Tại sao số ca nhiễm và tử vong cùng tăng hơn 100% so với tháng trước?

Tại sao số ca nhiễm và tử vong cùng tăng hơn 100% so với tháng trước?


Đằng Vân

Nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 TP. Thủ Đức – Ảnh: Báo TT
Theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam, trong đợt dịch lần thứ 4, cả nước đã ghi nhận 1,4 triệu ca nhiễm, hơn 1 triệu người đã khỏi bệnh, 28.500 ca tử vong. So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 186,4%; số ca tử vong tăng 102,6%, số ca nặng, nguy kịch tăng 62,2%.

Tuy thế, Bộ Y tế đánh giá tình hình dịch trên toàn quốc căn bản đã được kiểm soát (?!)

Lý giải ca nhiễm cộng đồng và ca tử vong tiếp tục có xu hướng tăng, Bộ Y tế cho rằng sau khi thực hiện nghị quyết 128 và quyết định 4800 về thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh, các hoạt động xã hội trở lại bình thường, người dân giao lưu đi lại bình thường.

Trong khi đó, mầm bệnh đã lưu hành trong cộng đồng, biến chủng Delta lây lan nhanh, đột ngột dẫn đến số ca mắc tăng cao và tăng số ca bệnh nặng và tử vong, gây quá tải hệ thống y tế một số địa phương.

Vẫn theo Bộ Y tế, tâm lý chủ quan, không thực hiện quy định về phòng, chống dịch 5K, đặc biệt là việc không đeo khẩu trang nơi công cộng còn nhiều. Những người tiêm vaccine giai đoạn đầu miễn dịch sau tiêm sẽ giảm dần theo thời gian; đồng thời những người mới tiêm vaccine cần có thời gian để sinh miễn dịch.

Nói chung, lý do Bộ Y tế lý giải số ca nhiễm và tử vong cùng tăng hơn 100% so với tháng trước do khách quan, các biến thể lây nhiễm phức tạp.

Một số chuyên gia y tế lại có đánh giá khác. Có người cho rằng chính sự yến kém của Bộ Y tế và bộ máy chính quyền khiến công tác ứng phó và khống chế dịch bệnh không đạt hiệu quả. Từ đầu, họ đã chống dịch bằng nghị quyết, tất cả hoạt động của Bộ Y tế đều phải chờ quyết định của một số đảng viên cao cấp. Ngay những kết quả đánh giá của các chuyên gia y tế về Covid-19, hoặc những đề nghị khoa học, mang tính chiến lược đều không được xem trọng.

Vẫn trong bối cảnh số ca tử vong vì Covid-19 tăng gấp đôi so với tháng trước, chiều 16 Tháng Mười Hai, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc phòng chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh, áp dụng từ 1 Tháng Giêng năm 2022. Theo đó, người tiêm đủ vaccine phải cách ly tại nhà ba ngày, người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ thì cách ly bảy ngày.

Trước đó, người nhập cảnh bắt buộc phải cách ly bảy ngày cho dù đã tiêm đủ vaccine, và phải chịu toàn bộ chi phí. Được biết, số tiền một người nhập cảnh phải trả cho Vietnam Airlines và bộ phận y tế giao động từ $6.000 cho đến $10.000. Dư luận cho rằng Việt Nam lợi dụng Covid-19 để “cắt cổ” đồng bào muốn hồi hương, chứ không mang tính “giải cứu” đẹp đẽ mà họ rêu rao.

Điều nhiều người thắc mắc là tại sao quy định mới không được áp dụng sớm hơn mà phải chờ đến ngày 1 Tháng Giêng năm 2022? Phải chăng Vietnam Airlines muốn “hốt cú chót” trước khi phải đóng cửa các “chuyến bay giải cứu” dã man này?

Đằng Vân


Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 177

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 178