Tên gọi "Sài gòn" có trước tên gọi "Hà Nội" khoảng một thế kỷ rưỡi
Tên gọi "Sài gòn" có trước tên gọi "Hà Nội"
khoảng một thế kỷ rưỡi
khoảng một thế kỷ rưỡi
- Với tư cách cấp tỉnh thành: SÀI GÒN có trước HÀ NỘI 42 năm.
- Cũng với tư cách cấp tỉnh thành: SÀI GÒN có trước GIA ĐỊNH 41 năm.
Hổm rày xôn xao có nơi đề nghị đặt tên một phường là "phường Sài Gòn", cũng chỉ vì họ chưa đủ hiểu biết, chưa đủ yêu quí danh xưng SÀI GÒN đã rỡ ràng đến thế nào (ngay từ thế kỷ 17)! Thâm chí có người đề nghị lấy tên "thành phố Sài Gòn" bao gồm một số quận huyện, nhưng nằm trong một thành phố lớn hơn lấy tên "thành phố Gia Định".
Dưới đây, tôi xin trình bày cô đọng tiến trình ĐỊNH CÕI tại miền châu thổ Cửu Long - Đồng Nai, để cùng nhau thấu hiểu hai chữ SÀI GÒN quan trọng tới mức nào, cần khắc ghi trong ký ức!
1) Vào năm 1620, vua Chân Lạp là Chey Chettha II lấy công chúa Ngọc Vạn, ái nữ của chúa Nguyễn Phước Nguyên, mở ra cơ hội cho người Việt thâm nhập vào miền châu thổ Đồng Nai - Cửu Long bấy giờ còn thuộc Chân Lạp.
Năm 1623, vua Chân Lạp đồng thuận theo yêu cầu của chúa Nguyễn là mở những trạm thu thuế tại vùng Prey Nokor (Prey ព្រៃ Nokor នគរ ).
Lưu dân người Việt có mặt nơi miền châu thổ từ năm 1620, còn lẻ tẻ, nhưng thành “đợt”, “luồng lưu dân” có qui mô từ năm 1658.
2) Trong "Phủ Biên Tạp Lục" của Lê Quí Đôn, có ghi như sau:
"Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và Lũy Sài Gòn vào năm 1674".
Tên gọi SÀI GÒN (trong Lũy Sài Gòn) được ghi là 柴 棍 :
“SÀI" 柴 "đồng âm dị nghĩa" với chữ Hán 柴 đọc "Sài";
"GÒN" 棍 "dị âm dị nghĩa" với chữ Hán 棍 đọc "côn" nhưng dị âm, tức đọc theo Nam âm là "Gòn".
Prey ព្រៃ Nokor នគរ => người Việt đọc biến âm "Rai Gon" rồi thành "Sài Gòn" (nghĩa của "Prey Nokor" tạm dịch là "Vùng rừng rậm") - theo ghi chép trong cuốn "Histoire de la Mission Cochinchine".
Như vậy, danh xưng SÀI GÒN đã xuất hiện muộn nhứt là vào năm 1674 (ghi lại trong Phủ Biên Tạp Lục), hợp lý hơn nữa là xuất hiện trong khoảng thời gian 1658 (khai khẩn, định cõi với lượng dân chúng đông hơn).
3) So với tên gọi Hà Nội? Danh xưng "Hà Nội" (河內) do vua Minh Mạng đặt ra, vào năm 1831.
Vậy, tên gọi "Sài Gòn" xuất hiện trong khoảng từ 1658 đến 1674 => Có trước tên gọi "Hà Nội" (1831) hơn một thế kỷ rưỡi (150 năm)!
4) Điều đáng chú ý, có ý nghĩa hơn: "SÀI GÒN" là tên gọi mở đầu, đầu tiên của toàn bộ tiến trình sáp nhập miền châu thổ Đồng Nai - Cửu Long vào Đàng Trong!
5) Vào năm 1757-1769, dưới đời chúa Nguyễn Phước Khoát, hoàn tất việc sáp nhập toàn bộ Thủy Chân Lạp. Trong quá trình sáp nhập, chúa Nguyễn CHƯA đặt ra một tên gọi chung cho toàn miền, mà chỉ đặt định một số Trấn (鎮), Dinh (營), Phủ (府), Đạo (道). v.v.
Năm 1779, Nguyễn vương (Nguyễn Ánh) chia toàn miền châu thổ thành 4 Dinh: Trấn Biên, Phiên Trấn, Trường Đồn, Long Hồ và 1 Trấn Hà Tiên; đặt “Gia Định phủ” cai quản toàn miền châu thổ. Nói cách khác, đến lúc này, mới có tên gọi phủ trùm cho toàn miền châu thổ là "Gia Định" (嘉 定).
Đáng chú ý là cột mốc năm 1790, Nguyễn vương quyết định chọn kinh đô cho toàn miền Gia Định (tức miền châu thổ Đồng Nai - Cửu Long) đặt tại SÀI GÒN ("Gia Định kinh", tức kinh đô của toàn miền Gia Định).
Tên gọi SÀI GÒN trở thành tên gọi chánh thức của thủ phủ toàn miền châu thổ Đồng Nai - Cửu Long (vào năm 1790).
6) Đến năm 1832, vua Minh Mạng đặt ra tên gọi chung là NAM KỲ (南圻) thay cho "Gia Định"; gồm 6 tỉnh (“lục tỉnh” 六省), trong đó "Gia Định" trở thành tên gọi của 1 tỉnh (5 tỉnh còn lại: Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).
Thấy gì?
I. "SÀI GÒN", với tư cách cấp tỉnh thành, là năm 1790 (lúc đó làm thủ phủ của toàn miền châu thổ Đồng Nai - Cửu Long);
"HÀ NỘI", với tư cách cấp tỉnh thành, là năm 1831 (muộn hơn 41 năm so với Sài Gòn);
"GIA ĐỊNH", với tư cách cấp tỉnh thành, là năm 1832 (muộn hơn 42 năm so với Sài Gòn).
II. Danh xưng "SÀI GÒN" khắc ghi dấu ấn sâu đậm, không bao giờ phai lợt, trong dòng lịch sử định cõi của đât nước!
- Đây là tên gọi vùng đất đầu tiên (khoảng 1658 đến 1674) trong tiến trình sáp nhập toàn miền châu thổ Đồng Nai - Cửu Long!
- Đây là tên gọi của thủ phủ toàn miền châu thổ (năm 1790).