Trung Quốc đã bắt đầu thử sức chính quyền Biden. Chúng ta hãy cầu nguyện cho quê hương Việt Nam
Trung Quốc đã bắt đầu thử sức chính quyền Biden. Chúng ta hãy cầu nguyện cho quê hương Việt Nam
Video bắt đầu lúc 6g chiều 31/1 theo giờ VN
Tiến sĩ Lawrence A. Franklin, tuỳ viên quân sự về Iran cho Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld. Ông cũng từng là quân nhân tại ngũ trong Quân đội Hoa Kỳ và là một Đại tá trong Lực lượng Không quân.
Hôm 26 tháng Giêng, ông đã viết bài “China Has Already Started to Test the Biden Administration”, nghĩa là “Trung Quốc đã bắt đầu thử sức chính quyền Biden” trên mạng của Viện Gatestone, chuyên về chính sách quốc tế của Hoa Kỳ.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Chưa đầy một tuần, kể từ buổi lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden - người có con trai được cho là đã dính dáng vào các giao dịch kinh doanh với Trung Quốc với trị giá 1.5 tỷ đô la - thế mà Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn đang chiếm đóng trái phép tại Hồng Kông vào mùa hè năm ngoái, đã gửi hơn hai chục máy bay chiến đấu, gồm cả máy bay ném bom, vào không phận Đài Loan trong hai ngày liên tiếp.
Trung Quốc cũng ban hành luật mới, nhằm cho phép lực lượng tuần duyên của họ “tiến hành các cuộc tấn công phủ đầu mà không cần cảnh báo trước”, đối với bất kỳ tàu bè nước ngoài nào đi vào vùng biển tranh chấp mà Trung Quốc muốn cho là của mình.
Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình, chắc chắn sẽ thử lửa thêm dũng khí của Chính quyền mới Biden, trong bối cảnh Trung Quốc đang có “sự ganh đua cường lực” với Hoa Kỳ. Giàn lãnh đạo Trung Quốc sẽ xác định cung cách và tốc độ theo đuổi các mục tiêu địa chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dựa trên đánh giá của Bắc Kinh về phản ứng của Biden đối với bất kỳ màn thử lửa nào. Về mặt lịch sử, thời điểm và hoàn cảnh cho các cuộc thử lửa của Trung Quốc đối với các chính quyền trước đây thì không thể đoán trước, nhưng có một vài trường hợp sẽ có nhiều khả năng xảy ra.
Trung Quốc có vẻ như đã chặt bớt bất kỳ động thái nào vốn có, của nhóm cố vấn chính sách đối ngoại của Biden, nhằm thể hiện một mặt trận Đại Tây Dương thống nhất chống lại Trung Quốc, đặc biệt là về các vấn đề thương mại, đầu tư và kinh tế. Vào cuối tháng 12, họ Tập đã đích thân can thiệp vào các cuộc đàm phán đầu tư giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu. Khi tung ra một vài nhượng bộ về việc mở cửa thị trường Trung Quốc cho hàng hóa của Liên Âu, họ Tập đã thành công ngay lập tức trong việc đưa ra cuộc đàm phán chung cuộc, vốn từng bị sa lầy trong cuộc chạy đua đường dài kéo dài suốt 7 năm. Liên Âu và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại và đầu tư toàn diện, xuất phát từ lời đề nghị của ông này. Một hành động khả thi khác của Trung Quốc có thể bao gồm nỗ lực thu xếp cho một “Thỏa thuận về Quy tắc Ứng xử” với các quốc gia Đông Nam Á về các hoạt động hàng hải và đánh cá trên Biển Đông - mà không có sự tham gia của Hoa kỳ.
Một sáng kiến khác mà Trung Quốc có thể thực hiện, là củng cố sức mạnh quân sự tại các hòn đảo nhân tạo, hoặc các chuỗi đảo do Trung Quốc tự tuyên bố mình làm chủ, hiện đang có tranh chấp về chủ quyền ở vùng biển phía Nam, và biển Hoa Đông. Trung Quốc có thể đã báo hiệu cho Chính quyền Biden về quyết tâm thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ ở Biển Đông bằng việc mới đây cho hạ cánh máy bay vận tải Y-20 - là máy bay lớn nhất của Không quân Trung Quốc - trên “Đảo Chữ Thập” ở chuỗi quần đảo Trường Sa vẫn đang còn tranh chấp.
Các cố vấn an ninh quốc gia của Biden có thể nhầm lẫn, nếu họ đang mong chờ Trung Quốc ban phát cho chính quyền mới của Mỹ một thời kỳ trăng mật. Chẳng hạn như, không có gì đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ bày tỏ sự nhiệt tình của họ, đối với một chính quyền được cho là ít đối đầu của Mỹ, bằng cách nhượng bộ trước những bất đồng song phương, về các vấn đề thương mại, hoặc quốc phòng. Nhóm Biden không nên hiểu sai bất kỳ luận điệu hòa giải nào của Trung Quốc, là dấu hiệu cho thấy một nỗ lực kém hung hăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhằm đẩy các khí tài quân sự của Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương.
Ngay cả khi nhóm Biden đưa ra các khúc nhạc dạo có giai điệu hoà giải đến chóng mặt với Trung Quốc, về cái được cho là “lợi ích chung” - chẳng hạn như sự hâm nóng toàn cầu, mậu dịch tự do hoặc giảm thuế quan - thì họ Tập, người kiên quyết với “Chính sách Một Trung Quốc”, vẫn có thể không đòi hỏi lời nói, mà là hành động, chẳng hạn như lệnh: cấm các hoạt động Tự do Hàng hải, gọi tắt là FONOPS, đối với các tàu Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông, ngừng sự chỉ trích Hoa Kỳ đối với Trung Quốc về việc vi phạm nhân quyền, và lời hứa sẽ giảm bớt các chuyến thăm viếng Đài Loan của VIP Mỹ sau các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa người của Tổng thống Trump và Đài Bắc.
Giới lãnh đạo Trung Quốc đã có rất nhiều cơ hội để đánh giá tính cách của nhiệm kỳ tổng thống Biden. Xét cho cùng, ông Biden không tự nhận mình là một nhà đổi mới chính sách táo bạo trong quan hệ Mỹ-Trung suốt 8 năm làm phó tổng thống cho Obama. Ngoài ra, Trung Quốc có lẽ cũng chẳng có ấn tượng gì với ứng cử viên Antony Blinken của Biden cho chức vụ Ngoại trưởng.
Bill Gertz, tác giả cuốn “Deceiving the Sky: Inside Communist China's Drive for Global Supremacy”, tạm dịch là “Lừa dối trời: Bên trong động lực trở thành cường quốc toàn cầu của Trung Cộng” đã mô tả trường hợp xảy ra hồi tháng 2 năm 2012 của một người đào tị cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Vương Lập Quân, người đã xin tị nạn chính trị trong Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô như sau:
“Cuối cùng, ông Antony Blinken, hiện là cố vấn an ninh quốc gia của Biden, đã thắng thế trước các giới chức khác khi cho rằng nên từ chối lời kêu gọi xin tị nạn của ông Vương.”, người sau đó bị “giao nộp cho Bộ Công an Nhà nước, tức cơ quan cảnh sát về chính trị và tình báo của Trung Quốc”
Có lý do để cho rằng, nhìn từ quan điểm của Trung Quốc, quyết định của Hoa Kỳ khi giao nộp ông Vương để ông phải đối mặt với khả năng bị xử tử, là một hành động hèn nhát về chính trị mà Blinken có thể phải chịu trách nhiệm. Trong lối phân tích của Trung Quốc, Hoa Kỳ hẳn đã sẵn lòng chà đạp hình tượng của chính mình trong tư cách là quốc gia mang tiêu chuẩn thế giới về nhân quyền.
Trung Quốc có lẽ đã đánh giá năng lực lãnh đạo táo bạo của Biden là rất khó xảy ra. Người Trung Quốc chỉ việc đọc lời khai của cựu Bộ trưởng Quốc phòng thời Obama là Robert Gates, người đã tuyên bố trong hồi ký của mình rằng, Biden đã sai trong mọi quyết định quan trọng suốt bốn thập niên của ông ở Washington. Giới lãnh đạo Trung Quốc rất có thể đã biết về cáo trạng của Gates, về chuyện Biden phản đối việc xây dựng vũ khí và đầu tư vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Tổng thống Reagan, vốn đã góp phần dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô. Bộ trưởng Gates cũng bày tỏ sự thất vọng của mình, về sự đối nghịch sâu sắc giữa nhân sự của phó tổng thống Biden, với giới lãnh đạo quân sự của Ngũ Giác Đài. Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc cũng biết rằng Biden, hầu như chỉ trơ trọi một mình trong số các phụ tá hàng đầu của Obama, khi đó được cho là đã phản đối cuộc đột kích của Lực lượng Đặc biệt nhắm vào đồn trú của Osama bin Laden ở Pakistan.
Do đó, chính quyền Biden không nên cho rằng, các mục tiêu của Trung Quốc là có thể thương lượng được. Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết tâm trở thành cường quốc hàng đầu trên thế giới bằng cách trục lợi những ý muốn của Hoa Kỳ, và (Trung Quốc) hầu như đã sẵn sàng đánh liều tham chiến để đạt được ý muốn đó.
Source:Gatestone Institute
Nhận xét
Đăng nhận xét