Hình ảnh vệ tinh cho thấy ĐCSTQ đào đường hầm thứ sáu ở Tân Cương ...

Hình ảnh vệ tinh cho thấy ĐCSTQ đào đường hầm thứ sáu ở Tân Cương để mở rộng cơ sở thử nghiệm hạt nhân


Lop Nur ở khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc (Ảnh: dẫn theo Epoch Times)



Phân tích các bức ảnh vệ tinh do Nikkei thu được cho thấy ĐCSTQ đang mở rộng cơ sở thử nghiệm hạt nhân ở Khu tự trị Tân Cương.

Tờ Nikkei đưa tin ngày 31/7 rằng Nikkei đã xem xét các bức ảnh vệ tinh với một số chuyên gia, những người này đều khẳng định rằng Trung Quốc đang tăng cường khả năng thử hạt nhân.

Sườn núi ở vùng sa mạc Tân Cương đã bị phủ một diện tích lớn, sỏi đá chất đống gần đó được cho là bằng chứng cho thấy một “đường hầm thứ sáu” mới đang được đào để phục vụ các vụ thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất.

Gần đây hơn, các dây cáp truyền tải điện đã được lắp đặt, cũng như các cơ sở có thể được sử dụng để chứa chất nổ, trong khi những con đường trắng không trải nhựa dẫn ra mọi hướng từ đài chỉ huy.

Một vệ tinh đã phát hiện bằng chứng về việc xây dựng mới cách Lop Nur, một hồ muối khô ở phía đông nam khu tự trị Tân Cương 450 km. Nhiều nhà phân tích cho rằng khu vực thử hạt nhân bí mật do quân đội Trung Quốc kiểm soát.

Một chuyên gia tại AllSource Analysis, một công ty không gian địa lý tư nhân của Hoa Kỳ, nói với Nikkei, “Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể tiến hành các vụ thử liên quan đến hạt nhân bất cứ lúc nào, đặc biệt là vì các đường dây điện và hệ thống đường xá hiện kết nối cơ sở thử nghiệm hạt nhân của quân đội phía tây tại Lop Nur với một khu vực thử nghiệm mới có thể xảy ra ở phía đông”. Nhà nghiên cứu từ chối nêu tên do tính nhạy cảm của chủ đề.

Bằng chứng gián tiếp về việc Trung Quốc mở rộng cơ sở thử nghiệm vũ khí hạt nhân

ĐCSTQ đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân dưới lòng đất ở Lop Nur, vụ cuối cùng vào năm 1996. Ngày 29/7/1996, ĐCSTQ thực hiện vụ nổ hạt nhân lần thứ 45 trước khi có lệnh cấm thử hạt nhân, với khối lượng tương đương từ 1.000 đến 5.000 tấn. Cùng ngày, ĐCSTQ tuyên bố từ nay sẽ đình chỉ các vụ thử hạt nhân. Vào ngày 24 tháng 9 năm 1996, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc khi đó là ông Tiền Kỳ Tham (Qian Qichen) đã ký Hiệp ước Cấm thử nghiệm hạt nhân toàn diện cùng với hơn 60 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Nga, Pháp và Vương quốc Anh tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York.

Tờ Nikkei đưa tin, bằng chứng cho thấy một đường hầm thứ sáu đã được đào cho thấy chương trình vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể được nối lại.

Một số bằng chứng thuyết phục cũng có thể được tìm thấy trong các thông điệp mua sắm được gửi đi từ khu vực. Vào tháng 4, trang web mua sắm chính thức của ĐCSTQ đã mời thầu “10 thiết bị báo động liều bức xạ”, “12 bộ quần áo bảo hộ” và “máy phát hiện ô nhiễm vết thương”. Bản mô tả đấu thầu là một phần của “Dự án Giám sát Khẩn cấp Tai nạn Bức xạ và Hạt nhân”. Đấu thầu được phát hành bởi Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC), một tổ chức bán quân sự trực thuộc ĐCSTQ.

Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương không có nhà máy điện hạt nhân, nhưng Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương cho rằng “2022 sẽ là năm đầu tiên tăng cường khả năng giám sát phóng xạ”. Việc mua sắm các thiết bị liên quan trong khu vực đã tăng lên.

Vào tháng 10 năm 2020, các vệ tinh đã phát hiện các hoạt động san lấp mặt bằng mới ở Lop Nur. Xe tải lớn đã đến và đi vào năm 2021, và cơ sở hạ tầng điện phục vụ đường hầm thứ sáu đã được xây dựng vào nửa đầu năm 2022. Vào tháng 6, cơ sở bảo quản chất nổ được hoàn thành.

Song song với những phát triển này, bức xạ gia tăng đã được phát hiện ở các vùng lân cận. Một cơ sở ngầm mới có thể được sử dụng để phóng tên lửa hạt nhân đã được phát hiện gần đó.

Báo cáo do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vào ngày 15 tháng 4 năm 2020 cho biết, ĐCSTQ đã tiến hành các hoạt động tại bãi thử hạt nhân Lop Nur ở Tân Cương vào năm 2019. Có thể là nước này đang chuẩn bị cho hoạt động của bãi thử hạt nhân trong cả năm và sử dụng chất nổ trong phòng kín. Đồng thời, ĐCSTQ đang tiến hành đào mặt đất trên quy mô lớn tại đây, trong bối cảnh ĐCSTQ thiếu minh bạch về các hoạt động thử nghiệm hạt nhân, đã làm dấy lên lo ngại về việc Bắc Kinh không tuân thủ các hiệp ước quốc tế cấm thử nghiệm chất nổ hạt nhân.

Việc xây dựng hạt nhân của ĐCSTQ hay một phần trong chiến lược xâm lược Đài Loan của ĐCSTQ?

Ông Charles Richard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Hoa Kỳ, nói với các thành viên Quốc hội tại một phiên điều trần kín vào ngày 5 tháng 4 năm nay rằng kho vũ khí siêu thanh và vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đang mở rộng ở mức báo động, đây là một mối đe dọa leo thang nhanh chóng đối với Hoa Kỳ.

Ông Richard cho biết chính quyền Trung Quốc đã thúc đẩy việc xây dựng các địa điểm đặt tên lửa hạt nhân ở miền Tây Trung Quốc, mỗi địa điểm có khoảng 120 hầm chứa.

Ông Richard nói với Tiểu ban Lực lượng Chiến lược Thượng viện một lần nữa vào ngày 4/5 rằng ĐCSTQ “đang theo dõi chặt chẽ cuộc chiến ở Ukraine và có thể sử dụng biện pháp cưỡng bức hạt nhân để có lợi cho họ trong tương lai. Ý định của họ là đạt được khả năng quân sự để thống nhất Đài Loan vào năm 2027”.

Ông Richard cho biết Trung Quốc đã tăng gấp đôi kho dự trữ hạt nhân của mình trong hai năm. Người ta dự đoán trước đó rằng Bắc Kinh sẽ không thể làm được điều đó cho đến một thập kỷ sau.

Ông lưu ý: “Điều lớn nhất và rõ ràng nhất là việc mở rộng các silo ICBM nhiên liệu rắn từ 0 lên ít nhất 360”.

“Nguy cơ xảy ra đối đầu hạt nhân giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đang gia tăng (do căng thẳng ở eo biển Đài Loan gây ra), ĐCSTQ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ”, giáo sư Michiru Nishida tại Đại học Nagasaki nói với Nikkei.

Vào ngày 19 tháng 5, ông Lyle Goldstein, cựu giáo sư Trường Đại học Hải quân Hoa Kỳ, cho biết tại một hội nghị được tổ chức bởi Trung tâm phân tích Defense Priorities ở Washington rằng việc ĐCSTQ mở rộng kho vũ khí hạt nhân có thể là một phần trong chiến lược xâm lược Đài Loan và có thể là một phần trong chiến lược lớn hơn nhằm chiếm Đài Loan.

Ông Richard nhắc lại lời kêu gọi của mình về “các khả năng phi đạn đạo năng suất thấp, không yêu cầu tạo ra khả năng nhìn thấy được” vào ngày 4 tháng 5.

Dưới thời chính quyền của Tổng thống Trump, một “chương trình sản xuất lõi plutonium mở rộng (plutonium pit)” đã được thông qua. Ông Hrubi, người đứng đầu Cơ quan Quản lý An ninh Hạt nhân Quốc gia do ông Biden bổ nhiệm, cho biết ông sẽ tiếp tục kế hoạch của chính quyền trước đó.

Trong bài phát biểu tại phiên điều trần xác nhận của Thượng viện vào ngày 27 tháng 5 năm 2021, ông Hruby cho biết kế hoạch sản xuất 80 lõi plutonium là một phần của quá trình hiện đại hóa vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ và rất quan trọng đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

An Liên - Theo Epoch Times

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 179

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180