Khi Người Ta Ăn Hiếp Con ... Rồng Trung Hoa

Khi Người Ta Ăn Hiếp Con ... Rồng Trung Hoa
FB Hao Duc Nguyen

Mấy ngày nay, khi cơn sốt áp thuế đã lên đến 245%, thì Trung Quốc lại la làng như bị cắt tiết là Hoa Kỳ đã ăn hiếp họ. Lập luận khiến ai cũng phì cười. Với dân số hơn 1 tỉ mà nói 1 quốc gia với chỉ hơn 300 triệu bắt nạt mình là chuyện không tưởng. Nhưng qua đó, cũng cho thấy não trạng thấp kém của các quốc gia cộng sản. Trong xã hội học, những người có tính khoe khoang và phô trương ra ngoài để che dấu 1 sự nghèo hèn trong quá khứ. Trong tâm lý học, những ai bị thiệt thòi về thể chất, tinh thần, hay thể hiện sự hung dữ, bản lĩnh để che dấu đi sự thiếu hụt của bản thân. Trong ứng xử xã hội, những ai mềm yếu, thiếu tự tin thường có cảm giác bất cứ hành động nào người khác nhắm đến mình thì đều là hành vi đe doạ, trấn áp. Và trong chính trị học, khi 1 đứa nghèo leo lên cái ghế cao quyền lực, nó có xu hướng chống lại giai cấp giàu có bằng các tham nhũng để thu hẹp khoản cách giàu - nghèo và thành lập ra 1 nhà nước dân chủ xã nghĩa để biến mọi giai cấp bằng nhau, có thể ngang chúng, chứ nhất định không thể hơn chúng được.
Trung Quốc có tất cả các yếu tố trên
Đây là 1 chủ đề lớn liên quan đến nhiều lãnh vực, mình sẽ di vào từng mục riêng. Đối với não trạng của giai cấp thống trị Trung Quốc, tuy họ là đất nước đứng thứ 2 về kinh tế trên thế giới, nhưng qua những tuyên bố và động thái vừa qua, cho thấy đất nước này chỉ là con cọp giấy, và sự bất ổn tiêm ẩn bên trong không biết sẽ bộc phát lúc nào.
Trong bài này, tôi chỉ nhắc đến những thua thiệt mà họ chịu về văn hoá thôi.
Trong 1 cuộc thảo luận của 1 hội cựu chiến binh cộng quân ở Hà Nội, 1 cán binh Vc đã thú nhận:
- Về văn hoá, Trung Quốc họ là 1 cường quốc. Nhưng cái thói bành trướng bá quyền của họ thật đáng ghê sợ...
Điều ấy hoàn toàn đúng. Với nền văn minh có gần 5000 năm lịch sử từ thời vua Thuấn, vua Nghiêu, Trung Hoa luôn là 1 quốc gia mà gia tài của họ phải được xem là đồ sộ khó nước nào sánh bì lại, Nhưng, cũng vì thế mà những đồ cổ vật của họ luôn là những miếng mồi ngon béo bổ mà tất cả các nhà sưu tầm trên khắp thế giới thèm thuồng, ao ước được sở hữu.
Ai cũng biết đến đường Tam Tạng đi thỉnh kinh ở Tây Trúc. Ngoài số lượng kinh sách ông đem về, thì cuốn sách Tây Vực Ký được xem là gom góp tất cả những mặt đời sống trong suốt hành trình ông đi thỉnh kinh. Nhà vua đã cho ông đến ở 1 ngôi chùa ở kinh đô Trường An (nay là Tây An), một kinh đô cũ từ thời nhà Chu, cùng hổ trợ nhà sư với rất nhiều nhà biên dịch để giúp. Những cuốn sách đem về bao trùm tất cả mọi giáo pháp của Đức Phật: Duy thức tông với các luận giải; Trung quán tông với luận giải của phía Duy Thức; kinh cầu siêu....
Tây An bị phá huỷ vào cuối thời nhà Đường, năm 904, và dân chúng bị lùa về sống ở kinh đô mới Lạc Dương. Nơi này, sau được nhà Minh xây dựng 1 thành nhỏ, rồi nhà Thanh di cư người Mãn Châu đến sống. Cuộc diệt chủng Tây An năm 1936 và tìm thấy hố đất với những tượng đất nung năm 1974 khiến thành cổ Tây An có tên trên bản đồ thế giới khảo cổ học.
Nhưng có 1 chi tiết ít ai biết là ngôi chùa nơi sư Đường Tăng phiên dịch kinh chứa 1 kho sách khổng lồ. Khi người Anh tiến vào xâm lăng Trung Hoa, có 1 nhà khảo cổ đã nghe về những tư liệu quý hiếm này. Nhà chùa, nay đã ra hoang phế và chỉ còn 1 sư già mắt mờ trông coi. Ông giáo sư đút tiền nuôi ông sư sống, rồi xin chép tay lại các bản thảo. Lúc đầu còn e dè, sau có ăn, có tiền, sư cho mượn nhiều hơn. Nhưng do số lượng quá nhiều, ông giáo sư cho phép mình đem về Bắc Kinh để nhờ người chép cho nhanh. Thay vì thế, ông đem toàn bộ kho kinh sách này về ... Anh và hiện nó nằm ở viện bảo tàng Anh Quốc.
Sự mất mát và tìm ra này cũng có sự tích ly kỳ. Ta biết lịch sử thời Tống có 2 giai đoạn: bắc Tống (960 - 1127) có thủ đô tại Biện Kinh (Khai Phong), và sau đó là Nam Tống (1127 - 1297). Nhạc Phi mà ta nhắc trước đây là thuộc về Nam Tống. Khi quân Kim tiến quân về phía kinh đô, các sư đã rất lo sợ số kinh sách bị tàn phá. Họ cho tất cả sách vào trong 1 pho tượng Phật khổng lồ và dùng bùn đất lấp lại. Mãi đến thế kỷ 19, do 1 trận lụt từ sông Dương Tử, bùn đất mới trôi đi lộ ra kho sách. và đó là nguyên do ông giáo sư nghe đến và tìm ra rồi lấy hết.
Hiện bảo tào London có 2 bộ sưu tầm mà tôi muốn xem nhất; Đó là những pho sách của thầy Đường Tăng và bộ sưu tầm 24 cái đèn Tiffany của nhà sáng lập làm bằng tay. Nguyên do bộ đèn này được ông Louis Comfort Tiffany làm ra. Xuởng sản xuất có tuổi đời từ năm 1893, nhưng năm 1897, khi chúng được trưng bày ở hội chợ quốc tế lần thứ 13 ở Chicago thì tên tuổi mới vang danh khắp thế giới. Và nữ hoàng Anh Victoria mua toàn bộ để đem về Anh. Rất tiếc, tôi chỉ có hình vài cái trong bộ sưu tầm mà thôi. Trung Quốc vẫn kêu gọi Anh trả lại cho họ số pho sách lấy trộm, nhưng bên bảo tàng, họ từ chối. Khi triễn lãm kết thúc năm 1897, họ in 2 cuốn sách dày to nặng hàng trăm pounds, trình thuật 12 hội chợ trước, với lần đầu tiên tổ chức ở London năm 1856. Tôi là người duy nhất ở Mỹ có bộ sách này.
Chuyện này chưa xong thì năm 1900, liên quân 8 nước đánh vào thành Bắc Kinh để dẹp loạn Nghĩa Hoà Đoàn. Tám nước đó gồm: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Nga và Áo-Hung. Cuộc tấn công này được gọi là quốc nạn năm Canh Tý, và nó nhắc nhở lại việc nhà Nam Tống sụp đổ dưới tay nhà Kim năm 1127. Quân Kim đã tha hồ cướp bóc, hãm hiếp, thảm sát khắp thành Biện Kinh. Hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông cùng hàng loạt hoàng tử, công chúa, hoàng hậu, thái hậu (trong đó có Vi Thái hậu - mẹ của Khang vương Triệu Cấu và Trịnh Thái hậu), vương phi, hoàng thân nhà Tống, quan lại nhà Tống (trong đó có vợ chồng Tần Cối - Vương thị, Trương Thúc Dạ) đều bị nước Kim bắt sang Yên Kinh nước Kim.
Ở đây mở ngoặc chút là Yên Kinh về sau gọi là Bắc Kinh, kinh đô cũ của nhà Kim và người Nữ Chân. Khi đánh vào thành Bắc Kinh năm 1900, Từ Hi có bồi thường cho các nước 1 số tiền. Phía Mỹ họ lấy số tiền ấy mà mua 1 khuôn viên của 1 A Ca triều nhà Thanh và biến nó thành 1 trường đại học cho các cha Tin Lành điều hành. Đại học Yên Kinh duy trì từ năm 1915 - 1920, là 1 cơ sở đồ sộ và quy tụ rất nhiều giáo sư đầu ngành về Trung Quốc Học, và số này về sau là những cố vấn thân tín cho chính phủ Mỹ về các chính sách với Trung Quốc và Đài Loan. Hiện nay, cơ sở trường được giao lại cho trường đại học Bắc Kinh, và số sinh viên sau khi trường giải tán thì về học trường đại học Thanh Hoa. Ông Tập là từ trường Thanh Hoa mà ra.
Khi liên minh 8 nước tràn vào Bắc Kinh, họ ăn cướp 1 số lượng khảo cổ lên tới 100 ngàn món (100.000). Đây là 1 cuộc đại diệt chủng về khảo cổ mà Trung Quốc đau đáu phải làm sao lấy lại được từ các nước Phương Tây. Đa số cổ vật rơi vào tay người Pháp, y như khi Napoleon xâm chiếm Ai Cập, ông đem theo hàng trăm nhà khảo cổ để khám phá đất nước kỳ bí này.
Năm 1941, khi ông Wilson Churchill sang Mỹ, để kêu gọi tham gia vào thế chiến 2, thì ông đem theo rất nhiều thứ. Y như khi vua George và vợ là nữ hoàng Elizabeth thăm nước Anh năm 1938 vậy. Trong ấy có 1 số lượng lớn vàng thỏi và những cổ vật quý giá trong viện bảo tàng Anh để làm của deposit mượn tiền Mỹ. Dĩ nhiên, có rất nhiều đồ cổ của Trung Quốc từ thời Tây Tấn. Số lượng đồ cổ đổ về Châu Âu sau này được các nhà sưu tầm người Mỹ mua lại gần hết sau khi kinh tế Mỹ trở nên hùng cường chiếm tỉ trọng đến 1/3 GDP toàn cầu vào năm 1947. Từ đó cho đến khi chiến tranh lạnh bắt đầu (1958) số du khách Mỹ đổ đi tham quan thế giới chiếm gần 1/2. Và vì có tiền, họ thu gom toàn bộ cổ vật trên khắp địa cầu về Mỹ, 1/3 trong số đó là cổ vật từ Trung Quốc. Bài về khảo cổ tôi sẽ viết dài hơn sau.
Chưa hết, khi Tưởng Giới Thạch thua trận và chạy ra đảo Đài Loan, ông đã bí mật cho 1 vị giáo sư chuyên chở bằng xe lửa 6000 thùng chứa gần như toàn bộ số cổ vật trong Tử Cấm Thành. Người ta nói rằng, số cổ vật này nếu đem trưng bày mà cứ 6 tháng thay đổi toàn bộ bảo tàng 1 lần thì phải ... 20 năm mới hết.
Trung Quốc là 1 nước lớn. Phải khẳng định rõ ràng như thế. Số cổ vật và các di chỉ từ các triều đại phong kiến hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Thậm chí ông Trump nói Trung Quốc vẫn thua Ai Cập về lịch sử, thì điều không ai chối cãi là họ vượt trội hơn Ai Cập về các di chỉ khảo cổ và sự phong phú đa dạng của các di tích.
Cuối đời Đông Hán, con số thống kê dân số Trung Quốc là 56 triệu người. Đến thời Tây Tấn, tức vua Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm, thống kê dân số chỉ còn .... 16 triệu. Con số này có thể sai lạc. Nhưng chứng tỏ các cuộc chiến tranh đã tàn sát 1 khối lượng cư dân Trung Quốc. Đến thời Minh, con số dân cư đã lên 200 triệu. Như vậy, Trung Quốc luôn là 1 quốc gia khổng lồ về mọi phương diện.
Nhưng con rồng đó tiếc thay lại do 1 đảng duy nhất lãnh đạo thông qua áp chế nhiều nước khác thông qua con đường vũ lực. Người ta nói rằng rồng là con vật không có đối thủ. Nó bay cao, chui đất, lội sông, bay ngang biển, phun lửa diệt tất cả những sinh vật nào mà làm nó tức giận. Nhưng con rồng có 1 yếu huyệt. Phía dưới cổ, cách cổ 1 gang tay có cái chỗ lõm vào. Ai leo được lên đầu nó rồi lấy tay ấn cái huyệt ấy, thì con rồng sẽ tuân theo tất cả mệnh lệnh mà người kia muốn. Bay thấp, bay cao, hay bay xa bao nhiêu tuỳ thích.
Như tôi nói nhiều lần, do dân số đông, yếu huyệt của Trung Hoa là an ninh lương thực. Mà muốn có nó, thì họ phải bành trướng ra nhiều nước để lấy đất nông nghiệp canh tác hay làm kinh tế để thu mua lương thực khắp thế giới, đặng có thể nuôi 1 đống dân đông nghịt. Có thực mới vực được đạo. Cái bao tử mà đói thì cái bao tử sẽ thúc ép con người nổi loạn thôi. Nhà cầm quyền Bắc Kinh biết rất rõ cái yếu huyệt đó.
Cái kho đồ cổ ở Mỹ, ở Anh, hay Đài Loan là những thứ đáng lẽ phải thuộc về họ nếu họ cứ tiếp tục với những kế hoạch hiện nay cách suông sẻ trong 20 năm tới. Nhưng, Trời đã sinh Tập, sao còn sinh Trump. Thành ra, hiện nay, mối lo về kinh tế sẽ khiến Trung Quốc chùng tay trong việc thu gom những đồ vật đã bị lấy ra khỏi đất nước 1 cách bất hợp pháp. Có thể nói, những tàn tích này xưa là những cái vảy của con rồng. Rồng mất vảy, nó sẽ yếu sức. Người Trung Hoa rất coi trọng những vật tuỳ táng của tiền nhân. Họ cho rằng, mất đi mà không được đem về thì sẽ động mồ, động mã... đất nước mãi không yên vì bị quấy phá bởi các hồn ma. Và họ phải bằng mọi giá lấy lại những đồ bị đánh cắp đó.
Trận trận chiến này, có nhiều ẩn tinh mà chỉ có những người cao tay ấn như ông 47 mới dám đụng vào tử huyệt của 1 con rồng ... mất vảy. Liệu rồi xem họ có dám đánh Đài Loan không? Tôi không tin họ dám. Lý do nhiều lắm. Bài sau nói tiếp.
Các bài về chuyện kho sách ông nhà sư Tam Tạng, hay đồ bị chuyển ra đảo Đài Loan, vào nhiều bài sau, tôi sẽ viết thêm.

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 234

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 235

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 233