TRANG THƠ NHẠC
VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 224
Phần 1/2
Hoàng Trường Sa phụ trách
 |
Đống Đa - Thơ Xuan Ngoc Nguyen
|
CÂU ĐỐI
1) Câu đối Xuân Ất Tỵ 2025 về "Quan Tham Dân Khổ" của Lê Nam:
Quan Tham Dân Khổ
Xuất: Nghẽn, nghẽn, nghẽn, Quốc Hội nghẽn, Chính Phủ nghẽn, ùn tắt nghẽn,
Quan Tham giàu sang nứt đố.
Nghèo, nghèo, nghèo,
Giấy Số nghèo, Đĩ Rạc nghèo, rớt mồng nghèo,
Dân Đói khốn khổ tuột quần. (Lê Nam)
2) Câu đối Xuân Ất Tỵ 2025 về "Rồng Thiêng Rắn Độc" của Lê Nam:
Rồng Thiêng Rắn Độc
Xuất: Thế sự thăng trầm, Rồng thất thế muốn bứt tung cùm đỏ, Rồng nghìn thuở vẫn Rồng.
Non Sông nghiêng ngã, rắn được thời ngoe nguẩy quẩy đuôi đen, Rắn muôn đời vẫn rắn! (Lê Nam)
Gà Rừng Chó Hoang
Đối: Sơn hà nguy biến, Dậu Hiên-ưng (Đinh Dậu-1957) cướp đường kẹt Dân đen, Dậu nghẽn lon chị Dậu.
Bá tánh nhọc nhằn, Cầy Chú-phỉnh (Mậu Tuất-1958) câm họng chìu Rừng xám, Cầy thon thót thân Cầy. (Hai Nu)
3) Câu đối Xuân Ất Tỵ 2025 về "Đất Trời Mưa Nắng" của Lê Nam:
Đất Trời Mưa Nắng
Xuất: Tết Giáp Thìn, Rồng bay bổng trên trời, Mưa trái gió, Nắng đổi màu, muôn ngàn lương dân đời cùng khổ? (Lê Nam)
Đối: Xuân Ất Tỵ, Rắn lủi hoài dưới hố, Nước cạn nguồn, Đất xoáy lỡ, trăm triệu đồng bào sống ra sao? (Lê Nam)
4) Câu đối Xuân Ất Tỵ 2025 về "Thời Chó Má" của Lê Nam:
Thời Chó Má
Xuất: Đám bồi bút, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, ai còn nhớ nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. (Lê Nam)
Đối: Người Tự Do, Nguyên Sa, Hữu Loan, Trần Dần, làm sao quên thi hào Vũ Hoàng Chương. (Lê Nam)
5) Câu đối Xuân Ất Tỵ 2025 về "Ai Là Kẻ Sĩ" của Lê Nam:
Ai Là Kẻ Sĩ
Xuất: Vận nước nhiễu nhương, Nguyễn Chí Thiện địa ngục đỏ vần thơ kẻ sĩ. (Lê Nam)
Đối: Thế thời thay đổi, Hà Sĩ Phu nền trời xanh câu đối vang danh. (Lê Nam)
6) Câu đối "Chúc Tết 3 Ông MOD TỰDO" của Lê Nam:
Xuất: Có Nhiêu Chơi Nhiêu” hơn bốn năm dày dạn phong trần,
Thúy Kiều cũng chơi, Kim Trọng cũng chơi, bù đầu chữ nghĩa,
còn cộng sản còn chơi, đâu sá kể Mã Giám Sinh sở khanh đàng điếm. (1) (Lê Nam)
Đối: Có ít chơi ít, mấy ngàn ngày ngược xuôi Nam Bắc,
Kim Tiếng quất tuốt, Kim Ngân quất tuốt, câu đối vần thơ,
trời Tự Do mở hội, vẫn vinh danh Nguyễn Viết Dũng yêu nước thương nòi. (2) (Lê Nam)
Lê Nam (Tết Ất Tỵ - 2025)
(1) “Có Nhiêu Chơi Nhiêu” = châm ngôn của anh MOD Việt Nam Cộng Hòa.
(2) Quất = quứt = đớp = ăn.
Đối: "Còn Nhớt Còn Nhểu" quá nửa triệu dặm dài quốc lộ,
Bò Vàng táp mạnh, Bò Xanh táp đậm, rối rắm biên lai,
có bóng-kẹt có táp, sách lão tà Hồ Ly vọng tàn ác dâm bôn. (Hai Nu)
7) Vế xuất của Lê Nam về chuyện rắn lại "Nhả Ngọc Phun Châu" trong câu đối của Hà Sĩ Phu:
Xuất: Hà Sĩ Phu hoang tưởng,
Rắc độc phun nọc độc,
“Nhả Ngọc Phun Châu”... Chấu. (*) (Lê Nam)
(*) Câu đối trên đã được Việt Nhân hiệu đính và nhuận sắc.
- Đối 1: Đảng cộng sản lưu manh,
Chó điên cắn người điên.
“Luận Lý Tiến Sĩ”... Si (Lê Nam)
- Đối 2: Võ Nguyên Giáp nhục hèn,
Thí quân lên tướng quân,
"Đại Thắng Khai Lon" ... Lờ! (Việt Nhân)
8) Vế xuất về "Rồng khác Rắn" của M-16:
Xuất: Chuyên thế gian thấy cũng nực cười, chó cắn Người, Người không cắn chó.
Bức vân cẩu đổi thay từng khắc, Rồng khác Rắn, Rồng tỏ hùng uy. (M-16)
Đối: Bàn chính trị luôn nhớ nằm lòng, cộng cướp dân, dân chẳng cướp cộng!
Tranh nhân quyền đang rách nát bươm, Hồ Tàu Cáo, Hồ là tội ác! (Việt Nhân)
9) Câu đối Tết Ất Tỵ 2025 của Hớn Chiêu Tuyết Mai:
Xuất: Tống Giáp Thìn cựu tuế, thiên tai địch họa đảng cộng nô;
Nghinh Ất Tỵ tân niên, nhân ái tự do dân vi chủ.
(Tạm dịch):
Tiễn năm cũ Giáp Thìn, thiên tai địch họa đảng cộng nô;
Đón xuân mới Ất Tỵ, nhân ái tự do dân làm chủ.
(Chữ Hán)
送 甲 辰 舊 歲, 天 災 敵 禍 黨 共 奴;
迎 乙 巳 新 年, 人 愛 自 由 民 爲 主.
10) Câu đối Xuân Ất Tỵ 2025 của Xuan Ngoc Nguyen:
Xuất: Xuân đến muộn vì còn chờ đèn đỏ,
Tết chưa về đang phải đợi đèn xanh. (Xuan Ngoc Nguyen)
11) Câu đối Tết sáng tác sau ngày "phỏng giái":
Xuất: Chiều ba mươi thầy giáo tháo giầy mang chợ bán,
Sáng mồng một giáo chức dứt cháo đón xuân sang. (Khuyết danh)
12) Vế xuất nói lái "Đường về đất Phật" của Hoàng Trường Sa:
Xuất: Đường về đất Phật - Đần về đất phượt. (*) (HTS)
(*) Đần = Đoàn Văn Báu.
13) Vế xuất dùng tính "lặp từ" của Nghiem Van Le:
Xuất: Ông từ Chữ từ từ đọc từ chữ. (*) (Nghiem Van Le)
(*) Nghĩa là: "Ông từ tên Chữ từ từ đọc từng chữ"; "Từ" chữ = Từng chữ - văn nói. Nguồn FB Bảo Tồn Tiếng Việt
- Đối 1: Chú điệu Đàng điệu điệu trông điệu đàng. (**) (Nina)
(**): Chú điệu còn gọi là chú tiểu (trong chùa) tên Đàng dáng điệu điệu rất điệu đàng.
- Đối 2: Sư hư Không hư hư viễn hư không. (***) Việt Nhân)
(***) Sư cụ Hư Không về cực lạc.
14) Vế xuất về chữ "nghẽn" đầu năm của M-16:
Ùn Tắc
Xuất: Điểm nghẽn cầu tiêu tràn "phân bắc" (*)
Lăng Ba Đình thối hoắc thủ đô. (M-16)
(*) "Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân bắc phân xanh đầy đồng." (Thơ Bút Tre)
- Đối 1: Đường thông lăng boác ngập “máu Kinh”
Lối tới xác Hồ đầy xương trắng (**) (HTS)
(**) “Máu Kinh” = máu của tộc Kinh, tức tộc Việt do Hồ bắt dân ta phải gọi theo cách gọi Kinh tộc bên Tàu của Mao Trạch Đông.
- Đối 2: Đạo Hồ tràn rác rưởi Mác Lê
Ngõ đến Ba Đình đầy ô uế. (Trần Văn Trụi)
15) Vế xuất với chữ "Đồng" từ bài viết của Ngô Nhật Đăng:
Xuất: Đồng hương đồng phục đồng hồ đồng chí đồng dao đồng bào! (*) (Ngô Nhật Đăng)
(*)Nghĩa: Lũ đồng mùi (hôi) cs đồng (nể) phục cùng hồ bả chó là lũ đồng chí (Phèo) cùng cầm dao giết hại .... đồng bào !
Đối: Chí cốt chí hướng chí mén chí đực chí lớn chí tử. (Nina)
16) Vế xuất "Xuân Tết ngứa nghề", của Dê Cỏn, mời Tiên sinh Hà Sĩ Phu đối:
Xuất: Xuân Tụ trong nụ Hoa Đào, Hà Sĩ Phu nặn óc làm câu đối Tết!
Sư Tử Hà Đông dệt lụa Hà Đông, vóc lụa ngà mát tay Sư Tử. (*) (Lê Nam)
(*) Sư Tử Hà Đông vốn là điển tích Tàu Phù. Nhưng tôi tin rằng tỉnh Hà Đông ở miền Bắc Việt Nam, vùng đất nổi tiếng với lụa Hà Đông cũng có Sư Tử - trên khắp các tỉnh thành, thị xã, thôn quê... kể cả những vùng khỉ ho cò gáy, ở bất cứ ngõ ngách nào cũng có Sư Tử Hà Đông và những chàng "râu quặp." ...
"Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ, tâm mang nhiên” (Tô Đông Pha)
Đối: Lộn Tròng đạp mâm Lòng Trộn, Ngõng Phú Truyện lảm nhảm đại lộ bốn Làn.
Khỉ đỏ Bắc Cạn bán kẹc Bắc Cạn, rao kẹc bác nóng mặt Khỉ Đỏ. (Hai Nu)
17) Câu đối Xuân Ất Tỵ về NĐ 168 của Van Nguyen:
Xuất: Rồng phủi đít, một sáu tám vặt lông chúng khổ : Còn cái nịt
Rắn cạp mông, nhất lục phát cưa cổ dân nghèo : Sót quần đùi (Van Nguyen)
18) Câu đối của M-16 về hình nhột "Rắn 2 đầu" Hồ Bả Chó (hình Thằng Phản Động):
Đầu "Chim" Đầu Rắn
Xuất: Tết Rắn, Cụ Mong chưng rắn hai đầu, đầu nào đầu chim, đầu nào đầu Rắn? (M-16)
19) Vế xuất "Khai Xuân Ất Tỵ" theo cách mới của DanToc:
Xuất : Dựa hơi Tô Lâm, Đinh La Thăng định là thắng to lắm
Thoát tai Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng nguyền tấn dụng phủ trong (*) (Dantoc)
(*) Nghĩa câu 1: Nhờ Tô Lâm mà Đinh La Thăng chắc sẽ thoát khỏi tù tội.
Nghĩa câu 2: Không còn bị nạn do Nguyễn Phú Trọng nên Nguyễn Tấn Dũng có thể mở đường cho con cháu vào chức vụ cao.
- Đối 1: Tổ tông Vẽ Rừng, Chính Tưởng Thú chỉnh tướng thú về rừng.
Đăng cụ Lòng Trộn, Chủ Tiệm Cường chường tiệm cũ lòn trôn. (Hai Nu)
- Đối 2: Cốt khựa Hồ Quang, Hồ Chí Minh ho chỉ mình hô quàng
Tham tiền Tố Hữu, Nguyễn Kim Thành nguyện kìm thanh to hưu (**) (HTS)
(**)
- Hồ Quang là tên gốc Tàu của Hồ Chí Minh;
- Nguyễn Kim Thành là tên khai sinh của thi nô Tố Hữu.
- "ho chỉ mình" nghĩa là vừa ho vừa chỉ vô mình.
- "nguyện kìm thanh to hưu" nghĩa là ráng kềm không lên tiếng để nịnh, mong về hưu được lương hưu to ("to hưu").
20) Vế xuất đối hỗn hợp vừa nói lái vừa theo kiểu mới "Dantoc" của HTS:
Xuất: Diệt đạo pháp Nguyễn Thị Bình nguyện thí binh đạp pháo. (*) (HTS)
(*) “đạo pháp” nói lái thành “đạp pháo”; Nguyễn Thị Bình --> nguyện thí binh.
- Đối 1: Đường cách mệnh Hồ Chí Minh hô chỉ mình kết mạnh. (**) (Dantoc)
(**) HCM triệt tiêu tất cả những lực lượng kháng Pháp giành độc lập không theo CS, hô hào chỉ có ĐCS có thể đoàn kết mạnh mẽ chống giặc.
- Đối 2: Thờ cắt mạng Võ Nguyên Giáp vơ nguyên "dép" mắc cạn! (***) (Việt Nhân)
(***) Giáp đọc ra thành dép, theo giọng Bình Thuận.
21) Vế xuất về "Dân Việt Nước Nam" của Hoàng Trường Sa:
Xuất: Đảng ác cút ngay để dân VIỆT đổi đời !
Hồ gian biến lẹ cho nước NAM khởi sắc ! (*) (HTS)
Đối: Tô Lâm lại đây cho thường DÂN dạy dỗ,
Đập nát lăng Hồ để ác ĐẢNG tiêu tan. (Trần Văn Trụi)
Xuất: Đường thượng tụng kinh sư sử sứ... (Vua Lê Thánh Tôn)
Đối: Đình tiền tuý tửu, phụ phù phu (Trạng Lương Thế Vinh)
- Đối 1: Nam dân khử địch, tà tá ta (**) (Dantoc)
(**) Nghĩa: Trong chiến tranh Quốc-Cộng, người dân miền Nam triệt tiêu trừ khử tà quân CS xâm nhập tá vào hàng ngũ quân ta.
- Đối 2: Kê minh thự nhật, ò ó o (***) (Dantoc)
(***) Nghĩa: Gà gáy buổi sáng (đối theo kiểu "ăn gian")
23) Vế xuất về "Vun lại GỐC, dựng lai NỀN" gởi Hà Sĩ Phu của Lê Nam:
Xuất: Vun lại GỐC, GỐC đã chết khô .
Dựng lại NỀN, NỀN càng lún sụp. (Lê Nam)
24) Vế xuất so sánh "Bán Danh & bán Trôn" gởi Sĩ Phu Bắc Hà của Lê Nam:
Xuất: Vận nước ngữa nghiêng, ai "Bán Danh" cho loài quỷ đỏ?
Mảnh đời cùng khổ, ai "Bán Trôn" còn giữ lòng son. (Lê Nam)
Và tiếp theo sau đây là các Câu Đối Tết Ất Tỵ 2025 của Hà Sĩ Phu:
25) "Râu Rồng và Lưỡi Rắn":
Xuất: Năm Thìn qua, RỒNG gặp nghẽn hết bay cao, cụp RÂU đỏ… im hơi lặng tiếng!
Tết Tỵ tới, RẮN thừa cơ còn quấn chặt, thè LƯỠI vàng … nhả ngọc phun châu! (HSP)
26) "Hai mặt sự đời":
Xuất: Thuở RỒNG TIÊN nghèo khó, mà thương quá bác ơi, nhớ lại để hơi buồn trong dạ!
Thời BẦY ĐÀN hiện đại, cũng ngán ghê em nhỉ, quên hết đi mà ngẩng cao đầu? (HSP)
27) "Đợi đấy!":
Xuất: Kỷ nguyên mới vươn mình, bao khát vọng! Chờ xem!
Lợi quyền xưa thỏa chí, quyết coi khinh? Đợi đấy! (HSP)
28) "Trông Trời cho sáng mau mau":
Xuất: Sương lạnh tan đi cho hoa Tết khoe màu!
Lá vàng rụng xuống để cành Xuân nảy lộc! (HSP)
Đối : Sương lạnh tan đi để hoa Tết khoe màu! (HSP)
Nắng hanh chiếu rọi cho lá Xuân nhuận sắc!" (.2N)
29) "Đừng quên":
Xuất: TIẾNG TA còn, nên NƯỚC TA còn! (Lời học giả Phạm Quỳnh)
GỐC VIỆT mất, thì NGƯỜI VIỆT mất! (HSP)
---------------
Xem tiếp Phần 2
Hoàng Trường Sa phụ trách
Nhận xét
Đăng nhận xét