Tình Mâu Và Thuẫn ?

Tình Mâu Và Thuẫn ?
Nguyen Khan

Chuyện ngày xưa, người làm cái Mâu thường nổ rền trời, rằng sẽ chém đứt tất cả các loại Thuẫn. Người làm cái Thuẫn cũng nổ không vừa… rằng sẽ đỡ được tất cả các loại Mâu. Mối tình xung khắc ấy theo nhau mãi đến ngàn sau, Mâu - Thuẫn, đến bao lâu con người còn giải quyết khác biệt bằng khẩu chiến, bút chiến và bằng các loại sức mạnh cơ bắp…
Mới đây, Nga cho rằng Phương Tây và Mỹ đã vi phạm lằn ranh đỏ học thuyết nguyên tử mới (Tổng thống Nga Putin vừa ký ban hành) khi Mỹ cho phép Ukraina sử dụng hỏa tiễn lục quân chiến thuật đạn đạo ATACMS bắn vào Bryansk oblast, Anh và Pháp cho phép Ukraina sử dụng hỏa tiễn hành trình Storm shadow/Scalp tấn công Kursk oblast. Đó là lý do Nga phải vận dụng học thuyết nguyên tử mới để đáp trả, nếu không, gian hồ coi Nga ra gì ?
Tuy nhiên. Nga vẫn chưa dám sử dụng vũ khí nguyên tử vì sợ thiên hạ trả đũa ( bằng nguyên tử ) thì đường đi đoàn tụ ông bà của Nga sẽ được mở rộng thênh thang. Vì lẽ đó Nga chỉ mới trả đũa Ukraina bằng 1/2 vũ khí nguyên tử. Nghĩa là Nga chỉ đáp trả bằng biểu tượng nguyên tử, tức sử dụng hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa tầm trung ICBM không mang đầu đạn nguyên tử, nhắm vào thành phố lớn thứ tư Ukraina là Dnipro đễ dằn mặt…
Putin cho rằng đây không phải là ICBM, chỉ là hỏa tiễn đạn đạo tầm trung có tốc độ siêu thanh không ai có thể đánh chặn được (giông giống cách thổi phồng uy lực hỏa tiễn siêu vượt âm Kinzail). Thực ra, “võ quýt dày có móng tay nhọn”, “Con voi to vẫn thua thằng nài”, “Mâu bén có thuẫn dày”v.v… Thế gian cổ kim chuyện thường.
Cho nên, ICBM Nga phóng vào Dnipro chỉ có giá trị biểu tượng, để Ukraina và các nước cấp viện cho Ukraina ngầm hiểu rằng, ICBM này khi hồi quyển tách thành 6 đầu đạn, mỗi đầu đạn tách thành 6 đầu đạn nhỏ hơn, tổng cộng là 36 đầu đạn tấn công nhiều mục tiêu khác nhau. Giả sử tất cả là những đầu đạn nguyên tử thì sức hủy diệt của nó kinh khủng biết là nhường nào.
Nhưng nếu sử dụng ICBM mang đầu đạn quy ước, tức đầu đạn thông thường thì chẳng khác dùng dao phay chém ruồi, không gây mối đe dọa nào đáng kể. Bởi với sức mang đầu đạn khoảng 1,2 tấn của ICBM còn kém xa bom lượn Nga thường sử dụng ( có quả bom lượn lên đến 3 tấn) Nếu ICBM tách thành 6 đầu đạn, khi ấy mỗi đầu đạn còn nhỏ hơn ACTASMS. Nếu tách thành 32 đầu đạn thì mỗi đầu đạn chỉ như quả pháo 155 mm.
Như vậy, việc Nga phóng hỏa tiễn đạn đạo liên tục địa tầm trung ICBM không gây hậu quả trực tiếp đáng kể, và hình như đó chỉ là những đầu đạn giả, song ý nghĩa biểu tượng của nó rất lớn, rất nghiêm trọng, cho thấy cuộc chiến đã leo thang đến mức nguy hiểm khi phía Nga đã chạm đến một phần vũ khí nguyên tử, rất dễ bị kích động để… ?
Câu chuyện lúc này là con người có đánh chặn được ICBM ? Nhất là khi hồi quyển, cùng với gia tốc trọng trường, ICBM lao từ trên cao xuống với tốc độ “bàn thờ” siêu vượt âm, và có thể tách thành nhiều đầu đạn tấn công độc lập nhiều mục tiêu khác nhau nên đánh chặn là việc vô cùng khó.
Tuy nhiên, dù là Mâu bén hay Thuẫn dày đều có những điểm yếu để đối thủ khai thác, chống đỡ. Nhược điểm chung của các hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa ICBM là khi phóng thẳng đứng vượt qua tầng khí quyển, lúc chuẩn hồi quyển là lúc ICBM bay rất chậm, dừng lại, quay đầu (180 độ)... Đây chính là lúc dễ bắn trúng nhất. Tổ hợp THAAD của Mỹ được sử dụng để đánh chặn ICBM trong giai đoạn này, nên được gọi là ”tổ hợp đánh chặn vũ khí đạn đạo tầm cao giai đoạn cuối”, tức tấn công giai đoạn ICBM quay đầu (hồi quyển), khi ấy ICBM chưa tách thành nhiều đầu đạn.
Nhiều năm trước khi xâm lược Ukraina, Nga đã phản ứng dữ dội khi Mỹ toan đặt THAAD ở Ba Lan. Tựa như phản ứng quyết liệt của China Khi Mỹ đặt THAAD ở Seoul Nam Hàn, khiến nhiều doanh nghiệp Nam Hàn đầu tư tại China phải bỏ đi, Samsung di dời qua VN chẳng hạn. Theo lý thuyết THAAD chỉ là vũ khí phòng thủ không gây mối đe doạ cho các lân bang cạnh tranh địa chính trị. Song để THAAD phòng thủ tốt thì hệ thống radar phải nhạy và có tầm bao phủ rộng mới có thể phát hiện các vụ phóng ICBM, đánh chặn kịp thời khi nó bắt đầu hồi quyển. Đó là lý do Nga và China không muốn THAAD đặt gần nước mình.
Việc Nga phóng ICBM vào Dnepro vừa rồi có thể tạo lý do chính đáng để Mỹ đặt tổ hợp THAAD ở Ba Lan hoặc Ukraina… ? Cũng như trước đây khi Bình Nhưỡng đe doạ Seoul, tạo lý cớ cho Mỹ đặt THAAD ở Seoul. Như vậy, việc Nga đuối sức không còn loại hàng nóng uy lực nào khả dĩ để trừng trị Ukraina, chẳng đặng đừng phải dùng ICBM, vô hình chung làm Nga có thể lâm cảnh “lợi bất cập hại” nếu Mỹ đặt THAAD ở Ukraina ?
(Có tin đồn Mỹ đang viện trợ hỏa tiễn hành trình Jassm, có tầm bắn xa hơn, đầu đạn lớn hơn ATACMS, được phóng từ trên không bằng F16. Dưới là hình minh họa JASSM).

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025