Tập ảnh "Ô Nhục Ải Nam Quan" #2
Tập ảnh "Ô Nhục Ải Nam Quan #2
Chân Mây
3. Nhóm hình C
C1. Trấn Nam Quan (1)
Nhìn từ bên Trung Quốc. Kiến trúc ở đây đã khác. Phần mái ngói lớn phía dưới đã
mất, chỉ còn lại phần mái ngói bên trên và cấu trúc mái cũng khác. Chỉ có dãy
tường thành là vẫn chạy dài lên trên. Cạnh trái trên đỉnh núi có doanh trại.
Phía dưới trước mặt cổng có cụm nhà ngói. Kiến trúc thay đổi có lẽ do sự phá
hủy trong cuộc “Khởi nghĩa Trấn Nam Quan” do Tôn Trung Sơn lãnh đạo vào năm
1907. Để dễ phân biệt với nhóm hình chụp từ phía Việt Nam ta sẽ quan sát thêm
sự khác nhau của địa hình đồi núi.
C2. Trấn Nam Quan (2)
Mặt bằng của Trấn Nam Quan. Bờ tường thành chia theo lô khác với hình thang bậc
bên phía Việt Nam. Ta thấy rõ bên phía Trung Quốc cũng có khoảng cách so với
cổng lớn (Quan). Một án tường trắng đối diện cổng là theo lối phong thủy ngày
xưa tránh sự dòm ngó thẳng vào nhà mình từ phía bên ngoài (ngay trong các kiến
trúc cổ của Việt Nam từ đình làng đến lăng miếu ta sẽ nhận ra điểm này). Theo
sử liệu Trung Cộng, cụm nhà nhỏ phía trước cổng lớn (nơi có hai nhân vật áo
trắng đang đứng) là miếu thờ Quan Công gọi là Quan Đế Miếu và Đền Chiêu Trung.
Sau đó vào năm 1896 trong chương trình khảo sát biên giới giữa Trung-Pháp đã
xây trên nền này một văn phòng quản lý cùng với 9 điểm khác trên biên giới
Trung-Việt. Năm 1914 xây lại lần hai thành kiến trúc nhà lầu kiểu Pháp nên còn
gọi là “Pháp Lầu” hoặc “Pháp Quốc Lầu” vẫn còn tồn tại cho đến nay.
C3. Toàn cảnh Trấn Nam Quan
Có một khu trại và hai dãy nhà mái lá cách xa với cổng lớn ở cạnh tâm phải của
hình. “Trấn Nam Quan” là đây! Khởi nghĩa Tôn Trung Sơn là đây! Khu di tích này
giờ chỉ còn là ruộng nước, gọi là “khu di chỉ Trấn Nam Quan Khởi Nghĩa”. Các
khung trong hình dùng để xác định vị trí so với hình C4.
C4. Trấn Nam Quan (3)
Trên bưu thiếp có tiêu đề “NAM QUAN (Chine) – Le Village” rõ ràng đây là khu
làng mạc (Trấn) trong đất Trung Quốc. So sánh các khung vị trí với hình C3:
Dãy nhà lá và con đường đất ở giữa, trước mặt là cụm nhà ngói và tán cây. Ngang
ở tâm trái của hình là bờ tường thành. Phía góc phải là vách núi đá (đá vôi?)
trắng.
Chữ “Trấn” trong văn tự trung Quốc có rất nhiều nghĩa, như “trấn giữ”, “trấn
áp”, “trấn tĩnh”, “trấn địa”…v.v. đều là chỉ việc gìn giữ, ổn định. “Trấn” còn
là một đơn vị hành chính sau cấp huyện có từ thời xưa tại Trung Quốc (đơn vị
hành chính Việt Nam thời xưa cũng thường sử dụng). Trong một số sử sách Việt
Nam có nói “Trấn Nam Quan” nằm trong nội địa Trung Quốc. Thì đây, “Trấn Nam
Quan” đã xác định là những hình này! Khối nhà lợp mái ngói ta sẽ hiểu là khu
nhà quan binh, hai dãy nhà lá là khu dân cư dựa theo binh đội để có cuộc sinh
hoạt yên bình. “Trấn” là khu phố nhỏ, làng mạc. Đừng làm lệch lạc lịch sử và
đừng theo luận điệu của bọn bán nước mà cho rằng “Ải Nam Quan phải gọi là Bắc
Quan”. Chữ “Nam Quan” là do Trung Quốc kiêng kỵ Việt Nam nên không muốn gọi là
“Đại Nam Quan” mà thôi. Chữ “Quan” là chiếc cổng qua lại. “Đại Nam Quan” hay
“Nam Quan” là cửa ngõ giao thiệp với nước Việt Nam. Hai bên đã thủ lễ với nhau
bằng khoảng trống ở hai bên cổng lớn. Theo sử liệu, sau chiến tranh Trung-Pháp
thì nhà Thanh đã chiếm giữ cổng lớn và buộc phía Việt nam phải cách xa cổng là
100 thước. Việc này ta thấy tương đương với khoảng cách của hai cổng trong nhóm
hình B.
4, Nhóm hình D
D1. Cổng Nam Quan (1) Đây là một
kiến trúc khác hẳn so với các nhóm hình trên. Có vẻ sơ sài vì đã mất hẳn phần
kiến trúc phía trên trong cuộc nội chiến tại Trung Cộng vào năm 1949. Ta thấy
có dáng một nhân vật đang cầm súng. Tiêu đề trên bưu thiếp “NAM QUAN (Tonkin)…”
đây là bên phía Việt Nam khi qua cổng nhỏ để đứng sát với cổng lớn (vào lúc này
có lẽ kiến trúc cổng nhỏ cũng đã mất). Theo sử liệu Trung Cộng, trong cuộc giao
tranh vào năm 1949 thì toàn bộ phần trên cổng đã bị phá hoại hoàn toàn (tham
khảo hình E2).
D2. Cổng Nam Quan (2) Hình đăng trên
tạp chí “National Geographic” do GS Nguyễn Văn Canh đưa lên mạng và không rõ
niên đại. Một số bạn nghi ngờ bức ảnh này không chính xác với hình ảnh của Ải
Nam Quan. Tuy nhiên so sánh với hình D1, ta đã thấy kiến trúc cùng kiểu của hai
hình. Tại đây, dãy tường thành chạy lên cao đến vách núi trắng tương ứng với
hình C3-C4, có thể xác định là hình được chụp từ cao điểm bên phía Việt Nam.
5, Nhóm hình E
E1. Không xác định (1) Một hình ngôi
chùa trên đường đi Long Châu nơi có cổng giao thiệp với Việt Nam là Bình Nhi
Quan. Cùng với Nam Quan và Bình Nhi Quan còn có Thủy Khẩu Quan là 3 cổng quan
yếu để vào đất Việt Nam nên gọi chung là “Tam Quan”, có khi cổng Nam Quan còn
gọi là riêng là “Tam Quan” do ở vị trí quan trọng hàng đầu so với hai cổng Bình
Nhi-Thủy Khẩu. Nơi hình này có tiêu đề “Chine - NAM QUAN – Loc Hang Thiap”.
Chưa rõ chữ “Loc Hang Thiap” là gì nhưng hình xác định là Nam Quan trên đất
Trung Quốc, có phải là một ngôi chùa trong “Trấn Nam Quan” hay không? Hay là
thuộc Trấn Bình Nhi Quan?
E2. Không xác định (2) Quân đội
Trung Cộng đứng trên tường thành giương cờ trong cuộc chiến thắng quân Tưởng
Giới Thạch vào ngày 11.12.1949 tuyên bố giải phóng Quảng Tây. Thế tường thấp
với cổng và trên mặt tường cổng có chữ “Trấn Nam Quan”.
Phụ ảnh: Hình chụp chính diện của
Trấn Nam Quan trong ngày giải phóng Quảng Tây tháng 12.1949. Trên mặt tường
cổng thành ta thấy rõ chữ “Trấn Nam Quan”. (phòng trưng bầy lịch sử Hữu Nghị
Quan)
E3. Không xác định (3) Quân đội
Trung Cộng đứng trước cổng nhỏ có khắc chữ “Trấn Nam Quan”. Không rõ niên đại
của hình. Chung với hình E2, có lẽ đây là “Trấn Nam Quan” mà tôi đã giải thích
(mục 3, nhóm hình C).
Chân Mây
Nhận xét
Đăng nhận xét