TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM - 20

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM - 20

 Hoàng Trường Sa phụ trách

 

Tranh "Cụ đồ Ngưu tống chuột nghinh trâu năm Tân Sửu" của họa sỹ Ba Bùi

CÂU ĐỐI

1) Câu đối về tên của HTS:

    Vế xuất: Dương Trung Quốc tuyên dương Trung Quốc (*) (HTS)
    Vế đối: Trần Vàng Sao lột trần Vàng Sao (**) (HTS)
(*) Dương Trung Quốc: Sử gia, đại biểu Quốc hội CHXHCNVN.
(**) Trần Vàng Sao: Thi sĩ miền Nam theo Cộng sản và sau đó phản tỉnh.

2) Câu đối treo ở Thư viện Đông Lâm, Trung Quốc:

    Phong thanh, vũ thanh, độc thư thanh, thanh thanh nhập nhĩ
    Gia sự, quốc sự, thiên hạ sự, sự sự quan tâm
Dịch nghĩa:
    Tiếng gió, tiếng mưa, tiếng đọc sách, tiếng tiếng vào tai
    Việc nhà, việc nước, việc thiên hạ, việc nào cũng quan tâm.

3) Câu đối xuất về Phở của Khuất Đẩu và HTS:

Vế xuất: Đã hết gân rồi còn tái giá (Khuất Đẩu) *
Vế đối: Chưa phi ngựa đã vội hạ mã (HTS)
(*) Nguồn: Wikiquote


Ảnh TH của Hải Ý


4) Vế xuất về "Thơ mừng xuân của Trọng" của M-16:

    "Sĩ Phu Bắc Hà" sao nhơi lại?
    Trộn Lòng quanh quẩn vẫn Trôn Lòng.
(M-16)

5) Vế xuất về "Sĩ phu" của NiNa:


    Nói SĨ với ‘thật’ PHU coi như BẤT !

    Gom XUÂN về ‘đòn’ KẾT cũng hết KIỆT! (2N)


6) Câu đối về  "Bác và Đảng” của Việt Nhân:


    Đưa GÁI đến phủ BÁC, đúng lệ ĐẢNG ca ca!*
    Dẫn LON vào hang HỒ, điều răn ĐẠO ù ù! (Việt Nhân) 

    (*) Đảng là tổ CỨK vĩ Đại


7) Câu đối “Có Phải Hiểu Lầm ?” của M-16:


- Sĩ Phu năm Tân Sửu viết một câu không rõ, nhận nhiều bình phẩm chát chua, chắc vẫn chưa là Phu Sĩ.
- Xuân Tụ Mảnh Hổ Niên vế đối vẫn thật hay, giúp đời thăng hoa chữ nghĩa, hưởng tràn hương sắc Tụ Xuân. (M-16)

8) Câu đối về ‘thế sự’ của Lê Nam:

    Thời thế thế thời, anh hùng thất thế, Chuột ngất ngư CÚM TÀU COVID
    Trâu nhiễm phong Harris-Biden, biết dân Việt có nhiễm CÚM TÀU PHONG Trâu Chuột? (*) (Lê Nam)
(*) Kamala Harris - Joe Biden: Phó và Tổng Thống Mỹ.

9) Các câu đối xuất về hai chữ “Sĩ Phu và Sĩ Cu”:

Vế xuất: Bắc Sĩ kỳ Phu ( Nina - 2N)
Vế đối: Nam Cu kỳ Sĩ  (M-16)

Vế xuất: Bắc Sĩ kỳ Mu (*) (M-16)

Vế đối: Nam Cu kỳ Sĩ  (M-16)

 

Vế xuất: Bắc Sĩ kỳ Mu. (M-16)

Vế đối: Nam Cu dại Đĩ. (**) (HTS)


(*) Chỉ dành riêng cho "sĩ phu Bắc Hà" thời Việt cộng. Những kẻ như Tiến Sỉ Nguyễn Quang B, Tiến Sỉ Chao Hủ v.v...

(**) Sĩ Cu Mu Đĩ!

10) Câu đối Tết 2021 của LMTT:

- Quốc sự muốn hanh thông, Việt cộng phải tiêu trừ, cả nước chung tay đào tận gốc.
- Bọn lừa phải diệt vong, cứ bắn bỏ không xét lại, nhân dân cùng lấy đó làm nền.

Ảnh từ Diễn Đàn Trái Chiều của Hà Sĩ Mông


11) Câu đối Tết 2021 của HTS:

- Ai quân tử, ai chính nhân, thời đại đảo điên, vàng thau lẫn lộn?
- Kẻ tiểu nhân, kẻ gian tặc, vận nước chông chênh, ngọc đá khó tường! (HTS)

12) Câu đối xuất về Tết 2021:


Vế xuất: Kẻ tiểu nhân, kẻ gian tặc, vận nước chông chênh, ngọc đá khó tường! (HTS)
Vế đối: Vàng với đá, Ngọc lẫn đồng, đào trong nhà ngục, lọc ra vàng đá. (TĐR)


THƠ

 

Xuân Mộng Hồi Hương


Gởi cánh én mùa Xuân năm cũ
Mùa Xuân này em có lượn bay
Trong nắng ấm mơn man làn gió
Giữa trời xanh lờ lững mây bay


Gởi cánh bướm tình xuân mơ mộng
Hồng Đào xưa còn thắm môi cười
Hoàng Mai xưa còn thơm lộc biếc
Hay Đào Mai hương sắc phai rồi?


Từ dạo đó rời xa quê Mẹ
Đời ly hương thiếu mất mùa Xuân
Hỏi thăm em hương Xuân ngày cũ
Gởi gió mây niềm nhớ xa xăm


Mấy mươi năm quê người muôn dặm
Lòng ước mơ tìm lại mùa Xuân
Nắng miền Tây bạt ngàn nhung nhớ
Tuyết miền Đông rét buốt căm căm


Tái ngộ hoa đào trên đất lạ
Lòng bâng khuâng ngỡ gặp nàng Xuân
Mơ tìm Xuân, em ơi - ảo ảnh
Đất nước người không có mùa Xuân !


Lê Nam

 





  

 








MIỀN NHỚ HƯƠNG THỪA !!!

Gởi chút nắng soi miền ký ức
Mùa không Em sáng lụa bên thềm
Trong đáy mắt đong đầy hư thực
Giữa trưa nay lạnh lẽo ưu phiền


Gởi chút gió rối ren miền nhớ
Hồng Lan ơ hờ lạc lối quê
Hoàng Điệp âm thầm lê bước lỡ
Hay Điệp Lan vụn vỡ câu thề


Từ phải-giống tan đàn xẻ nghé
Đời trôi lăn mỗi kẽ một nơi
Hỏi ông Thầy nhờ Đồi quên Mẹ
Gởi về Em nắng Gió hoen đời


Mấy chục ‘tủi’ làm người hết tủi
Lòng lo ra lầm lũi ngộ mê
Nắng Gió đủ nhớ Đồi ủ rũ
Tuyết Sương xưa lối cũ quên về


Tái hợp ly tan, duyên tan hợp
Lòng người sâu cạn, nợ cạn sâu
Mơ mãi em âu sầu Đồi lở
Đất nơi miền ký ức bạc đầu !


2N 

 

 

THÁNG BẢY MƯA NGÂU 

Tháng Bảy mưa ngâu
Ngưu Lang nhìn ngơ ngác
Chức Nữ đứng chờ trông
Tình yêu cao vời vợi
Ngã bóng một dòng sông ...

Làm sao có người ơi !
Một nhịp cầu diệu vợi giữa hư không
Chở tình yêu theo nỗi nhớ mênh mông
Đem gần lại tháng ngày ngăn cách trở
Bên ni bên nớ tiếng thở dài ...

Hỡi cánh gió thả trôi niềm mơ ước
Chở giùm ta cầu Ô Thước sông Ngân
Chút trần ai tơ vương còn sót lại
Giấc mộng hờ không dấu vết ăn năn ...

Tháng Bảy mưa ngâu
Chuyện tình ấy nghe chừng xưa xưa lắm
Đẹp vô cùng Chức Nữ với Ngưu Lang
Một cõi nhớ mang mang hồn phiêu bạt
Một tương phùng dẫm nát bóng ly tan ...

Tháng Bảy mưa ngâu
Ôi ! nghe sao huyền hoặc quá
Tình vẫn bay xa tít mù khơi
Đời nghiệt ngã ai hoài chùng lối rẽ
Bước chân đi hụt hẩng đáy vực sâu ...

Tháng Bảy mưa ngâu
Giọt buồn rơi rất khẻ
Trên tàng cây xanh lá
Ướt sủng trái tim đau
Em ngước mặt nghe hồn băng giá
Nhìn trời cao chẳng thấy bóng thương yêu

Tháng Bảy mưa ngâu buồn như đêm cổ mộ
Tìm đâu chừ bến đổ anh ơi !

Kim Thành

( July 2006 )

 


CHÙM HOA PHƯỢNG

Hàng phượng vĩ trước trường ta thuở đó
Mỗi hè sang nở rộ báo mùa thi
Cũng là mùa của những cuộc chia ly
Không biết chắc sẽ có ngày tái ngộ

Ngồi trong lớp nhìn ra cành phượng đỏ
Anh mơ màng tưởng tượng bước em đi
Trên lối cũ anh vẫn rình lấp ló
Đón chờ em khi tan học ra về

Ôi! Kỷ niệm xót xa của ngày thơ dại
Mối tình si ôm ấp tận trong lòng
Dù nắng mưa, dù xuân hạ thu đông
Anh mãi giấu bóng hình em thuở đó

Giấu quá kỹ, nên không bao giờ mất
Và bóng em theo anh mãi kiếp này.


HTS

 



 

 


TẾT VÀ XUÂN

 

“Tết đã đến, xuân còn xa xa lắm,
Mộng đêm nay đâu tráo được thực ngày mai!
Ngày mai tuyết trắng phủ ngoài,
Tấm thân lưu xứ lạc loài còn trơ”.

Trần Thị Hải Ý


Lạc loài đất khách bơ vơ
Một mình Tết đến thẩn thờ đón Xuân
Nhớ xưa gia quyến quây quần
Lắng nghe pháo nổ Xuân về ngoài hiên.

HTS


Lữ thứ tha phương bước bôn ba
Xuân đến chi cho tủi nhớ nhà
Thân lạc phương trời tâm chốn cũ
Viễn xứ phùng Xuân mắt lệ nhòa.
(*)

(*) Thơ Lê Nam

HTS


"Có phải xa quê mới nhớ nhà,
Chôn nhau cắt rốn, ai mà chẳng?
Nỗi nhớ Xuân xưa mắt lệ trào
Nương thân xứ lạ tâm nào muốn ! "

Hai Saigon

 


NHẠC

 Em Còn Nhớ Mùa Xuân - NS Ngô Thụy Miên - Ca sĩ Thái Hiền


Tình Thư Của Lính - NS Trần Thiện Thanh - Ca sĩ Trish Thùy Trang (ASIA 4)


Liên Khúc Câu Chuyện Đầu Năm, Mùa Xuân Đó Có Em 

- Ca sĩ: Quang Lê, Giao Linh, Phương Dung, Hương Lan, Trường Tam


TIẾU LÂM

 

1) Đến chết vẫn còn lầm lẫn..

 

Hai vợ chồng nọ có 5 đứa con: 4 đứa đầu thì trắng trẻo xinh đẹp, chỉ có đứa út đen đủi, xấu xí tệ. Người chồng nghi ngờ lắm nhưng không dám nói ra. Đến lúc lâm chung, mới ra hiệu gọi bà vợ lại hỏi:

- Tôi sắp đi đây, trước khi chết tôi hỏi thật bà một điều. Thằng út…

- Thằng út làm sao?

- Nó có thật sự… là con của tôi không?

- Đến giờ phút này thì tôi cũng không giấu giếm gì ông. Thằng út… mới thật sự là con của ông.

Ông chồng, tai đã lãng đãng, nên đã mỉm cười ra đi.

(Nguồn: http://www.truyencuoihay.vn/truyen-tieu-lam/den-chet-van-con-lam-lan )

2) Cả Đời Người ...

Một ông đi du học ngoại quốc trở về với văn bằng tiến sĩ, nào văn chương, nào sử ký, nào pháp luật, nào kinh tế học, nào xã hội học, nào triết học, ngoài ra có cả phần y khoa bác sĩ và bằng kỹ sư cầu cống nữa. Bởi thế thiên hạ gọi ông là một “Bác học”. Nhưng người đời trọng ông bao nhiêu, thì ông lên mặt bấy nhiêu. Thậm chí với ai ông cũng chê là dốt, và ngồi với ai, dù người ấy là người cùng nước ông cũng thao thao xổ ra những tiếng ngoại quốc và những tiếng ngoại quốc…

Bữa nọ, nhà “Bác học” đáng kính phải qua một con sông rộng bằng chiếc thuyền tam bản. Thấy anh lái đò vừa chèo vừa nghêu ngao hát, ông nhổ nước miếng xuống sông đánh phì rồi hỏi:

- Anh cũng biết văn nghệ nữa à?

Anh lái đò lễ phép:

- Thưa ông tôi chỉ có biết chèo đò, chớ đâu có biết văn nghệ là cái gì?

Nhà bác học nói:

- Văn nghệ mà anh không biết thì anh chết nửa đời người rồi. À mà anh có biết tiếng Anh hay tiếng Pháp gì không, có biết chính trị là gì không?

- Dạ, không biết!

- Thế thì anh chết nửa đời người nữa rồi.

- Vậy anh có biết sử ký, pháp luật, kinh tế và khoa học gì không?

- Dạ thưa ông, tôi đã nói tôi là dân ngu khu đen, chỉ biết chèo đò kiếm ăn, chớ không biết gì cả…

- Không biết thật sao, trời ơi như thế thì anh cũng chết nửa đời người nữa vậy!

Nói đến đây ông định thuyết thêm, nhưng trời bỗng thình lình nổi gió, nước sông cuộn sóng lên ầm ầm, mà thuyền mới lênh đênh ra giữa sông. Anh lái đò sợ một mình chèo không kịp bến, muốn nhờ nhà bác học giúp đỡ một tay cho mau chóng thoát hiểm, nên hỏi:

- Dạ thưa ông biết chèo không ạ?

Nhà bác học la:

- Hứ, cái anh này, chèo, tôi đâu có biết!

Anh lái đò vừa chống chỏi với phong ba, vừa cười bảo:

- Dạ thì hôm nay ông chết nửa đời người rồi đấy!

Nhà bác học ta lúc đó mới cảm thấy nóng mặt nóng tay, nhưng rồi sóng càng to, thuyền càng bị đánh, bị nước ào ạt tràn vào, biết không thể nào tránh khỏi bị đắm giữa sông sâu, sóng cả, anh lái đò hốt hoảng hỏi:

- Chết, chết. Thưa ông, ông biết lội (bơi) không ạ!

Nhà bác học tái xanh mặt mày lại:

- Dạ thưa anh, tôi không biết lội, lạy anh, anh cứu tôi, không thì tôi nguy mất!

Anh lái đò nhìn nhà bác học đáp:

- Không biết lội nữa à! Chèng đéc ơi, thế thì hôm nay ông chết cả đời người, còn gì?

(Nguồn: http://www.truyencuoihay.vn/truyen-tieu-lam/ca-doi-nguoi )

3) Chỉ phụt được 10 phát

Trong một giờ học ở một lớp học vùng cao, cô giáo gọi một học sinh lên bảng; nhìn những cánh tay đang nhao nhác, cô chỉ vào một cậu học sinh ngồi đầu bàn và nói:

- Em, Cầm Cu lên bảng.

(Tại ở vùng dân tộc có tục đặt tên xấu cho ma đỡ bắt nên em học sinh họ Cầm này mới có tên là Cu).

Cậu học sinh đút một tay vào túi quần rồi hùng hồn lên bảng.

Cô giáo hỏi:

- Cầm Cu cho cô biết, 5 cộng 5 bằng mấy?

Cầm Cu sờ sờ nắn nắn từng ngón tay một rồi dõng dạc trả lời:

- Thưa cô, bằng 11 ạ.

Cô giáo giận tím mặt vì thấy cậu đã trả lời sai tay lại đút túi quần, bèn quát:
-
Cầm Cu úp mặt vào tường, phụt mười lăm phát(Có lẽ do giận quá cô nói lộn, lẽ ra phải là: Phạt mười lăm phút).

Cầm Cu đứng một lúc rồi quay ra nhăn nhó. Thưa cô,em chỉ phụt được có 10 phát thôi ạ.

Cô giáo???

(Lượm trên Mạng)

4) Cô giáo của Tèo

Thấy Tèo đi về mà mặt không vui, bố hỏi:

- Sao, lại bị điểm kém à? Môn gì? Kể bố nghe xem nào?

- Môn thể dục, cô giáo cho con 2 điểm.

- Tại sao? Mày to khỏe thế cơ mà.

- Tập đội hình đội ngũ, đi đều cô hướng dẫn: Nhấc chân trái lên đồng thời nhấc chân phải lên.

- Thế thì đi bằng cái con cù *** à?

- Con cũng nói thế. Cô giáo cho con 2 điểm.

- Thế còn môn Văn, sao cũng được hai điểm?

- Cô giáo ra câu hỏi: Đặt một câu có đầy đủ chủ ngữ vị ngữ.

- Mày đặt là gì?

- Cô giáo em con đĩ.

- Tại sao lại đặt như thế?

- Tại con mới đọc truyện: Xin lỗi, em chỉ là con đĩ.

Bố vui vẻ:

- Nhà cô giáo mày ở đâu? Nói tao thưởng cho 2000.


(Lượm trên Mạng)

5) Đỉnh cao là đây

Lãnh đạo Việt Nam tham gia diễn đàn kinh tế thế giới tại Hà Lan. Các nước tư bản như Nhật, Đức, Anh vv...đã lần lượt trình bày các phương án làm giàu cho đất nước bằng cách sản xuất xe hơi, năng lượng sạch, kinh doanh tài chính v.v...

Đến lượt Việt Nam lên phát biểu, đại diện Việt Nam nói rằng:

- Đất nước chúng tôi chú trọng đầu tư vào tầng lớp lãnh đạo. Lãnh đạo và con cháu họ càng giàu có thì các đỉnh cao trí tuệ mới được phát huy.

Ở dưới đại hội, các nước khác rất ngạc nhiên và hỏi lại:

- Cứ cho là việc đầu tư cho lãnh đạo và con cháu là tốt đi. Nhưng nếu các anh không có công nghiệp, tài chính thì làm gì ra tiền làm giàu cho lãnh đạo và con cháu?

Đại diện Việt Nam cười lớn và chỉ tay lên trời nói:

- Các ông bà thật là ngây thơ, chúng tôi không cần phương án gì cả. Cứ để dân chúng tôi tự kiếm tiền. Chúng tôi chỉ cần cướp lại những gì họ đã làm là giàu ngay thôi mà. Đó mới là đỉnh cao trí tuệ !!!

Bác Hù

ĐCH/FB (15/02/2021)

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209