Tin VN 18/02: Trung Cộng tiếp tục xây dựng trái phép tại Trường Sa
Tin VN 18/02: Trung Cộng tiếp tục xây dựng trái phép tại Trường Sa
Đảo Vành Khăn (Hình BBC) |
Trung Cộng tiếp tục xây dựng trái phép tại Trường Sa
Ảnh
vệ tinh cho thấy quyền Trung Cộng đã tạo ra những thay đổi cấu trúc trái phép
trên đảo Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hình ảnh được
Simularity cung cấp thể hiện rằng tại một vị trí được đặt tên là Khu 1 luôn là
một bãi trống tính đến 7/5/2020. Nhưng một bức ảnh khác chụp khu vực này ngày
4/2/2021 cho thấy “một cấu trúc hình trụ kiên cố đường kính 16 m đã được thi
công”. Simularity đánh giá đây có thể là tháp ăng ten. Những thay đổi cũng được
phát hiện tại Khu 2, 4-7 [Nguồn News].
Tàu Thám Tác 2 của Trung cộng |
Tàu
khảo sát Trung Cộng vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở biển Đông
RFA đưa
tin tàu khảo sát của Trung Cộng mang tên Thám Tác 2 (Tan Suo 2) vừa hoàn
tất chuyến nghiên cứu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển
Đông từ ngày 2/2-9/2/21.
Các
thông tin về chuyến khảo sát của tàu Thám Tác 2 được đăng tải trên truyền thông
Trung Cộng cho thấy tàu này thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật Biển Sâu Trung Cộng.
Tàu này mang theo một nhóm gồm 60 người thuộc Học Viện Khoa học Trung
Cộng, tàu lặn có người điều khiển có tên “Chiến binh Biển Sâu”.
Tàu
khảo sát Thám Tác 2 rời cảng Tam Á (Hải Nam) hôm 02/02 và đi về
vùng nước phía tây quần đảo Hoàng Sa, chỉ cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 140 hải
lý, với mục đích được truyền thông nhà nước Trung Cộng thông báo là thu thập
các mẫu sinh học, thử các tàu lặn và tiến hành các nghiên cứu khác cho đến
ngày 09/02.
Chuyến
đi của tàu này vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là chuyến đi nghiên cứu
mới nhất ở Biển Đông của Trung Cộng. Bắc Kinh đòi chủ quyền phần lớn khu
vực Biển Đông bất chấp những yêu sách về chủ quyền của 5 nước khác trong khu
vực bao gồm Việt Nam, Mã Lai, Brunei, Phi Luật Tân và Đài Loan [Nguồn RFA].
Việc cấm mang thai khiến người
lao động Việt Nam bỏ con sơ sinh
Vào tháng 11/2020, hai phụ nữ
Việt Nam vừa bị bắt tại Nhật Bản vì bỏ thi thể các đứa bé sơ sinh, với lý do lo
sợ bị mất việc thực tập sinh kỹ thuật nếu chủ của họ phát hiện ra việc họ mang
thai. Các sự việc trên làm nổi bật sự phân biệt đối xử và yêu cầu công việc
không công bằng mà các chủ lao động Nhật Bản và các bên trung gian Việt Nam yêu
cầu đối với nũ lao động.
Theo đài NHK đưa tin, chính phủ
Nhật Bản cấm các công ty đối xử bất lợi với thực tập sinh kỹ thuật ngoại quốc
vì lý do mang thai và sinh con, bảo đảm cho người lao động quyền được nghỉ thai
sản và chăm sóc trẻ em như những người đồng nghiệp Nhật Bản. Tuy nhiên, thực tế
hoàn toàn khác, một chuyên gia cố vấn giúp người Việt Nam tìm việc thực tập tại
Nhật Bản cho biết, việc mang thai và sinh con đồng nghĩa với thời gian nghỉ
làm, là một yếu tố ảnh hưởng đến hợp đồng đối với các nhà tuyển dụng Nhật Bản,
đồng thời làm mất niềm tin vào các tổ chức tuyển dụng Việt Nam. Do đó, các công
ty tuyển dụng đã cấm người lao động mang thai.
Nhiều thực tập sinh ngoại quốc
khi phát hiện có thai đã tìm đến sơ Maria Lê Thị Lang ở tỉnh Saitama để xin lời
khuyên. Sơ Maria đang cố gắng cải thiện tình hình bằng việc hợp tác với các
liên đoàn lao động hỗ trợ người lao động ngoại quốc để thuyết phục người sử dụng
lao động cho phép thực tập sinh tiếp tục làm việc sau khi họ mang thai và sinh
con [Nguồn SBTNTV].
Một số người dân bị cắt hộ
nghèo vì không nộp lại tiền được ủng hộ do bão lũ
Ngày 16/02/2021,
Facebook mang tên Hoàng Nguyên loan tin, một số gia đình nghèo ở quê anh ở xã
Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An vừa mới bị nhà cầm quyền địa phương
cắt chế độ nghèo để trả thù.
Nguyên
nhân xuất phát từ đợt mưa lũ xảy ra ở miền Trung vào tháng 10, và tháng 11 năm
2020, một số gia đình nghèo bị thiệt hại ở xã Hưng Trung đã được các mạnh
thường quân hỗ trợ thông qua vợ chồng ca sĩ Thuỷ Tiên với số tiền 5 triệu đồng
mỗi gia đình. Trong đó, mỗi thôn có 4 gia đình được nhận hỗ trợ, hầu hết trong
số họ là những hoàn cảnh nghèo khó, hoặc là bị đui mù, neo đơn, bệnh tật. Sau
khi đánh hơi được mùi tiền, nhà cầm quyền địa phương đã đến từng gia đình được
hỗ trợ để cướp toàn bộ số tiền người dân nhận được, rồi thảy lại cho họ số tiền
500,000 đồng hoặc 1 triệu đồng. Nếu gia đình nào phản ứng lại, thì nhóm cầm
quyền địa phương chỉ cướp của họ 1 triệu đồng.
Sự
việc sau đó bị nhiều người dân trong vùng bất mãn, đưa ra dư luận nên nhóm cầm
quyền địa phương đã phải trả lại toàn bộ số tiền cướp được cho người dân ngay
trong đêm. Sau vụ cướp bất thành, nhóm cầm quyền địa phương ở Hưng Nguyên đã
nuôi dưỡng mối thù ở trong lòng đối với những người dân nghèo gặp nạn để chờ dịp
trả thù. Vì vậy, trong đợt xét duyệt lại hoàn cảnh các gia đình nghèo của địa
phương vừa qua, nhóm cầm quyền địa phương đã cắt hết nhãn dán tiêu chuẩn gia
đình nghèo của những người được hỗ trợ trong bão lũ, nhằm không cho họ nhận
được những hỗ trợ giành cho gia đình nghèo [Nguồn SBTNTV].
Hình dự án thủy điện tại đầu nguồn Mekong tại Vân Nam (china.org) |
Mực nước
sông Mekong giảm khiến 60 triệu người gặp rủi ro
Mực nước
sông Mekong đã giảm xuống mức “bất thường”, đe dọa kế sinh nhai của 60 triệu
người sống dọc theo hạ lưu của con sông này. Con sông bắt nguồn từ Trung Cộng
và dài 4,350 km, băng qua Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam. Con sông rất
quan trọng đối với khu vực này và 200 triệu người có cuộc sống phụ thuộc vào
sông Mekong, chủ yếu là từ đánh bắt cá và nông nghiệp.
Theo
Asian News, có hai lý do dẫn đến việc mực nước sông Mekong bị giảm. Thứ nhất là
vì lượng mưa giảm 25% so với mức trung bình kể từ tháng 11/2019. Lý do còn lại
là vì các đập của Trung Cộng đã cắt giảm lưu lượng nước của sông Mekong.
Trong
thời gian qua, lượng nước đã bị chặn lại đáng kể tại đập Jinghong (Vân Nam),
nơi cung cấp năng lượng cho một nhà máy thủy điện. Ông Winai Wangpimool, Giám
đốc Bộ phận Hỗ trợ Kỹ thuật tại Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong, cho rằng lưu
lượng nước thay đổi đáng kể giữa đập Jinghong và thủ đô Viêng Chăn của Lào.
Việc
đánh bắt cá sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên vì sự thay đổi của lượng nước ảnh hưởng
đến sự di cư của các loài cá, và vận tải, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản cùng
thu hoạch tảo cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do lưu lượng dòng chảy giảm, mực nước sông
Mekong đã giảm một mét ở huyện Chiang Saen của Thái Lan.
Tại
Việt Nam, ở đoạn giữa Tân Châu và Châu Đốc, lưu lượng dòng chảy dao động hàng
ngày. Bộ Tài nguyên nước Trung Cộng đã biện minh cho việc chặn dòng nước với lý
do là vì cần phải tiến hành công việc bảo trì [Nguồn SBTNTV].
CTV TỰ DO
Nhận xét
Đăng nhận xét