Từ Ukraine đến Đông Á: “Gió Đông thổi bạt Gió Tây”?
Thế giới ngày mai sẽ được định hình chủ yếu bởi chính sách của các đại cường hôm nay. Các nước khác thường bị cuốn theo. Các nước nhỏ, yếu, thiếu khôn ngoan có thể chịu hậu quả tai hại. Việt Nam là một bài học lịch sử. Trường hợp Ukraine hiện thời nên là một dấu hỏi.
Ba
nước “nặng ký” nhất trong chính trị quốc tế hiện tại là Nga – đại cường, Mỹ –
siêu cường, Tầu – cũng siêu cường. Thế chân vạc. Cả ba nước luôn trong tình
trạng cạnh tranh và canh chừng nhau. Bề trong thường không giống bề
ngoài.
Địa chính trị, không phải Ý thức hệ, là
lý do chính của sự cạnh tranh .
Mâu
thuẫn Cộng Sản-Tư Bản không thực sự là vấn đề vì kinh tế của cả 3 nước Mỹ, Nga,
Tầu đều đang vận hành theo các nguyên tắc của chủ nghĩa Tư Bản và đều hội nhập
vào kinh tế thế giới, khác hẳn thời kỳ chiến tranh lạnh. Mặc dù Tầu trên danh
nghĩa vẫn giữ cái vỏ Cộng Sản.
Mâu
thuẫn Dân Chủ-Độc Tài, nếu có, cũng chỉ là thứ yếu vì Dân Chủ kiểu Mỹ đang
trong khủng hoảng về thực chất, với gần một nửa dân số mất lòng tin – một cách
hữu lý hay không – vào nền dân chủ của chính họ trong khi độc tài kiểu Nga hay
độc tài kiểu Tầu đã kém hẳn phần “toàn trị” so với độc tài của Stalin, độc tài
của Mao trước kia. Bức màn tre hay bức màn sắt đã thuộc về quá khứ nhất là với
cuộc cách mạng truyền thông đại chúng hiện nay.
Mặt
khác, Mỹ vẫn có đồng minh độc tài, vi phạm nhân quyền liên tục như Saudi Arabia
trong khi Tầu, Nga hiện thời không tỏ dấu hiệu muốn xuất cảng “mô thức cách
mạng phi dân chủ” của họ sang các nước khác. Mà có muốn “xuất cảng” cũng không
ai muốn “mua” các sản phẩm tư tưởng không còn gì hấp dẫn, đại loại “nửa trăng,
nửa đèn”, như “kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa”, “mèo trắng mèo đen không thành vấn đề miễn mèo bắt chuột” hay “độc
tài sáng suốt” (!), v.v.
Lý
do chính hay nguyên nhân chính của tranh chấp Nga-Mỹ-Tầu là địa chính trị
(geopolitics), là quyền lực, quyền lợi quốc gia lồng trong quyền lực, quyền lợi
của lãnh tụ. Không khác với những trường hợp va chạm, đụng độ giữa các cường
quốc trong Thế chiến 1, Thế chiến 2. Không khác các cuộc chiến tranh trước nữa
như chiến tranh giữa Pháp và các nước Âu Châu thời Napoleon (1803-15), chiến
tranh Mỹ-Tây Ban Nha (1898) chiến tranh Nga-Nhật (1904- 05) hay hàng chục cuộc
chiến tranh khác giữa các cường quốc đã được ghi
nhận trong lịch sử. Nên nói thêm, trong các cuộc chiến tranh hùng hay tranh bá
đó, phần thắng thuộc về những nước có nền kinh tế vững chắc, có lãnh đạo chính
trị hữu hiệu và có sách lược chiến tranh khôn khéo.
Nga sa lầy nhưng Mỹ khó… rút chân
Chiến
tranh Nga-Ukraine đã bước qua tuần lễ thứ 4, với triển vọng mở rộng thành cuộc
xung đột Nga-NATO, cốt lõi là xung đột Nga-Mỹ – 2
quốc gia đang sở hữu 80% hay 90% vũ khí hạch tâm của toàn thế giới. Nếu xung
đột leo thang từ chiến tranh quy ước đến chiến tranh nguyên tử bấm nút thì số
vũ khí hạch tâm này không những đủ để tiêu diệt cả Nga lẫn Mỹ mà còn đủ để
tiêu diệt luôn cả nhân loại.
Chắc
chắn không có chính quyền nào muốn điều này nhưng một khi đã bị cuốn vào “vòng
xoáy tác động-phản ứng-tác động-phản ứng” thì không ai có thể bảo đảm nó sẽ
không xẩy ra, dù người đó là Joe Biden của Mỹ hay Vladimir Putin của Nga.
Tuy
nhiên, hãy giả sử xung đột Nga-Ukraine, Nga-NATO, hay Nga-Mỹ, tiếp tục leo
thang dưới mọi hình thức ngoại trừ chiến tranh nguyên tử.
Source: FRONTLINE/WORLD
Một
cuộc chiến như thế có thể kéo dài vài tháng hay vài năm mà không có thắng bại
rõ rệt vì không bên nào dám dồn đối thủ vào đường cùng tuyệt vọng khiến đối thủ
phải dùng đến vũ khí hạch tâm để địch, ta cùng chết, thay vì chịu chết một
mình.
Hậu
quả : Nga sa lầy trên chiến trường Âu Châu nhưng Mỹ cũng sa lầy luôn bất kể
quân đội Nga và quân đội Mỹ có trực tiếp giao chiến hay không.
Nga
yếu đi. Mỹ cũng yếu đi.
Chiến
tranh càng kéo dài, càng bất lợi cho cả hai.
Nga
càng bị phong tỏa, cấm vận, càng bị sa lầy, càng phải xin Tầu giúp đỡ, càng
phải lệ thuộc Tầu và tất nhiên bị Tầu bắt chẹt, lợi dụng, sử dụng cho mục đích
của Tầu, kể cả tìm cách tiếp cận kho vũ khí hạt nhân của Nga một cách có lợi
cho Tầu. Đại Nga sẽ bị Đại Hán nuốt dần. Như con gấu ốm đói làm mồi cho con
trăn anaconda khổng lồ 10 lần lớn hơn.
Mỹ
càng bị trói tay, trói chân ở chiến trường Âu Châu càng bị Tầu “cướp thời cơ”
trên toàn cầu và đặc biệt ở miền Đông Á.
Một chống hai hay hai chống một ?
Đã
đến lúc các chính trị gia và chiến lược gia của nước Mỹ phải nhìn xa hơn là
cuộc chiến đang tiếp diễn ở Ukraine và không quên những điểm căn bản.
Nếu
Nga là một đe dọa đối với Mỹ thì Tầu là một đe dọa lớn hơn và nghiêm trọng
hơn rất nhiều.
Nga
tranh một chỗ đứng ở Âu Châu, đối lập với Mỹ, nhưng Nga không thể có tham vọng
trục xuất Mỹ khỏi lục địa này. Nga cũng không thể tranh địa vị đệ nhất siêu
cường của Mỹ trên toàn thế giới. Không phải vì Nga không muốn mà vì “lực bất
tòng tâm”. Quy mô kinh tế của Nga như đã nói chỉ bằng 10% của Tầu và chừng 7%
của Mỹ ! Muốn vượt Mỹ, Nga cần thêm 50 năm hay 100 trăm năm, hoặc ngày ấy không
bao giờ tới vì Nga, dù có kho vũ khí hạt nhân ngang với Mỹ, là cường quốc đang
đi xuống.
Ngược
lại, Tầu là cường quốc đang đi lên. Tầu có tham vọng, có quyết tâm, có khả
năng, có kế hoạch, có sách lược. Tất cả nhằm trục xuất Mỹ ra khỏi vùng Đông Á
là bước thứ nhất, tiến lên thay thế Mỹ làm đệ nhất siêu cường trên toàn thế
giới là bước thứ hai. Hai bước có thể rất gần nhau. Vì nếu Mỹ bị bắt buộc triệt
thoái sự hiện diện quân sự khỏi vùng Đông Á, bỏ mặc Đài Loan, Nhật, Nam Hàn,
các nước Đông Nam Á cho số phận thì thế lực còn lại của Mỹ cũng suy sụp nhanh
chóng trên toàn cầu do “hiệu ứng Domino”. “Gió Đông” sẽ thổi bạt “gió Tây” – thực hiện lời tiên đoán ngạo mạn của lãnh tụ
đảng cộng sản Tầu Mao Trạch Đông. Nên ngờ vực rằng nước Tầu của Tập Cận Bình
đang chuẩn bị nước rút để tới đích trong vòng một thập niên hay sớm hơn.
Nếu
Mỹ cảm thấy còn đủ mạnh, thì cứ nên gom cả hai đối thủ Nga, Tầu mà thanh toán
một lần cho tiện. Hoặc “đánh gục” Nga ở Âu Châu trước rồi quay sang Á Châu “hạ
thủ” Tầu. Không cần phân biệt đối thủ chính, đối thủ phụ.
Nếu
Mỹ tự biết không còn đủ mạnh thì nên tìm cách phân chia Nga-Tầu, làm mọi cách
để Nga, Tầu không hợp sức hay không thể hợp sức chống Mỹ. Nga đứng trung lập,
đối với Mỹ, vẫn tốt hơn Nga ngả về phía Tầu hay trở thành đàn em của Tầu.
Còn
tốt hơn gấp bội nữa, nếu Mỹ với Nga đổi thù thành bạn, rồi từ bạn thành đồng
minh để cùng làm “gió Tây thổi ngược lại gió Đông” nghĩa là cùng chặn không cho
Tầu vươn lên nữa.
Một thế thăng bằng chiến lược đồng
nghĩa với hòa bình
Lẽ
dĩ nhiên muốn thành công, Mỹ, ở thế mạnh hơn, phải tỏ thiện chí với Nga, phải
đi bước trước. Mỹ và NATO tất nhiên phải nhượng bộ một số đòi hỏi của Nga.
Nhượng bộ đến mức có thể nhượng bộ được. Chẳng hạn không mở rộng NATO thêm nữa,
nhưng cũng sẽ không làm NATO yếu đi, vẫn duy trì được an ninh, thịnh vượng của
toàn Âu Châu. Cùng Nga chung sống ổn định, hòa bình bất kể khác biệt thể chế…
Một
khi đã cảm thấy được Mỹ, NATO, EU “chấp nhận” vào đại gia đình Âu Châu thì Nga
sẽ nhận chân rằng Mỹ làm đệ nhất siêu cường thế giới nếu không tốt hơn thì cũng
đỡ xấu hơn, đỡ nguy hiểm hơn là Tầu thay thế Mỹ làm đệ nhất siêu cường. Không
cần thuyết phục, Putin phải biết từ lâu : Nga cách Mỹ đại dương mênh mông, ân
oán cũ đều có thể bỏ qua, nhưng Tầu sát bên, chung biên giới rất dài. Cả 2 dân
tộc Nga, Tầu đều có… máu bành trướng mà Tầu thì đang lúc hùng mạnh. Nợ nần, ân
oán địa lý, lịch sử sẽ phải giải quyết… Nga không những sẽ phải trả lại mấy
triệu cây số vuông lãnh thổ đã cưỡng đoạt của Tầu trong các thế kỷ trước, phải
từ bỏ các địa điểm chiến lược, các bán đảo và hải đảo trên Thái Bình Dương mà
có thể còn mất thêm cả vùng Tây Bá Lợi Á mênh mông, rất nhiều tài nguyên nhưng
chính Nga không đủ nhân lực bảo vệ.
Nếu
Nga ngả về Mỹ, Tầu lập tức phải lo mặt Bắc.
Lo
vũ khí hạch tâm của Nga bao trùm cả nước Tầu mà không cần đến hỏa tiễn liên
lục địa. Hỏa tiễn tầm trung của Nga đủ để uy hiếp Trường Xuân, Thẩm Dương, Đại
Liên, Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Thành Đô, Trùng Khánh…
Lo
hàng triệu quân Nga hờm sẵn biên giới.
Tầu
sẽ phải đổi thế trận.
Phải
phân chia lực lượng đối phó.
Phía
Bắc đối phó với sức mạnh của Nga, phía Đông đối phó sức mạnh của Mỹ – một sức
mạnh được tăng cường sau khi Mỹ và NATO không còn phải vướng vào cuộc chiến
tiêu hao với Nga ở Âu Châu.
Đông
Á có thể kịp thời chuyển NGUY thành AN. Đài Loan, Biển Đông có thể được bảo vệ
tốt hơn.
Một
thế thăng bằng chiến lược mới rất có lợi cho Mỹ và đặt nước Tầu của Tập Cận
Bình vào thế phải chịu bó tay.
Nước
Tầu của Tập Cận Bình phải chịu bó tay cũng đồng nghĩa với hòa bình, ổn định ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á và trên
toàn thế giới !
Cao Tuấn
Nhận xét
Đăng nhận xét