàn những vũ khí mới toanh Mỹ lúc đó chưa viện trợ cho VNCH vậy từ đâu ra??

- 08 Đám tu sỹ khoác áo nhà Chùa và cả đám LM cấp tiến tiếp sức cho cs nay chống đối mai biểu tình làm cho tình hình thêm rối ren phải lo đánh giặc ngoài xâm nhập còn phải lo dẹp giặc bạo động trong nước.

- 09 Mọi sự phải bám vào viện trợ của Mỹ, lãnh đạo VNCH không lo ngoại giao bắt tay với các nước tự do khác nên khi quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam thì bắt đầu hụt hẫng không biết bám víu vào đâu.

- 10 VNCH quá nhân nhượng với cái đám trí thức nằm vùng

- 11 Mỹ bị đám vc phản chiến biểu tình đòi rút quân về nước nên phủ Mỹ bị áp lực bằng mọi cách ép vc phải ký hiệp định Paris có lợi cho phía cs Bắc Việt, sau đó cúp hết viện trợ cho phía VNCH.

- 12 TT Nguyễn Văn Thiệu bất tài chỉ sợ đảo chánh vì rút kinh nghiệm thời đệ nhất Cộng Hòa nên rất độc tài, một mình một liên danh, một mình nắm tư lệnh tối cao chỉ huy quân đội, điều binh khiển tướng, những ngày cuối cùng rút lui hết chỗ này đến chỗ nọ khiến tinh thần binh sĩ suy sụp nhanh chóng.

Trên đây là một số nguyên nhân khiến miền Nam VN nhanh chóng có ngày 30/04.

Xin mời điểm danh toàn bộ trí thức miền Nam hồi đó tiếp tay cho csVN ăn cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản, đâm sau lưng VNCH.

Cuối năm 1957, dưới thời tỉnh trưởng Nguyễn Trân, một mẻ lưới của cảnh sát Định Tường tung ra, bắt giữ những ký giả đem về giam tại Mỹ Tho, gồm có những người nằm vùng trong những tờ báo như sau:

Triệu Công Minh (báo Tiếng Dội), Lương Ngọc (Trời Nam), Nam Thanh (Lẻ Sống), Đồng Văn Nam, Phương Ngọc, Phan Ba (Buổi Sáng), Nguyễn Bảo Hoá (Ánh Sáng), vợ Nguyễn Bảo Hoá là dược sĩ Mã Thị Chu (Tiếng Chuông), LS Nguyễn Văn Diệp, đạo diễn Lê Dân, Mai Thế Đông (giám đốc cải lương).

Nguyễn Trân tổ chức tranh luận công khai tại rạp hát Viễn Trường, Mỹ Tho, nếu nhận CNCS là sai và ăn năn hối cải thì được thả ra. Sau khi được thả, toàn bộ dông tuốt vô bưng, xem như Nguyễn Trân thả cọp về rừng.

Sau cuộc truy lùng trong các báo nêu trên, chính quyền bắt giam hàng loạt cán bộ nằm vùng cấp thành ủy, như GS Nguyễn Văn Chì, Lê Văn Chí, Trần Văn Hanh, Nguyễn Trường Cửu, Cổ Tấn Lương, Bùi Đức Thịnh, bà Bình Minh, đa số là giáo sư tư thục.

Việt Cộng nằm vùng, nhà văn Vũ Hạnh

Vũ Hạnh tên thật là Nguyễn Đức Dũng sinh năm 1926 tại Quảng Nam. Cán bộ văn hoá khu ủy Sài Gòn-Gia Định, hoạt động công khai đơn tuyến ở nội thành Sài Gòn.

Trước 1975, Vũ Hạnh bị bắt 5 lần, nhưng lần nào cũng có người bảo lãnh cho ra. Người bảo lãnh Vũ Hạnh sau cùng, là LM Thanh Lãng, Chủ tịch Hội Văn Bút.

Sau ngày 30-4-1975, Vũ Hạnh giữ chức Chủ tịch Hội Nhà Văn TP/SG. Vũ Hạnh mang súng kè kè bên hông, thì bị thi sĩ Hoàng Anh Tuấn, nửa đùa nửa thật bảo: “Anh em văn nghệ sĩ chỉ quen cầm bút chứ có biết chơi súng đau”.

Nhưng mấy tháng sau, ông lắc đầu nói nhỏ “Totalement décu” (hoàn toàn bị lừa). Với chức vụ Chủ tịch Hội Nhà Văn, chẳng có quyền hành và quyền lợi gì, coi bộ đời sống thời bao cấp gặp nhiều khó khăn. Ít lâu sau, nghe nói có một nhà giàu cộng tác để Vũ Hạnh mở ra một gánh hát cải lương, nhưng sau đó dẹp tiệm. Vũ Hạnh lại tìm người có vốn mở xưởng làm xà bông, nhưng cũng không khá vì thiếu nguyên liệu.

Ít lâu sau nữa, một trong những người bạn cho biết, Vũ Hạnh đang tìm đường dây cho con vượt biên, nhưng bạn bè chả ai dám giúp đỡ vì sợ cái bản chất phản bội của tên nằm vùng.

Những tờ báo của Việt Cộng và có Việt Cộng nằm vùng

Tờ Tin Văn

Báo nhà nước Việt Cộng đưa tin như sau:

“Đầu năm 1966, đảng ủy giao cho cán bộ Vũ Hạnh đang hoạt động trong “vùng bị tạm chiếm”, ngụy trang dưới chiêu bài “bảo vệ văn hoá”, xin phép cho ra tờ Tin Văn, chủ trương chống văn hoá đồi trụy, chống văn hoá ngoại lai đầu độc thanh niên.

Tờ báo được các cán bộ ta chỉ đạo, đứng đầu là đồng chí Trần Bạch Đằng, Ủy viên thường trực Thành Ủy SG-GĐ, lãnh đạo tuyên huấn, mặt trận, trí vận, Hoa vận, và thanh niên (bao gồm sinh viên và học sinh).

Chủ nhiệm tờ Tin Văn là Nguyễn Mạnh Lương. Một số nhà văn cộng tác như Lữ Phương, Hồng Cúc, Nguyễn Hữu Ba, Vũ Hạnh. Tòa soạn đặt trong một ngôi chùa”.

Sau 1975, Vũ Hạnh viết như sau: “Tuần báo Tin Văn, với những bài phê bình vạch mặt những tên xung kích chống cách mạng, qua các tác phẩm đồi trụy, phản động, đã tạo ra một phong trào quần chúng sôi nổi. Ngụy quyền hoang mang nên tìm cách phản kích. Chúng trắng trợn cho tên Chu Tử, tay sai của Sở Công An và Phủ Đặc Ủy TW Tình Báo ngụy, bắt đầu một chiến dịch đả kích tôi, tố cáo tôi là “VC nằm vùng”, và liên tiếp trong nhiều số báo như vậy, y đã “vu khống tôi” cốt làm cho những người tham gia phong trào sợ hãi. Lúc đó, đảng ủy văn hoá và thường vụ khu ủy, động viên, chăm sóc và giúp đở tôi về vật chất lẫn tinh thần, thông qua vợ tôi. Mở đường dây liên lạc mới, tôi trực tiếp nhận sự chỉ đạo của đảng.” (Trích từ Vũ Hạnh: Trui rèn trong lửa đỏ, trang 179).

Tên VC láu cá này là “VC chính cống”, thật sự nằm vùng, mà nhảy lên như đỉa phải vôi, khi bị Chu Tử vạch mặt là “VC nằm vùng”, rồi lại nói là “bị vu khống”. Bọn nằm vùng luôn luôn có phản ứng như thế!

Hai tờ báo có Việt Cộng nằm vùng

Tờ Đại Dân Tộc

Chủ nhiệm: Võ Long Triều

Tổng thư ký: Hồ Ngọc Nhuận

VC nằm vùng là: Hồ Ngọc Nhuận và Huỳnh Bá Thành (hoạ sĩ Ớt)

Tờ Điện Tín

Chủ nhiệm: cựu đại tá, cựu nghị sĩ Hồng Sơn Đông

Chủ bút: Hồ Ngọc Nhuận

2 VC nằm vùng là: Hồ Ngọc Nhuận và Huỳnh Bá Thành (họa sĩ Ớt)

Nói về tờ Tin Sáng

Báo Tin Sáng có 3 thời kỳ:

1. Tin Sáng cũ trước năm 1973

2. Tin Sáng lậu từ 1973 đến 1975

3. Tin Sáng bộ mới từ ngày 10-8-1975 đến 1-7-1981

Tin Sáng cũ trước 1973.

Toà sọan ở số 124 đường Lê Lai, Q.1. do nhóm dân biểu đối lập, thân cộng và VC nằm vùng, như: Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Chánh Trung, Dương Văn Ba, có cán bộ VC nằm vùng nhưng giữ chức vụ khiêm tốn.

Trên tờ báo có 50 bài viết của LM Nguyễn Ngọc Lan, chửi Mỹ, chửi VNCH và chống chiến tranh. Tin Sáng là nơi kích động các cuộc biểu tình của nhóm SV/VC nằm vùng Huỳnh Tấn Mẫm. Tòa soạn bị đốt và có truyền đơn “Đồng bào quyết đập chết những tên VC nằm vùng Ngô Công Đức và Hồ Ngọc Nhuận. Quần chúng rất phẫn nộ trước hành động đâm sau lưng chiến của dân biểu tay sai VC Ngô Công Đức và Hồ Ngọc Nhuận”.

Tin Sáng sau 1975.

Trần Văn Giàu, tên trùm VC nhận xét: “Các anh làm báo CS hơn CS”. Alain Ruscio ghi lại trong cuốn Vivre au Vietnam như sau: “Không ai nói ngọt hơn Lý Chánh Trung được. Mặc dù trong thâm tâm họ biết là họ đang nói dối, đang đóng kịch. Nhưng điều quan trọng là lời nói đã phát ra thì không thu lại được”. Đó là những tiếng chửi rất nặng nề của trí thức đối với trí thức. Không biết bọn nằm vùng này có hiểu và cảm thấy nhục nhã hay không?

Ngô Công Đức cũng đã sáng mắt ra, trước khi chết cũng để lại chúc thơ bộc bạch phân trần đôi điều, nhưng quá muộn. Nói chung, những tên VC nằm vùng đã mở mắt ra, và té ngửa hết, nhưng đã muộn cho một cuộc đời.

Tại sao Tin Sáng sống được 5 năm dưới chế độ Cộng Sản

Thứ nhất, báo Tin Sáng nịnh bợ VC hơn báo VC.

Thứ hai, Võ Văn Kiệt nhận thấy người dân miền Nam còn căm thù VC. Từ đổi tiền, đuổi đi kinh tế mới, cải tạo thương nghiệp, xếp hàng mua gạo, ăn độn, chồng, con, cha mẹ của đa số bị tù cải tạo. Người dân chưa thấy cái “ưu việt” của XHCN như tuyên truyền. Trong khi đó, báo Sài Gòn GP thì còn non trẻ, chờ cho đến khi thành lập tờ Thanh Niên, nói theo giọng điệu o bế người dân, trình diễn màn lừa bịp, là “nói thẳng, nói thật”…, vì thế Võ Văn Kiệt chưa khai tử báo Tin Sáng, để cho sống 5 năm trong tình trạng trái ngược, là mỗi khi số lượng phát hành gia tăng lên cao, thì ban biên tập lại hồi hộp chờ ngày giờ kết liễu cuộc đời nịnh bợ.

Trí thức thân cộng và bọn “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản”

Ở miền Trung thì nổi bật những tên Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Ngô Kha, Trần Quang Vọng, Trần Hữu Lực, Trần Duy Phiên, Lê Văn Ngăn, Trần Vàng Sao, Võ Quế…

Hoàng Phủ Ngọc Tường phải sống những ngày khổ nhục, oán hận, khi thấy người đồng chí trẻ của y là Bửu Chỉ đang ngủ với vợ của y là nữ đồng chí, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

Ở miền Nam, thì có Tôn Nữ Thị Ninh, LS Trần Ngọc Liễng, GS Lý Chánh Trung, LS Ngô Bá Thành. Những LM Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Khắc Từ, các thượng tọa Thích Trí Quang, Nhất Hạnh.

Thành phần thứ ba và Mặt Trận Nhân Dân Cứu Đói

“Theo chỉ đạo của ta, một lực lượng chính trị mới ra đời, đó là “Thành phần thứ ba” gồm trí thức, nhân sĩ, binh sĩ, dân biểu, báo chí, tu sĩ, công thương gia, cựu tướng lãnh, có khuynh hướng chống Thiệu, đòi hoà bình, nổi bật nhất là các nhân vật như LS Trần Ngọc Liễng, Ngô Bá Thành, KS Dương Văn Đại, DB Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung, Kiều Mộng Thu, Nguyễn Văn Hàm, Lý Chánh Trung, LM Phan Khắc Từ, ni sư Huỳnh Liên và nhà báo Nam Đình”. Tướng Dương Văn Minh đại diện cho thành phần này ra đảm nhiệm chức Tổng thống.

Mặt Trận Nhân Dân Cứu Đói

Ra đời tháng 9 năm 1974 do Đại đức Thích Hiển Pháp làm Chủ tịch. Dân biểu Nguyễn Văn Hàm làm Tổng Thư ký. Các nghệ sĩ Kim Cương, Thanh Nga tích cực tham dự. Ni sư Huỳnh Liên, LM. Phan Khắc Từ, các DB Kiều Mộng Thu, Hồ Ngọc Nhuận, GS Lý Chánh Trung, LS Ngô Bá Thành…

“Ta đưa một số cán bộ đứng tên vào mặt trận: Ngọc Trảng, Ba Thép, Xuân Thượng, với khẩu hiệu “Lá lành đùm lá rách” ẩn chứa nội dung tố cáo chế độ. Hình thức biểu tình rất sáng tạo, biểu tình có ca hát “Dậy mà đi”. Biểu tình “xa luân chiến”, không lớn mà liên miên từ ngày này qua đêm khác, đêm này qua đêm nọ như bánh xe quay, làm cho cảnh sát ngụy mất ăn mất ngủ”. Phong trào thì công khai, nhưng ra báo thì bí mật. Công khai thì có Kiều Mộng Thu trong báo Đại Dân Tộc, ở tờ Điện tín thì có Lý Chánh Trung. Về phía bí mật, Cứu Đói in 10,000 bản phổ biến trong quần chúng.

Mặt Trận Nhân Dân Cứu Đói lập khối Dân Tộc Xã Hội ở Hạ Viện để đấu tranh nghị trường.

Tổ chức “báo nói”, “văn nghệ chạy”, “biểu tình ngồi”, “phát chẩn”.

Ni sư Huỳnh Liên sinh tại Mỹ Tho năm 1923, mất ngày 16-4-1987, tên thật là Nguyễn Thị Trừ, ni sư trưởng Tịnh xá Ngọc Phượng. Đại biểu QH Khoá VI. Phó Chủ tịch UB/MTTQ Sài Gòn, Ủy viên TW MTTQ/VN.

Bọn cứu đói cứng họng, cảm thấy ô nhục khi nhân dân kêu đói, khi đồng bào ăn bo bo, ăn độn mà chúng lặn mất, im thin thít của thái độ hèn nhát, lưu manh.

Dân biểu Việt Cộng nằm vùng và dân biểu thân cộng

Trên tờ Tuổi Trẻ trong nước, bài viết đề ngày 31-7-2012 với tựa đề “Dân tin người thật tâm, thật tài”, nói đến 2 dân biểu VNCH là những “chứng nhân lịch sử” của 37 năm về trước. Đó là dân biểu Nguyễn Văn Hàm từng giữ cương vị Phó Chủ Tịch Hội đồng nhân dân Sài Gòn sau ngày 30-4-1975, và dân biểu Đinh Văn Đệ, từng làm Chánh Văn Phòng Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH.

Dân biểu Nguyễn Văn Hàm

Nguyễn Văn Hàm khoe thành tích như sau: “Ở Sài Gòn có những cuộc biểu tình mà tôi và những người khác đã tổ chức rất công phu như “phong trào cứu đói”, “ký giả đi ăn mày”. Cũng có những cuộc biểu tình tự phát, không cần ai tổ chức cả. Quần chúng quy tụ quanh chúng tôi, gọi là “lực lượng thứ ba”.

“Quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi, Nguyễn Văn Hàm làm thơ, viết báo, giảng dạy triết học, văn chương. Tham gia Quốc Hội Hạ Viện khóa 2 (1971), là một dân biểu đối lập, thủ lĩnh phong trào quần chúng Phật giáo”.

Sau 1975, đương sự làm Phó Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân, bên cạnh Ủy Ban Nhân Dân. Hội đồng chả có quyền hạn gì cả, rồi hắn bị đá ra. Vợ và con vượt biên qua Úc.

Dân biểu Đinh Văn Đệ

Sau năm 1975, nhiều người “bức xúc” khi thấy cựu dân biểu Đinh Văn Đệ ra vào làm việc trong Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Sài Gòn. Võ văn Kiệt cho biết : Hắn là người Cộng Sản mà không có đảng” (Il est Communist sans party)

Đinh Văn Đệ là lính VNCH

Tờ báo viết: “Ông Đinh Văn Đệ bị động viên đi lính rồi trở thành trung tá Chánh văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH (1954-1961). Làm Tỉnh trưởng Tuyên Đức kiêm Thị trưởng Đà Lạt (1963). Tỉnh trưởng Bình Thuận (1964-1967).

Năm 1967, ra ứng cử dân biểu Quốc hội. Giữ chức Chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện. Tổng thống Thiệu cử ông làm “trưởng phái đoàn” sang Mỹ xin viện trợ khẩn cấp. Kết quả chuyến đi, ông Đệ được Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Miền Nam tặng thưởng Huân Chương Chiến Công hạng nhất.”

Đinh Văn Đệ phát biểu: “Tôi được giáo dục từ nhỏ, mang sẵn trong lòng tình yêu nước thực sự, yêu con người thực sự, không phân biệt tôn giáo, không phân biệt chính thể. Bị động viên, tôi đành phải đi lính, và luôn luôn giữ cái tâm lành, trung thực, ngay thẳng. Bao nhiêu năm đeo lon, đeo súng, tôi không một lần sát sanh. Bây giờ xuất gia, theo đạo Cao Đài”.

Đinh Văn Đệ sinh năm 1924, mồ côi cha lúc 15 tuổi. Nhà nghèo, học hết Trung học đệ nhất cấp rồi ra đi dạy học, theo đạo Cao Đài.

Người có công xây dựng gián điệp U 4

Năm 1969, danh sách điệp viên của tình báo chiến lược Việt Cộng có thêm một tên mới, Đinh Văn Đệ, bí số U 4.

Người có công đầu, móc nối, tác động, xây dựng U 4, là Đinh Văn Út, chú của Đinh Văn Đệ. Út có bí danh là Chín Mẫn, sinh năm 1919 tại Châu Đốc. Chín Mẫn thuộc phòng tình báo T4 của Thành Ủy Sài Gòn Gia Định, thuộc Trung Ương Cục miền Nam, còn gọi là Cục R, B2 và “Ông Cụ”. T4 do Mười Hương phụ trách.

Năm 1969, Đinh Văn Đệ cung cấp tài liệu kinh tế hậu chiến của VNCH, chính Đệ lấy xe riêng đưa người và tài liệu đến nơi an toàn. Cũng năm này, Đệ thoả thuận và tiếp nhận toàn bộ quy ước liên lạc, mực mật, giấy viết mực mật, thuốc hiện mực mật, vật ngụy trang, mật khẩu giao liên… nói chung, Đinh Văn Đệ, Chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện Quốc Hội VNCH, đã chính thức trở thành một gián điệp của Việt Cộng, mang bí số U 4 trực thuộc phòng Tình báo mật danh J.22 của Cục R (còn gọi là B2). Em của Đinh Văn Đệ là Đinh Văn Huệ, trước làm chính trị viên tiểu đoàn giao thông vũ trang thuộc J. 22

Đinh Văn Đệ kể những chiến công như sau:

Kế hoạch oanh kích Lộc Ninh

“Sau khi ta (VC) giải phóng Phước Long ngày 6-1-1975, đồng chí Phạm Hùng muốn biết địch (VNCH) có ý định tái chiếm Phước Long hay không? Tôi được giao phó nhiệm vụ trả lời câu hỏi này.

Trước hết, tôi điện qua Phủ Thủ Tướng, mời Tổng trưởng Quốc Phòng ra điều trần trước Hạ Viện, tại sao thất thủ Phước Long? Trách nhiệm của ai?

Tại buổi điều trần, Tổng trưởng QP đổ mồ hôi hột, bối rối vì bị chất vấn sôi nổi, tới tấp. Tôi binh vực và đề nghị, mỗi lần điều trần như thế này vất vả lắm, vậy Bộ QP cấp cho tôi cái giấy được tự do ra vào các nơi liên hệ, để hỏi trực tiếp các cấp chỉ huy phần hành. Thế rồi, với tờ giấy trong tay, tôi đến Phòng Hành Quân, thì gặp ngay người quen biết cũ, là một chuẩn tướng, ông ta nói: “Đại ca đừng lo. Ai lại dại gì kéo quân đi lấy lại nơi mà mình phòng thủ đã bị thất bại. Tôi sẽ trả thù bằng cách dội bom cho nát Lộc Ninh”.

Tôi báo cáo tin đó. Vài hôm sau, địch (VNCH) đã ném bom Lộc Ninh, nhưng quân ta tránh được thiệt hại.

Trung Ương Cục ở đâu?

Trung Ương Cục Miền Nam (TWCMN) hay Cục R, B2, “Ông Cụ”, là cơ quan đại diện cho Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, để chỉ đạo chiến trường miền Nam. Ban Anh ninh TWCMN do thiếu tướng Cao Đăng Chiếm phụ trách từ năm 74 đến 75.

Ban An Ninh T4 thuộc về Thành Ủy Sài Gòn Gia Định do Mười Hương phụ trách.

TWCMN hỏi tôi là địch (VNCH) có biết Cục R ở đâu không?

Tôi gọi điện qua Bộ QP/VNCH xin 3 chiếc trực thăng, cho tôi là Chủ tịch Ủy Ban QP/HV, cho Trung tướng Tôn Thất Đính, nghị sĩ Chủ tịch UB/QP Thượng Viện và cho Trung tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng, mỗi người một chiếc trực thăng, thành lập một phái đoàn đi ủy lạo binh sĩ đang cố thủ tại Pleiku, Đà Nẵng và Bến Cát (SĐ 5 đóng ở Bình Dương). Đi đến đâu tôi cũng hỏi các cấp chỉ huy “Địch nó biết rõ vị trí của ta, vậy ta có biết Cục R ở đâu không? Tôi đúc kết các câu trả lời và báo cáo về Cục R.

Xin viện trợ để cắt viện trợ

“Tôi tham gia phái đoàn sang Mỹ để xin viện trợ khẩn cấp, vì Thiệu ngoan cố, cố chống giữ. Phái đoàn chia nhau đi “vận động hành lang” với các cơ quan và chính khách Mỹ. Trước khi đi, tôi suy nghĩ làm thế nào để vận động xin viện trợ mà kết quả là bị cắt viện trợ. Khi sang Mỹ, mỗi dân biểu, nghị sĩ đều có nhân viên của toà đại sứ đi kèm, nếu sơ hở là bị lộ ngay.

Với cái chiêu “nói vậy mà không phải vậy”, làm cho các đại biểu trong đoàn thấy tôi là người tận tâm, tha thiết nhất trong việc xin viện trợ để cứu chế độ Sài Gòn.

Với mục đích làm cho Mỹ nản chí và bỏ cuộc, tôi đưa ra hình ảnh của người lính VNCH không còn muốn chiến đấu, đã bỏ chạy bằng cách níu càng trực thăng, trốn ra khỏi chiến trường, thì người Mỹ hiểu ngay là họ phải làm gì.

Khi tiếp phái đoàn, Tổng thống G. Ford cho biết: “Thôi các bạn cứ yên tâm ra về, tôi sẽ cử một viên tướng qua thị sát tình hình rồi sẽ có quyết định sau”. Nghe vậy, tôi hiểu là Mỹ đã bỏ cuộc”.

Theo chỉ thị của trên, Đinh Văn Đệ đã đưa một gián điệp mang bí danh “Số 6” vừa tốt nghiệp cao học nước ngoài vào làm việc trong Ủy Ban QP của Hạ Viện QH/VNCH.

Năm 1972, tình báo Hà Nội đã nhận đầy đủ chi tiết về hệ thống tổ chức, về quân số ở các quân khu, về ngân khoản QP/VNCH, thậm chí còn nhận những khoản viện trợ không công khai cho VNCH, ẩn dưới chương trình PL (Program Law), thương mại hoá, tức không viện trợ bằng tiền, mà bằng hàng hoá, để VNCH bán lấy tiền dùng cho quân sự.

Sau khi 2 giao liên Ngô Viết Triều và Nguyễn Thị Thành bị bắt, cuối năm 1971, Đinh Văn Đệ được chuyển sang hoạt động đơn tuyến, nhận lịnh trực tiếp của Cục R thông qua một nữ tình báo giao liên.

Đinh Văn Đệ hiện sống ở Sài Gòn vẫn khỏe mạnh và nổi tiếng là một Thiên Vương Tinh đức cao trọng vọng của đạo Cao Đài.

Có một điều Đinh Văn Đệ dấu đầu lòi đuôi là “tôi luôn luôn có cái tâm lành, trung thực và ngay thẳng”. Một tên gián điệp phản quốc, sống dối trá, hành động phản bội mà còn cái gì gọi là tâm lành, trung thực, ngay thẳng cho được?

Sinh viên nằm vùng

Danh sách 16 sinh viên bị chính quyền VNCH bắt giữ

Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Lê Thành Yến, Phùng Hữu Trân, Trần Khiêm, Đỗ Hữu Ứng, Lê Anh, Võ Ba, Đỗ Hữu Bút, Hồ Nghĩa, Cao Thị Quế Hương, Trương Hồng Liên, Trương Thị Kim Liên, Võ Thị Tố Nga.

Danh sách sinh viên thoát ly ra căn cứ Bắc Lộ 7, Campuchia

Phan Công Trình, Nguyễn Đình Mai,Tôn Thất Lập, Trần Long Ân, Nguyễn Văn Sanh, Lê Thành Yến, Trương Quốc Khánh, Huỳnh Ngọc Hải, Huỳnh Quang Thư, Dương Văn Đầy, Trần Ngọc Hảo, Hai Nam, Năm Sao, Trần Thị Ngọc Dung, Hà Văn Hùng, Trương Quốc Khoách.

Sinh viên Việt Cộng nằm vùng Huỳnh Tấn Mẫm

Huỳnh Tấn Mẫm tên thật là Trần Văn Thật, sinh năm 1943 tại Sài Gòn. Trước 1975 là một đảng viên cộng sản nằm vùng, hoạt động công khai ở Sài Gòn. Sau 1975, học tiếp y khoa, ra bác sĩ. Sang học Liên Xô về Triết học Mác Lênin.

Trở về VN được cử làm Tổng Biên Tập báo Thanh Niên. Là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc và hội viên Hội Liên Hiệp Thanh Niên.

Với những chức vụ như thế, Huỳnh Tấn Mẫm (HTM) trở thành một cán bộ thuộc hàng cao cấp, có tiếng tâm của Sài Gòn.

Huỳnh Tấn Mẫm mở mắt nhưng quá trễ

Con đường hoạn lộ của HTM bị nhiều trắc trở, vì thực tế sau 1975 cho thấy, cái quan điểm tự do dân chủ kiểu “tư sản” của miền Nam không còn được áp dụng trong chế độ chuyên chế XHCN. Ngoài HTM ra, các sinh viên VC khác cũng đều vở mộng, cho nên đã thể hiện những hành động bị cho là “chệch hướng”, không được lòng đảng vì khác đường lối, nên bị hạ tầng công tác, loại trừ.

Đã vậy, vợ của cán bộ cao cấp lại làm chủ hụi và giựt hụi. Vợ ra tòa lãnh án đã đành, Huỳnh Tấn Mẫm còn bị kêu ra tòa làm chứng chống lại vợ, nên mất uy tín.

Thế là một cuộc đảo chánh trong nội bộ, đã khai trừ HTM ra khỏi tờ báo Thanh Niên năm 1990. Được chuyển về Hội Hồng Thập Tự, làm bác sĩ phụ trách phòng mạch miễn phí, thế là hết cơ hội chấm mút, thu hoạch như các đồng chí khác trên đường hữu sản hoá cán bộ trong thời đổi mới, mở cửa.

Mở phòng mạch ngoài giờ, chuyên chăm sóc da mặt, nặn mụn cho phụ nữ, nhưng chẳng có ai chiếu cố tới, vì bác sĩ cách mạng, có một thời không được bệnh nhân tin tưởng bằng “bác sĩ ngụy”. Riêng cá nhân HTM, trước kia chỉ lo biểu tình, đấu tranh, chạy trốn và ở tù, thì còn ngày giờ đâu mà học với hành. Hơn nữa, đảng cần “hồng” hơn “chuyên”, chỉ cần có quan điểm lập trường 101% cộng sản là một bác sĩ tốt rồi. Phòng mạch ế. Bị gán là bác sĩ chính trị, mà thứ chính trị của CNCS đã bị ném vào sọt rác từ lâu rồi. Người ta nhận xét: “bác sĩ nửa vời, chính trị nửa vời, cuộc đời cũng nửa vời, gia đình tan nát, sự nghiệp tiêu tan. Hình ảnh “anh hùng” vang bóng một thời, làm rung chuyển chế độ miền Nam đã chấm dứt trong cay đắng, chán chường, tiêu cực, mệt mõi”.

Kể ra ông trời cũng có con mắt.

Thành Đoàn Cộng Sản Sài Gòn Gia Định lộng hành

Thành Đoàn là tên gọi tắt của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh đang hoạt động trong nội thành Sài Gòn.

Thành Đoàn Cộng Sản giết sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật

Ngày 28-6-1971, Biệt Động Thành bắn chết sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật ngay tại hành lang trường Luật Sài Gòn.

Ban ám sát Thành Đoàn cử 2 tên tới Đại Học Luật Khoa, số 4 đường Duy Tân, nhận là người nhà muốn gặp Lê Khắc Sinh Nhật có việc cần. Lúc đó, sắp tới mùa thi cuối năm, Nhật đang hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất về cách thức thi cử tại một giảng đường. Nhật vừa ra tới hành lang, thì một tên móc súng bắn liền 3 phát vào ngực. Hắn phóng lên một chiếc Honda nổ máy chờ sẵn. Hắn ném lại một quả lựu đạn nhưng may mắn, lựu đạn không nổ. Cảnh sát gác bên ngoài bắn 3 phát chỉ thiên. Nhạc sĩ Vũ Thành An sáng tác một bài hát tưởng niệm Lê Khắc Sinh Nhật.

Lý do giết SV Lê Khắc Sinh Nhật

Thành Đoàn CS giết SV Lê Khắc Sinh Nhật (LKSN) vì 2 lý do:

Một là răn đe các sinh viên thuần túy, có tinh thần quốc gia

Hai là để trả mối hận bị đánh bại trong 2 cuộc bầu cử, mà Liên danh của LKSN đã thắng Liên danh SV Việt Cộng Trịnh Đình Ban, trong cuộc bầu cử Ban Đại Diện SV trường Luật niên khóa 1970-1971. Và đã thắng Liên danh SV/VC trong tay Thành Đoàn trong cuộc bầu cử Ban Đại Diện Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, tại Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (Nông Lâm Súc) ngày 20-6-1971. Trong cuộc bầu cử này, khi thấy kết quả nghiêng về phía Liên danh LKSN do SV Lý Bửu Lâm đứng đầu, thì bọn SV/VC giở ngay bản chất côn đồ, nhảy lên bục “đá thùng phiếu để hủy bỏ kết quả bầu cử” và ẩu đả, hỗn chiến xảy ra” (Trích trong “Trui rèn trong lửa đỏ” trang 21 của thiếu tướng Trần Bạch Đằng)

Bị thất bại trong cuộc bầu cử, Thành Đoàn CS cay cú, đưa ra 2 quyết định:

Một là, sát hại SV Lê Khắc Sinh Nhật

Hai là, chỉ thị cho SV Huỳnh Tấn Mẫm, tập họp một số SV tại Tổng Vụ Thanh Niên Phật Tử, số 294 Công Lý, vào ngày 28-7-1971 để bầu ra một tổ chức ma, chưa bao giờ có, đó là “Tổng Hội Sinh Viên VN” do Huỳnh Tấn Mẫm làm Chủ tịch. Tổ chức này không đại diện cho ai cả, ngoài đám SV/VC và một số ít bị lừa.

Quyết định hạ sát SV Lê Khắc Sinh Nhật là một hành động tội ác của Thành Đoàn CS/SG.

Thành đoàn CS/SG giết GS Nguyễn Văn Bông

Ngày 10-11-1971, SV/VC Vũ Quang Hùng (bí danh Ba Diệp, năm thứ 3 Khoa học) và tên Lê Văn Châu, dùng chất nổ ám sát chết GS Nguyễn Văn Bông, Viện trưởng Quốc Gia Hành Chánh, tại ngã tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản. Hai tên Hùng và Châu thuộc Trinh sát võ trang bí số S1, hoạt động nội thành SG-GĐ, thuộc Ban An ninh T4 của Thành Ủy SG-GĐ (trong mật khu). Cả hai bị bắt, đày đi Côn Đảo.

Sau ngày 30-4-1975, Vũ Quang Hùng viết : “Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng” và rất hãnh diện về thành tích đó. Tên Hùng giải thích lý do giết GS Nguyễn Văn Bông như sau: “Tin tình báo cho biết, GS Nguyễn Văn Bông sẽ làm thủ tướng vì chính quyền ngụy muốn chuyển từ quân sự sang dân sự. GS Bông là một trí thức rất có uy tín mà lên làm Thủ tướng, thì cách mạng sẽ khó khăn hơn. Để giữ bí mật, tôi đặt tên mục tiêu phải giết với bí số G.33”.

Đến tháng 4 năm 2000, trong lễ kỷ niệm 25 năm ngày “chiến thắng 30 tháng 4”, nhà báo chuyên về tình báo Nam Thi của báo Thanh Niên, cũng kể lại “thành tích” này, trong đó có sự trợ giúp đắc lực của SV kiến trúc Nguyễn Hữu Thái, người đã theo tướng Dương Văn Minh đến đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng trong ngày 30-4-1975. Chính SV Nguyễn Hữu Thái làm “xướng ngôn viên bất đắc dĩ”, đã giới thiệu tướng DVM đọc tuyên bố. Sau đó, Nguyễn Hữu Thái xuất cảnh sang Canada theo diện đoàn tụ gia đình.

Phu nhân của GS Bông có lẽ đã biết tên tòng phạm này.

Trong phỏng vấn của đài RFA, ký giả Mạc Lâm ghi lại như sau: “Đã hơn 40 năm, những nạn nhân như bà Lê Thị Thu Vân, tức bà Jackie Bông, phu nhân của cố giáo sư lừng danh Nguyễn Văn Bông, bị tên SV Vũ Quang Hùng ám sát, tuy không bao giờ quên nổi biến cố bi thương, bổng ập xuống cuộc đời bà và các con nhỏ dại của bà năm xưa. Nhưng bà đã lấy tâm Phật mà “cầu nguyện cho ông ấy (tức tên Vũ Quang Hùng, kẻ đã giết chồng bà) và mong nhà cầm quyền Hà Nội “mở mắt ra”, “mở tấm lòng ra”. (RFA ngày 5-5-2011)

Ngoài việc ám sát GS Nguyễn Văn Bông, Thành Đoàn còn ném lựu đạn M26 vào xe của BS Lê Minh Trí, Tổng trưởng GD&TN ngày 6-1-1969.

Hai tháng sau, đến lượt BS Trần Anh, Tân Viện Trưởng Viện Đại Học Sài Gòn, bị bắn chết trước cổng trường Chu Văn An, bên cạnh Đại học xá Minh Mạng, ngang nhà thờ Ngã Sáu, Chợ Lớn. BS Trần Anh đang đi bộ từ Bộ Y Tế trên đường về nhà ở bên cạnh Đại học xá Minh Mạng.

Nhà văn quân đội Phan Nhật Nam tố cáo Việt Cộng nằm Vùng

Thiếu tá “VC Killer” Thái Quang Chức

Trong bài viết tựa đề “Những tên Việt Cộng nằm vùng”, một thiếu tá Hải quân có danh hiệu là “VC Killer” mang tên Thái Quang Chức, em của tướng Thái Quang Hoàng.

Năm 1957, thanh niên Thái Quang Chức lội qua sông Bến Hải vượt tuyến vào Nam. Tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức, về làm việc tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 4, Sông Ngòi, Mỹ Tho.

Năm 1970, mang lon thiếu tá, nổi tiếng là “VC Killer”, vì sau cuộc hành quân, xác VC được kéo chạy trên sông để biểu dương ý chí chống Cộng.

Trong những ngày sau cùng của tháng 4 năm 1975, tướng Thái Quang Hoàng cho người em xuống Mỹ Tho gọi Chức về để cùng gia đình di tản, đương sự quyết định ở lại để góp phần xây dựng quê hương.

Trình diện học tập cải tạo, Chức được đưa đến trại Hoàng Liên Sơn.

Hai năm sau, năm 1977, một người mặc thường phục đến bộ chỉ huy đoàn 776, đưa thiếu tá “VC Killer” ra khỏi trại, về làm nhiệm vụ mới.

Trung úy Trần Trung Phương, tiểu đoàn 3 Nhảy dù, VC nằm vùng

Do được giới thiệu, tác giả đến một đường dây chạy giấy xuất cảnh. Đến một cơ sở không có bảng hiệu, nhân viên thường phục tiếp đón với thái độ “chúng tôi đã biết rõ tất cả”, “chào anh Nam, anh có mạnh không?”. Anh ta nói: “Tôi biết anh nhiều lắm”, rồi mở tủ hồ sơ lấy ra cho coi Chứng Chỉ Nhảy Dù do Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn Dù cấp, có ký tên đóng dấu của trung tá Trần Văn Vinh.

Anh ta tự giới thiệu: “Trung úy Trần Trung Phương, gốc Đại Đội 33, tiểu đoàn 3 Dù, đơn vị cuối cùng là “Biệt Đội Quân Báo Điện Tử Sư đoàn. Là nhân viên Đặc vụ Sở Phản Gián Bộ Nội Vụ (Cộng Sản).

Điều kiện đưa ra, tôi có thể làm hồ sơ cho anh ra khỏi VN tối đa là 8 tháng. Gia đình anh tại Mỹ phải trả cho người của chúng bên đó 2,000 đô la, và kèm theo một số điều kiện…

“Lẽ tất nhiên, tôi không chấp nhận điều kiện của Phương, từ 2,000 đô la đến “những điều kiện khác…”.

Sau đó, năm 1993, để giúp một người quen cần phải xuất cảnh để giải quyết những khó khăn, tôi tìm đến Trần Trung Phương ở một địa chỉ mới, là một văn phòng ở khách sạn đường Nguyễn Văn Trỗi, nhân viên văn phòng cho biết, ông Phương sang Hoa Kỳ, ở vùng Westminster, Cali.

Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, Hạ Lào, những bãi đáp đổ quân, những vị trí tấn công, toạ độ dội bom B-52 của SĐ Dù, đã bị quân báo VC giải mã từ cơ quan đầu mối, tối cao, là Biệt Đội Điện Tử và Phòng Hành Quân SĐ.

Ngày 30-4-1975, viên hạ sĩ quan ở đơn vị đó mà tôi biết, đã dẫn trung tá Nguyễn Văn Tư, Chỉ huy trưởng Tổng Hành Dinh SĐ Dù, qua Camp Davis để giao nộp hồ sơ trận địa của đơn vị mà hạ sĩ quan nầy đã lưu giữ từ hơn 10 năm trước đó.

Phan Nhật Nam: “Tôi có bổn phận chỉ đích danh những cá nhân tác hại, điển hình như Trần Trung Phương, Thái Quang Chức, những hạ sĩ quan và những công an VC, đã đi theo diện ghép với những gia đình HO và ODP hiện tràn lan khắp các cộng đồng người Việt hải ngoại”.

Ngoài những tên VC nằm vùng mà ông Phan Nhật Nam nêu trên, còn có 1 tên vô cùng lợi hại, đó là một thượng sĩ.

“Giữa tháng 4, 1975, Bộ Chính Trị nêu vấn đề, nếu chúng ta đánh lớn, liệu Mỹ có nhảy vào cứu nguy hay không?

Giải đáp câu hỏi này là công lao của đồng chí Nguyễn Văn Minh, là thượng sĩ giữ hồ sơ tuyệt mật của Cao Văn Viên. Lúc đó, thư của TT/HK gởi cho Thiệu: “Cuộc chiến tranh VN coi như đã chấm dứt đối với Mỹ, chi viện 700 triệu đô la, còn mọi việc khác thì tùy theo quý ngài định liệu”. Bản sao bức thư được gởi cho Cao Văn Viên. Đồng chí Minh lập tức chép lại, gởi ra bộ chỉ huy miền. Nhờ tài liệu này mà BCT nắm được điểm yếu của địch, nên nêu phương châm tấn công “Thần tốc – Táo bạo – Chắc thắng”.

Nếu đem tình trạng “Việt Cộng nằm vùng ở miền Nam trước năm 1975”, đặt vào tình trạng của phong trào đấu tranh cho một nước VN tự do, dân chủ, nhân quyền hiện tại, thì mới thấy rõ bài bản, âm mưu và kỹ thuật đánh phá của VC trong nước. Thời nào cũng vậy, ở đâu cũng có bọn lưu manh nằm vùng cả. Bản chất của bọn nằm vùng là gian manh, xảo trá và phản bội, tôi ác của bọn chúng là đã góp phần đưa dân tộc VN vào chế độ độc tài Cộng Sản hiện nay.

Ngày 22/06/2022.

Cánh Dù Lộng Gió.

 

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025