LÊ MINH - ĐAO PHỦ TẾT MẬU THÂN HUẾ

 LÊ MINH - ĐAO PHỦ TẾT MẬU THÂN HUẾ

 

Lê Minh - Đao Phủ Thủ Tết Mậu Thân Huế  trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân Huế (1968). Những thừa sai như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan hay Nguyễn...



Trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân Huế (1968). Những thừa sai như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan hay Nguyễn Đắc Xuân, Lê Văn Hảo, Tôn Thất Dương Tiềm là những người trực tiếp hay gián tiếp giết người ở Huế. Thực chất, chủ trương tàn sát bộ máy chính quyền VNCH và đồng bào Huế đã được quyết định trước từ Khu Ủy Bình Trị Thiên. Nếu không có những lãnh đạo cs này bật đèn xanh, nếu có thảm sát ở Huế vì tư thù cá nhân hay mất kiểm soát, thì không thể lên đến con số hơn 5.000 người bị thảm sát như vậy.

 


Khu ủy Bình Trị Thiên do cán bộ cs từ Bắc xâm nhập vào Huế để chỉ đạo. Khi mở mặt trận 1968, có 3 nhân vật quyền lực, gồm bí thư Khu ủy Hoàng Anh, gốc Huế và hai phó là Lê Chưởng và Lê Minh, sinh tại Quảng Trị và Huế. Trong đó, Lê Minh, nắm quyền Tư lệnh chiến trường Huế.


Ba tên đao phủ chính trong Thảm sát Tết Mậu Thân (1968):
Nguyễn Vạn (chính ủy cánh Nam), Tư Minh (Tư lệnh mặt trận), Trần Anh Liên (chính ủy cánh Bắc)

Trong bài, tựa đề "Anh Tư Minh" (3) viết về Lê Minh trong một lần được triệu tập nhận chỉ thị cùng với Hoàng Phủ Ngọc Tường,  Nguyễn Đắc Xuân viết về Tư Minh với giọng văn một cách thần phục, tâng bốc và nịnh nọt. Nếu những Việt cộng như anh em Tường, Phan, Xuân, Hảo v.v...là những người theo đuôi, giết đồng bào Huế, thì chính Lê Minh là trùm đao thủ phủ, cùng với những cán bộ Khu Ủy, đặc trách an ninh ở Huế, là những kẻ trực tiếp đã ra lệnh cho Việt cộng, du kích, thành viên Liên Minh và bộ đội csvn ra tay giết người.

Viết về Tết 1968 ở Huế, một khu ủy viên csvn phụ trách an ninh xác nhận "Trước ngày mở đợt Tổng tiến công và nổi dậy, Ban An ninh Khu và thành phố Huế đã lập xong địa chỉ các cơ quan đầu não trọng yếu của Mỹ, ngụy ở từng khu phố, lập được danh sách và nơi ở những tên cầm đầu, gian ác nhất trong bộ máy ngụy quyền, tình báo, cảnh sát, chiêu hồi, bình định… cung cấp cho các ban chỉ đạo các mũi tiến công tiêu diệt địch.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở Huế, lực lượng an ninh có vai trò rất quan trọng, là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh trấn áp phản cách mạng.

Chưa có chiến dịch nào chỉ trong một thời gian ngắn ta đã bắt sống và tiêu diệt được hàng trăm đối tượng cầm đầu các tổ chức địch và lãnh tụ các tổ chức phản động; bao gồm nhiều cấp, kể cả cấp Trung ương, cấp phần, cấp tỉnh, cấp quận; kể cả công khai và bí mật gồm đủ các loại đối tượng ngụy quyền, tình báo, cảnh sát, chiêu hồi, bình định, đảng phái, phản động lợi dụng tôn giáo…"

Không phải chỉ có chôn sống và giết hết 398 người ở nhà thờ Phủ Cam, mà ngay cả khi chiếm nhà lao Thừa phủ sau nhiều ngày tấn công bị thất bại, csVN đã giải thoát hơn 2.000 tù nhân của họ, sau khi đã giết toàn bộ những người lính bảo vệ trại giam. Theo một hồi ký csVN tiết lộ, những tù nhân cs bị nghi là làm việc cho VNCH cũng đã bị việt cộng tử hình ngay tại chổ.

Lê Minh, tên thật là Lê Nhữ Châu, sinh năm 1917 ở xã Vinh Giang, Phú Lộc, Thừa thiên, Huế, chết năm 1990, là Tư lệnh Mặt trận Mậu Thân Huế. Lê Minh viết hồi ký xác nhận chuyện thãm sát đồng bào Huế, chứ không chối tội, đổ thừa bom Mỹ giết như Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường.... “Tôi thấy cần phải nói đến một điều đáng buồn (sic).  Về sự tang tóc trong biến cố Mậu Thân ..... còn lại một mặt của vấn đề, việc trừng trị những người có tội ác với nhân dân (sic) trong một cuộc chiến tranh là điều không tránh khỏi, một khi quần chúng (sic) đã nổi dậy. Rốt cuộc là đã có những người bị xử lý oan trong chiến tranh.  Dù lý do thế nào thì trách nhiệm vẫn thuộc về lãnh đạo, trong đó có trách nhiệm của tôi (sic).” (1)

Khi chiếm được Huế rồi thì Việt cộng phải giải quyết vấn đề thiếu đạn dược một cách trầm trọng. Các đơn vị bộ đội csvn báo cáo xin tiếp đạn khẩn cấp khi lính VNCH và Mỹ bắt đầu phản công. Hồi ký Lê Minh tiết lộ, nguyên một Trung đoàn cs từ những cánh rừng ở Huế tìm cách tiến vào Huế để tiếp viện đã bị quân lực Mỹ Việt tiêu diệt hết 3 Tiểu đoàn. (1)

Vì vậy, có thể hiểu là trước khi tháo lui, Việt cộng đã giết người bằng cuốc, xẻng và chôn sống thay vì bắn, vì đã không còn đạn. Nếu có đạn, số lượng bị giết có thể còn hơn 5.000 người. Không có chuyện như cán bộ nội thành cs Hoàng Kim Loan, sau khi bị lính VNCH bắt và hỏi tại sao không bắn mà đập đầu, chôn sống dã man vậy. Loan đã khai tránh vấn đề.."đạn chúng tôi chỉ dùng để bắn nhau...".

Tư lệnh một mặt trận và đã y lệnh giết hơn 5.000 dân Huế. Bản thân Lê Minh cũng là người sinh ra ở Huế, chỉ viết đơn giản "trách nhiệm về tôi". Trong khi nhiều cán bộ Việt cộng ở Huế tìm cách lãng tránh vụ thãm sát Huế. Lê Minh không phủ nhận. Trong một đoạn, Lê Minh tiết lộ đã trở ra Bắc sau 1968 và có gặp Hồ. Sau khi báo cáo Hồ về thắng lợi thần kỳ Mậu Thân ở Huế, Lê Minh viết, đại khái..."Bác nói nếu các chú giết ít hơn thì chắc thắng lợi còn to lớn hơn nữa". (sic)



Sau 1975, Lê Minh bị thất sủng vì nhiều lý do, trong đó, một phần là cán bộ gốc phía Nam đã bị cs phía Bắc hất cẳng. Bên cạnh đó, bị liên hệ vào vụ án cáo buộc phản động, CIA. Một việt cộng nội thành Huế, và từng làm việc dưới quyền Lê Minh, bị tuyên án 18 năm tù. Lê Minh chết năm 1990 vì bệnh trong tâm trạng thất sũng và chua xót vì bị đảng "vắt chanh bỏ vỏ". 

 

Đỗ T. Công 

(1) Huế Xuân 68 Lê Minh

(2) Hình - Lê Minh ở giữa

(3) "Anh Tư Minh" (1918-1990) (Trang này có thể có mã độc)


THESAIGONPOST


Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 179

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180