Tương Lai ASEAN - Trump

Tương Lai ASEAN - Trump
Đại Dương
Tân Tổng thống đắc cử Donald Trump đang ở vào giai đoạn xây dựng bộ máy chính quyền cần thiết sẽ bắt tay ASEAN ngay sau khi được Quốc Hội Hoa Kỳ chấp nhận.
Những bước đi đầu tiên khác lạ so với truyền thống từ khi Hoa Kỳ có vị Tổng thống đầu tiên. Dư luận trong nước cũng như quốc tế khá bất ngờ vì nó khác với truyền thống kể từ khi lập quốc.
Donald Trump đang bổ nhiệm các vị trí quan trọng trong Nội Các Chính Phủ khác thường, ngoài sự phỏng đoán của dư luận trong nước cũng như quốc tế. Các vị trí trọng yếu không bắt buộc phải nằm trong số đảng viên nổi tiếng hoặc đã từng nắm giữ chức vụ quan trọng trong guồng máy chính quyền hoặc Đảng Cộng Hoà. Dư luận đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Một số ứng viên phải được sự phê chuẩn của Quốc Hội.
Cộng đồng Quốc tế, kể cả các quốc gia Châu Á, đặc biệt đối với 10 quốc gia trong Hiệp hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) rất quan tâm tìm hiểu ý đồ thực sự của Trump.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Donald Trump đặt trọng tâm ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa (SCS). Tổng thống Donald Trump thành lập Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ (INDOPACOM) nhằm bảo vệ các quốc gia nhược tiểu ở Đông Nam Á khỏi bị Bắc Kinh ức hiếp. Đồng thời, duy trì tình trạng thượng tôn pháp luật quốc tế trên đất liền cũng như trong đại dương.
Thời Obama-Biden không cho phép chiến hạm Mỹ tuần tra trên Biển Nam Trung Hoa như quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) cho phép. Vào thời Trump, chiến hạm Mỹ tuần tra các đảo trên Biển Nam Trung Hoa cách bờ 500m đúng quy định của UNCLOS.
Khi tàu cảnh sát biển hộ tống tàu khảo sát của Trung Quốc uy hiếp tàu khảo sát dầu hỏa của Malaysia thì một tàu đổ bộ Mỹ và một khu trục hạm của Úc tập trận tại đó buộc Bắc Kinh rút lui. Tiếp theo, Hoa Kỳ phái một Cận duyên hạm tác chiến (LCS) hải hành song song với tàu khảo sát dầu hoả Malaysia. Mỗi khi, Bắc Kinh lăm le đưa phi cơ vượt qua Đường Trung Tuyến giữa Trung quốc và Đài Loan thì thấy Hàng không mẫu hạm Mỹ xuất hiện gần đó.
Dưới trào Tổng thống Joe Biden, Bắc Kinh đã điều động chiến hạm bao vây Đài Loan. Biden phản đối mà không có hành động cụ thể bảo vệ Đài Loan.
Bắc Kinh truy kích tàu tiếp tế của Phi Luật Tân, kể cả nhảy qua tàu tiếp tế hành hung. Hoặc truy đuổi tàu cá, đánh đập ngư dân Việt, Phi Luật Tân hành nghề trong vùng biển quốc gia.
Tổng thống Biden mở nhiều hội nghị liên quan đến mọi hoạt động trên Biển Đông. Nhưng, không can thiệp trực tiếp hành động bắt nạt của chiến hạm Trung Quốc dù nằm trong khả năng của Hải quân Mỹ.
Biden lao vào cuộc chiến tranh phi lý ở Ukraine và Trung Đông bất chấp những thành tích ngoại giao của Tổng thống Donald Trump đã duy trì nền an ninh trong những khu vực nhạy cảm nhất thế giới.
Hoà bình là khát vọng chính đáng của nhân loại mà Joe Biden từ khi làm Phó Tổng thống của Barack Obama cho tới lúc vớ được chiếc ghế Tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ vẫn lấy chiến tranh để biện minh cho những thất bại về quốc kế dân sinh của Hoa Kỳ cũng như trên toàn thế giới.
Tổng thống Trump đã môi giới để Nga và Ukraine thương thảo Hiệp ước Hoà Bình giữa hai quốc gia láng giềng. Thất bại do tham vọng muốn trở thành hội viên NATO của Zelensky.
Biden toa rập với Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky tạo ra cuộc chiến tranh bất-đối-xứng với Nga kéo dài hơn hai năm đã giúp cho Tổng thống Vladimir Putin có cơ hội mở rộng biên cương hợp pháp. Đồng thời, Nga-Tàu-Triều hình thành mặt trận chống Liên minh Mỹ-Nhật-Hàn ngày càng quyết liệt hơn.
Bắc Kinh đang sử dụng sức mạnh quân sự để bao vây Đài Loan trước sự phản đối chiếu lệ của Biden. Điều này sẽ thay đổi sau khi Donald Trump tuyên bố trở thành Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ.
Chính quyền Barack Obama-Joe Biden đã rơi vào 8 năm hỗn loạn trên chiến trường Bắc Phi và Trung Đông khiến cho Cộng đồng Quốc tế chịu nhiều thiệt hại. Obama-Biden bó tay. Trong nhiệm kỳ 2017-2021, Trump đã làm trung gian hưu chiến Nga-Ukraine.
Tổng thống Donald Trump sau khi đắc cử hai năm đã đánh bại triệt để Lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Trung Đông, trả lại nền hoà bình cho khu vực này trong năm cầm quyền đầu tiên. Điều mà 8 năm cầm quyền của Obama-Biden không làm được.
Chính quyền Joe Biden-Kamala Harris sa lầy khi vô tình hay cố ý đã giúp Tổng thống Nga, Vladimir Putin mở rộng cuộc xâm lăng Miền Nam Ukraine nhân danh bảo vệ sắc tộc Nga.
Nhiệm kỳ II của Tổng thống Trump đang phải đối diện với những đống rác ngập đầu do Chính quyền Joe Biden-Kamala Harris bỏ lại.
Tất nhiên, Donald Trump không thể “bổn cũ sửa lại” mà phải sáng tạo một mô hình “hoà bình bằng sức mạnh” để dọn đống rác do Tổng thống Biden cố tình tạo ra. Biden cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn tầm xa (ATACM) để tấn công sâu vào nước Nga. Mạc Tư Khoa đã đáp trả bằng loại hoả tiễn tiên tiến hơn đã chứng tỏ bộ óc lệch lạc lẫn ác độc của người sắp rời Toà Bạch Ốc.
Hầu hết các giới lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á không thích Tổng thống Trump, nhưng, vẫn muốn Hoa Kỳ tự nguyện bảo vệ an ninh trong khu vực để họ tự do làm ăn với Bắc Kinh. Đó là từ chối chủ quyền quốc gia trước nguy cơ bị Trung Quốc thâu tóm.
Trong nhiệm kỳ II, Tổng thống Donald Trump sẽ không đặt nặng vấn đề dân chủ, tự do lên các quốc gia Đông Nam Á mà sẽ nhấn mạnh đến chủ quyền của mỗi quốc gia, nhưng, với liều lượng khác nhau.
Viện trợ của Chính quyền Trump sẽ không thuộc loại “tiền cho không, biếu không” mà hướng tới cải thiện đời sống dân chúng, từng bước xây dựng một quốc gia tiên tiến, văn minh và hài hoà.
Từ đó, các chính quyền ở Đông Nam Á phải tự chọn con đường ích quốc, lợi dân thích ứng với đà tiến của nhân loại.
Nhật Bản kiệt quệ toàn diện đã trở thành quốc gia kỹ nghệ hàng đầu thế giới và đời sống hoà bình nhờ hợp tác với cựu thù Hoa Kỳ. Từ năm 1945 đến nay, Nhật Bản không hao người, tốn của vì chiến tranh.
Hàn Quốc điêu tàn sau cuộc chiến với cộng sản Bắc Hàn do Trung Quốc chỉ đạo đã nhờ 25,000 quân Mỹ trú đóng bảo vệ mà bây giờ trở thành quốc gia “cho việc” cho nhiều quốc gia.
Hàn Quốc đã chế tạo đủ loại vũ khí tối tân, tương đương với vũ khí của các cường quốc trên thế giới, ngoại trừ vũ khí nguyên tử. Khách hàng vũ khí của Hàn Quốc ngày càng đông.
Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ II không mang tiền đi rải khắp thế giới mà nhắm vào mục đích trao cho các nước cái cuốc, lưỡi cày và kinh nghiệm xây dựng một quốc gia chưa phát triển thành phát triển bằng sức mạnh của toàn dân.
Thấu hiểu cặn kẽ điều này sẽ giúp cho các quốc gia chưa tận dụng được tài nguyên thiên nhiên và trí tuệ của dân tộc biết cùng nắm tay xây dựng một nền hòa bình và thịnh trị trên Quả Địa Cầu.
Không ai giúp ta bằng ta giúp ta.
Đại Dương - Tiếng Lòng Ta
Đại-Dương

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 216

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 215

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217