TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 75

TRANG THƠ NHẠC
VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 75

Hoàng Trường Sa phụ trách

Mùa Xuân, Nhớ Kinh Kha - Thơ Ngô Minh Hằng


CÂU ĐỐI
1) Vế xuất về nói lái của Hoàng Trường Sa:
Xuất: Ai ngu theo Cộng, ai ngông theo ‘kụ’. (HTS)

2) Vế xuất của Thiên Nga Trật Đường Rầy:
Xuất: Cặp Vịt Bắc Kinh, Hai đùi Thiên Nga, chai Rémy, trinh tiết một niềm tặng Binh Ba, nhậu cho vui, tham mưu thiệt giỏi. (Thiên Nga TĐR)
Đối: Trứng Cá Móc Ku, Tay Gấu Bắc Cực, cốc Vodka, điếm đàng như bạo chúa Đại Đế, ăn cho hết, đoạn xuống A tỳ. (Nina)

3) Vế xuất “Một Thời!” của Thơ Sĩ M-16:
Xuất: "Phụng Cầu Hoàng," "Long Chỉ Địa," NATO-Ukraine, súng nổ đạn bay Long đứng ngó. (M-16)
Đối: "Pú Đứt Xích", "Tin Tuột Quần", MÓCKU-Valóccóc, hăm he hột nhưn Gấu… quần bò. (Nina)

4) Vế xuất Xuân Canh Dần 2010 của Giáp Văn Dương:
Xuất: ĐÔNG Hải phong ba, SỬU qua DẦN tới,
    quyết lập thế quần NGƯU đả HỔ! (Giáp Văn Dương)
Đối: NAM Nga bão tố, DẦN nổi MẸO tan
    cùng đoàn kết diệt GẤU cứu MÈO! (*) (HTS)
(*) Ukraine ở phía Nam nước Nga đang gặp bão tố do PUTIN xâm luợc. Cuộc chiến này nổi lên năm DẦN, qua năm MẸO sẽ tàn. GẤU Nga Putin sẽ bị toàn thế giới đoàn kết tiêu diệt để MÈO Ukraine Zelensky dễ thương còn sống mãi.

5) Vế xuất về nói lái:
Xuất: Chim vàng lông đáp dựa vồng lang. (Khuyết danh)
- Đối 1: Chú cá đối nằm trong cối đá. (HTS)
- Đối 2: Tiểu tượng đái tưởng nhớ đại tướng. (Việt Nhân)
- Đối 3: Chú mỏ kiến nằm trên miếng cỏ. (HTS)
- Đối 4: Trọng lò tôn chỉ khoái lon to! (*) (HTS)
- Đối 5: Hạ cờ Tây đãi món cầy tơ. (Việt Nhân)
- Đối 6: Nhâm dần Ngân bắt cọp dân nhầm. (**) (Mod/Admin)
- Đối 7: Lão Chí Minh giả Việt chính mi! (***) (HTS)
- Đối 8: Gái Hà Lội mặc quần lồi hạ! (****) (HTS)
- Đối 9: Trai Thủ Đức năm canh Thức Đủ... (M-16)
- Đối 10: Gái Hà Lội sờ một hồi lạ! (Nina)
- Đối 11: Gấu ê (ngọc) hành do Zê anh Hề! (Nina)
- Đối 12: Ku Tủ lạnh đòi làm Lảnh tụ. (.2N)
- Đối 13: Pu Gấu...áo khoe cái Gáo...ấu. (Nina)
- Đối 14: Ucrai-Na nướng Gấu ra-Nai! (Nina)
- Đối 15: Cô Hải Ý tính tình hỉ ái (*****) (HTS)
- Đối 16: Thịt chà bông đem dâng ba chồng (******) (HTS)
- Đối 17: Hồ mặt cụt phơi thây mụt..kẹt! (Nina)
- Đối 18: Bọ hoàng gia sống nơi Hòa giang. (.2N)
- Đối 19: Chuột đuôi sọc đọc ngược đọc xuôi! (.2N)
- Đối 20: Chó lưng vàng đánh hơi vang lừng! (.2N)
- Đối 21: Cẩu chó đẻ quăng vô ché đỏ. (.2N)
- Đối 22: Cọp ba móng có thẹo bong má. (.2N)
- Đối 23: Cá cụt mỏ xơi đám cỏ mục. (.2N)
- Đối 24: Vịt mao tề lạch bạch mê tàu. (Nina)
- Đối 25: Gà móng đỏ khoe hàng đó mỏng. (Nina)
- Đối 26: Vẩu mõm dài quen thói mãi dòm. (Nina)
- Đối 27: Đoàn "Sống Giang" thu xếp sáng dông. (Việt Nhân)
- Đối 28: Lũ ma quỷ tìm đường qua Mỹ! (Việt Nhân)
- Đối 29: ‘Bác’ vĩ đại hơn con đĩ dại! (HTS)
- Đối 30: Chú Sinh Cung chuyện nớ sung kinh! (HTS)
- Đối 31: Ả mèo cái nằm trên mái kèo. (Việt Nhân)
- Đối 32: Chàng cầy sống đợp nàng còng sấy. (Tú Nớp)
- Đối 33: Nàng còng sấy tựa cây còn sống. (Tú Nớp)
- Đối 34: Trai ga lăng sợ gái la găng! (HTS)
- Đối 35: Chú ngựa con vượt cây cưa ngọn! (Việt Nhân)
- Đối 36: Tộc Kinh đéo chỉ ưa đeo kính! (HTS)
- Đối 37: Đuổi heo đàng chạy vô hang đèo! (HTS
- Đối 38: Thợ đẽo đá bảo rằng đéo đã! (Việt Nhân)
- Đối 39: Hồ bắc cụ lái thành "bú ...ặc"! (Việt Nhân)
- Đối 40: Con gà ác bay lên gác à? (HTS)
- Đối 41: Vai em rộng đè lông em vại. (Tú Nớp)
- Đối 42: Hoàng Trường Sa bợ quà trường sang. (Tú Nớp)
- Đối 43: Chú chó mực coi mòi chực mó. (HTS)
(*) “Trọng lò tôn” là biệt danh của Tổng Bí Nguyễn Phú Trọng.
(**) Kim Ngân thích bóp con tự do.
(***) Nói với tên Tàu Hồ Quang như rứa.
(****) Lồi phần dưới ra vì quá chật!
(*****) Lấy ý của một còm sĩ trên Trang TỰ DO.
(******) Cha chồng chớ không phải 3 chồng!

6) Vế xuất về “Nút Bom Nguyên Tử” của Lê Nam:
Xuất: Đống xương cọp Ukraine, dầu lửa Nga thành nước,
    đồng Rúp hư vô, rượu Vodka đắng nghét, 
    Gấu Putin ngút ngắt sa lầy, 
    nút Nguyên Tử thách Putin dám bấm! (Lê Nam)
Đối: Đĩa gân gà Đài Bắc, Đường Tơ Lụa mây bay, 
    Mao Tệ bốc khói, Mao Đài tửu nhạt phèo, 
    Tập Cận Bình loay hoay mắc nghẹn, 
    đạn Đông Phong Bình Hí rót về đâu? (*) (Lê Nam)
(*) March 5, 2022.

7) Câu đối của Vua Tự Đức dùng làm vế xuất:
Xuất: Văn như Siêu Quát vô tiền Hán
    Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường. (Vua Tự Đức)
- Đối 1: Kỳ dạng Hồng Kỳ bất Việt kỳ
    Quốc tùng Xã Nghĩa vô Nam quốc. (HTS)
- Đối 2: Cờ dáng Cờ Đỏ chẳng cờ Việt
    Nước theo Xã Nghĩa không nước Nam. (HTS)
- Đối 3: Ác tựa Đảng Cộng không thua Tàu
    Dâm như Hồ Quang chẳng kém Mao. (Việt Nhân)
- Đối 4: Tráo kiểu Duy Kỳ hiếm nhà Nam
    Trở hơn Duẩn Thọ khối cụ Bắc. (Nina)

8) Vế xuất “Nói lái Tiều Chợ Lớn” của dantoc:
Xuất: Mẵn cuối hái dòn khíu chọ. (*) (Khuyết danh)
Đối: Nhum dành ngầu lôi tăng kể. (**) (Tú Nớp)
(*) Muỗi cắn hòn dái khó chịu.
(**) Nhanh giùm ngồi lâu tê cẳng.

9) Vế xuất “Nói lái Quảng Đông, Chợ Lớn” của MOD/ADMIN:
Xuất: Xám cô nường, dách cô xực dách xường toại. (*) (MOD/ADMIN)
(*) Dịch nghĩa: Ba cô nàng, mỗi cô ăn một quả xoài tượng.

10) Vế xuất “Nói lái Quảng Nam” của MOD/ADMIN:
Xuất: Cái láp xe độp. (*) (MOD/ADMIN)
(*) Cái lốp xe đạp.

(11) Vế xuất “Nói lái Ta âm Tây” :
Xuất: Quýt xơ măng ra bông sên. (*) (Khuyết danh)
(*) Quăng xơ mít ra bên sông.

THƠ

Muôn Trùng - Thơ Trần Thúc Vũ


Vẫn Chờ Sáng - Thơ Lưu Thái Dzo


Máu Chảy Về Tim - Thơ Hồ Thành Đức


Mắt Em - Thơ Thanh Thanh


Bông So Đũa - Thơ Trang Y Hạ


Tâm Hương Gió Hạ - Thơ (.2N)


Nguyệt - Thơ Lê Nam


Âm Thịnh ... - Thơ sĩ M-16
World War III ?! - Thơ (.2N)



NHẠC
 
Chờ Đông, Phút Cuối - Tuyển Chọn Nhạc Tình 

Nhạc sĩ Ngọc Bích và “Mộng Chiều Xuân”

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam
Nhạc sĩ: Ngọc Bích - Xuân Tiên

Ca Khúc "Tình Lỡ" và 
Cuộc Đời Buồn Của Nhạc Sĩ Thanh Bình

Ký Ức "Nhạc Trẻ Sài Gòn" Trước 1975

Bài Không Tên Cuối Cùng
Nhạc sĩ: Vũ Thành an - Ca sĩ: Lệ Quyên & Tuấn Ngọc


TIẾU LÂM

1) Chàng rể hay chữ
Một phú hộ muốn chọn cho con gái cưng của mình một người chồng hay chữ. Ở cùng làng có một anh nông dân mồ côi cha mẹ. Hằng ngày, anh ta phải đi cày thuê cuốc mướn, cuộc sống vất vả mà cũng không đủ ăn. Khi biết nhà phú ông muốn kén rể, anh ta đến nhờ ông mai lo việc mối lái cho mình. Biết chàng trai nghèo khổ, lại cũng chẳng thân thế gì nhà phú hộ, ông mai cố gắng thu xếp giúp.
Khi được ngỏ ý, vì tin tưởng ông mai, phú hộ nhận lời với điều kiện: Anh nông dân phải ở rể ba năm, nếu anh ta là người hay chữ, biết làm ăn thì phú hộ sẽ cho làm lễ cưới rước dâu.

Một hôm, anh nông dân và phú hộ cùng lên rẫy. Muốn thử tài con rể, phú hộ mới ra câu đối: “Tích cốc phòng cơ”. Đứng trước đám rẫy xanh tốt, anh nông dân không nghĩ ra câu đối, tức mình quá anh bỏ rựa xuống và chửi đổng một câu rồi anh bỏ về.

Lão phú hộ giận quá đến nhà hỏi ông mai:
– Ông bảo nó hay chữ lắm, thế mà khi tôi ra câu đối, nó lại hỗn xược bảo: “Con c…”, rồi bỏ về.
Ông mai nhanh nhẩu trả lời:
– Thì hắn đã đối lại câu: “Tích cốc phòng cơ” của ông rồi đó, ý nó đối là: “Tử tôn kế nghiệp” (sinh con cháu để kế nghiệp ông cha).
Lão phú hộ thấy câu đối thông minh quá, mới vội vàng tới nhà anh nông dân đón rể về nhà.

Hôm sau, cha vợ, chàng rể lại lên rẫy tiếp. Trời nóng, lão phú hộ đưa tay lên che đầu và ra câu đối: “Ngũ duyên lai định thượng”.
Anh con rể lúng túng đưa tay vỗ vào bụng “cái bạch” rồi bỏ ra về. Lão phú hộ không hiểu anh chàng rể đối thế nào phải lò dò đến ông mai, giận dữ nói:
– Tôi thật chẳng hiểu gì cả!
– Có thế mà ông cũng không biết, nó đối thế là hay quá, ý nó là: “Phúc trung tấp thư tịch”. (trong bụng chứa rất nhiều chữ nghĩa). Từ đây về sau, ông chẳng nên thử tài nó nữa, nó mà giận bỏ về lần thứ ba thì tôi không chịu trách nhiệm nữa đâu!

Bữa kia, anh nông dân đi làm gặp trời mưa, anh ghé vào nhà ông mai nói chuyện, nhìn màn mưa bên ngoài, ông mai buột miệng: “Lác đác mưa sa làn gió thị”. Chiều về trời vẫn mưa chưa hết, sấm chớp lại nổi lên liên hồi, lão phú hộ tức cảnh đọc: “Ầm ầm sấm dậy đất kim bôi”. Chàng rể liền đọc ngay: “Lác đác mưa sa làn gió thị”. Lão phú hộ nghe vậy cứ gật đầu khen hay mãi vì câu đối chỉnh quá.

Từ đó về sau, lão yên tâm không thử tài chàng rể hay chữ nữa. Hết thời hạn ở rể ba năm, anh nông dân được lão phủ hộ tổ chức đám cưới linh đình, bao nhiêu phí tổn lão chịu hết. Bên làng biết được cười rằng:
“Dốt thôi dốt đặc cán mai,
Gặp may chàng cũng thành trai lão làng”.

2) Lát nữa tao sang
Có một lão phú ông giàu nứt đố đổ vách, nhưng một chữ bẻ đôi cũng không hay. Tuy vậy, lão rất thích lên mặt ta đây giỏi giang chữ nghĩa trước đám người hầu hạ.

Một hôm lão đang dùng bữa. Bữa ăn của lão có đủ món ăn ngon đã đành. Xung quanh chiếu rượu lão ngồi là cả một dãy người hầu: kẻ rót rượu, kẻ nâng quạt, kẻ dâng những món ăn lạ, kẻ ra vào nhộn nhịp mang tiếp những món ăn còn lạ hơn món lão đang nếm…

Đúng lúc ấy, một tên hầu của viên quan trong vùng tới. Tên hầu dâng lên lão phú ông một lá thư của chủ gửi lão. Phú ông vờ liếc qua thư, rồi bảo tên hầu:
– Ta biết rồi, mày cứ về, lát nữa tao sang.
Tên hầu xoa hai tay, ngập ngừng lát, rồi mới rón rén thưa:
– Dạ, trong thư có nói…
Lão phú ông gạt đi:
– Biết rồi. Tao đọc rồi. Tao sẽ đáp lại lời mời. Lát nữa tao sang.
Tên hầu lúc này đành nói thật:
– Dạ, quan nhà con vội đi, mà ngựa thì ốm, quan con sai con sang mượn ngài con ngựa… Trong thư đã viết là con phải dắt ngựa về ngay ạ…
 
3) Hòa thượng và người thợ giày
Có một nhà sư tên là Diệu Kế trụ trì ở một ngôi chùa lớn làng Bích Khê. Sư ta vốn ít chữ nhưng được cái sáng dạ, trải qua những ngày cạo đầu cắp níp đi theo các bậc tu hành cũng võ vẽ được ít nhiều kinh kệ. Sống lâu lên lão làng, nhờ chuyên cần gõ mõ tụng kinh, nên chẳng mấy chốc được leo lên hàng sư bác. Từ đó Diệu Kế đã được dân làng vùng này vùng khác đón về thờ Phật cai quản chúng tăng. Qua nhiều lần ăn mày lộc Phật ở rất nhiều chùa, Diệu Kế đã nắm được cái chân lý: cuộc đời tu hành của mình chẳng qua cũng là một cách mưu sinh. Vậy thì tội gì mình theo “năm điều răn” cho mệt xác. Vì vậy, về mặt đức hạnh, Diệu Kế tuy không phải là hạng hổ mang, nhưng cũng chẳng phải thuộc hàng chân tu. Thỉnh thoảng sư ta cũng biết lén lút tìm cách làm vợi bớt những món tiền quyên cúng của thập phương đang ngộn lên ở tráp.

Ở gần chùa có một người thợ giày cũng trạc tuổi và cùng khổ người khổ mặt với Diệu Kế. Hai người dần dần quen nhau rồi trở nên một đôi bạn nối khố. Khi đã tương đắc, người thợ giày thường mang rượu thịt vào tăng phòng những lúc vắng vẻ, rồi cả hai đóng cửa lại, chén tạc chén thù. Họ tỉ tê kể cho nhau nghe những câu chuyện vượt ra ngoài mảnh vườn và mái chùa nhà Phật. Được cái người thợ giày am hiểu việc đời nên Diệu Kế ta rất thích. Mỗi khi thấy ông bạn túng thiếu, Diệu Kế thường phóng tay chu cấp khi năm quan ba quan không biết tiếc. Tuy nhà sư không bao giờ xao nhãng việc tụng kinh gõ mõ nhưng bọn hào lý trong làng cũng chẳng phải không có kẻ ghét ghen. Họ ngờ rằng về mặt kinh kệ, vốn liếng của sư ông hình như không có bao nhiêu. Hơn thế, mỗi lần nghe sư ông tụng kinh, thấy chỉ ê a suốt buổi, điểm vào những câu lạc lõng, tựa hồ không phải là kinh Phật. Mặc dầu vậy, họ cũng chả biết gì nhiều về tiếng kinh câu kệ vốn rất khó hiểu, nên chưa có cách nào để tìm cho ra sự thật.

Hồi bấy giờ ở một ngôi chùa phương Nam có một vị hòa thượng nổi tiếng đạo học và đức hạnh. Vị hòa thượng này đã từng tu luyện rất nhiều năm và từng sang đất thánh. Vào lúc này bậc đại đức ấy dược vua ban tước quốc sư, cho phép đi chơi khắp mọi cảnh chùa trong nước. Tuy tuổi già, hòa thượng chuyên ăn chay nằm đất: lại có điều đặc biệt là do thuộc phái “vô ngôn”, nên người nhất thiết không nói năng gì với ai, chỉ khi cần lắm mới làm dấu hiệu, hoặc viết ý nghĩ của mình lên mặt giấy.

Nghe tin bậc đại đức này sắp quá làng mình, bọn hào lý Bích Khê bèn sửa soạn một cuộc đón rước trọng thể tại chùa và nhân thể nhờ hòa thượng kiểm tra hộ sư ông Diệu Kế về mặt đạo học. Nếu quả đúng như mối ngờ bấy lâu thì họ sẽ mời sư đi chỗ khác.

Nghe tin này, Diệu Kế rất lo. Cuộc khảo hạch này chắc chắn sẽ làm lòi cái dốt của mình và có thể nếu không bị đuổi thì cũng mất mặt trước thiện nam tín nữ. Than ôi? Còn đâu là những ngày ngồi ung dung hưởng hàng chục mẫu hoa lợi và bao nhiêu tiền của thập phương. Nghĩ vậy, Diệu Kế quyết vắt óc tìm cách để ra khỏi cảnh khó khăn. Sực nhớ tới ông bạn nối khố thường tự xưng là người túc trí đa mưu. Diệu Kế bèn nhắn bạn đến chùa để cùng mình bàn tính. Sau khi nghe thủng câu chuyện, người thợ giày liền an ủi:
– Tưởng gì chứ việc ấy thì để mặc tôi lo liệu. Tôi sẽ thay bạn trả lời tất cả những câu khảo hạch của lão già ấy.
– Nhưng làm sao mà thay được, Diệu Kế hỏi.
– Khó gì. Vì cùng trạc người như bạn, tôi sẽ kín đáo lẻn đến đây đúng vào hôm lão già ấy tới chùa. Chỉ cần bạn đòi bọn hào lý cho được một mình đối diện với lão ấy ở tăng phòng đóng kín cửa, không một người thứ ba nào cùng dự là ổn. Tôi sẽ từ chỗ nấp bước ra sắm vai của bạn. Tôi cam đoan sẽ chu toàn mọi việc. Bạn đừng lo gì cả!

Nghe người thợ giày hiến kế, sư ông Diệu Kế có phần vững tâm. Mấy ngày sau, vị hòa thượng quả nhiên ghé vào chùa theo lời mời của bọn hào lý, và gật đầu nhận lời họ về việc khảo hạch sư ông. Khi cửa tăng phòng đã cài then, dưới ánh đèn le lói người thợ giày đầu mới cạo bóng nhoáng, mình mặc áo cà sa từ bệ bước ra trước mặt hòa thượng để chịu sự thử thách.

Cuộc khảo hạch bắt đầu. Vị đại đức không hề hé răng, chỉ thong thả đưa bàn tay phải sờ lên đầu mình. Thấy vậy, ngươi thợ giày thình lình co cẳng trái đạp mạnh xuống nền tăng phòng một cái “thịch”. Tiếp đó vị đại đức ngửa mặt lên trời hồi lâu rồi sờ tay vào nách. Để trả lời, người thợ giày lại quờ cánh tay mình ra đằng sau và đấm vào lưng mấy cái. Tiếp đó, vị đại đức mỉm cười và giơ ba ngón tay ra trước mặt. Người thợ giày liền trợn mắt cũng giơ bàn tay giăng đủ năm ngón lên trời.

Sau đó, vị đại đức gật gù, không làm dấu hiệu gì nữa bước ra khỏi tăng phòng, trong khi người thọ giày lại trở về chỗ nấp cũ.

Trước khi từ giã làng Bích Khê, vị hòa thượng mà tên tuổi được mọi người tôn kính, không quên viết mấy câu vào mảnh giấy trao cho bọn hào lý, nói rõ kết quả cuộc khảo hạch vừa rồi. Đại ý trong giấy viết:
“Từ thôn quê đến thị thành, ta chưa từng thấy có người nào thông hiểu nghĩa lý đạo Phật thâm thúy nhà sư ông Diệu Kế. Không những sư ông hiểu rõ những dấu hiệu ta đưa ra hỏi, mà còn dùng dấu hiệu để đối đáp với ta, y như những vế biến ngẫu tài tình. Thoạt đầu ta muốn nói: “Luôn luôn trong đầu phải tâm niệm lời dạy của đức Thích Ca” thì sư ông đã trả lời: “Cần phải giẫm xuống dưới chân những cám dỗ của Ma vương”. Ta lại muốn nói: “Con hạc cắp dưới cánh lời cầu nguyện mang lên thượng giới”. Sư ông trả lời: “Con rùa ghé tấm lưng đội bia đứng trước chùa”. Cuối cùng ta giơ ba ngón tay để nói “Tam quy”. Sư ông giơ cả bàn tay để đối lại là “Ngũ giới”. Đó là điều không phải những kẻ đạo học tầm thường có thể trả lời một cách nhanh gọn được. Sư ông Diệu Kế quả là một ngôi sao trong rừng thiền chúng ta”.

Đọc xong, bọn hào lý làng Bích Khê cúi chào vị hòa thượng già, rồi sau đó trở về chùa xin ra mắt sư Diệu Kế. Bọn họ hết lời xin lỗi:
– Chúng tôi quả thật người trần mắt thịt, không biết được đạo học của hòa thượng sâu rộng như biển. Chẳng qua chỉ vì có một vài người xấu thói thêu dệt điều này tiếng nọ vu cho hòa thượng nên buộc làng chúng tôi phải rước bậc đại đức đến chùa để bày cuộc thử thách. Giờ đây tất cả mọi nghi ngờ đều đã tiêu tan. Xin hòa thượng miễn chấp cho lũ ngu độn này.

Sau khi bọn hào lý đã ra về hết, người thợ giày bèn ra khỏi chỗ nấp. Diệu Kế hỏi:
– Bạn hãy mau mau cho biết bạn đã trả lời như thế nào về những câu hỏi của ông già ấy làm cho danh tiếng của tôi bỗng nổi lên như cồn trước bọn hào lý vậy?

Người thợ giày đáp:
– Có gì đâu. Thoạt đầu lão già ấy chỉ tay lên đầu ý hỏi tôi có biết làm mũ ni hay không? Tôi đạp chân xuống đất để trả lời rằng tôi chỉ biết đóng giày mà thôi. Thế rồi lão lại chỉ vào nách để hỏi tôi có thứ da nào mềm như da nách để thửa một đôi. Tôi chỉ vào lưng để nói rằng dạo này chỉ còn thứ da dày như da ở lưng, nhưng dùng để đóng giày cũng khá bền tốt. Thế rồi ông lão quyết định thửa một đôi nhưng lại mà cả có ba quan. Tôi nhất định không chịu, đòi phải có đủ năm quan mới làm. Thế là ông lão bỏ đi ra, chắc ông lão bủn xỉn chê đắt không thửa.

4) Câu chuyện Ba điều ước
“Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn” – Thành ngữ Việt Nam

Hai vợ chồng nhà nọ, một hôm rỗi rãi ngồi bàn với nhau:
– Giá ta học được phép “cầu được ước thấy” thì thích biết mấy nhỉ?
Bụt nghe vậy, liền hiện lên, bảo:
– Ta sẽ ban cho vợ chồng ngươi ba điều ước. Từ nay các ngươi có thể “cầu được ước thấy”.
Nói xong, Bụt biến mất.
Hai vợ chồng thích quá nhưng tranh cãi mãi mà chưa biết nên ước điều gì.

Một hôm, trời mưa to, hai vợ chồng ngồi dưới bếp rang ngô, chị vợ buột miệng nói:
– Ước gì bây giờ được miếng dồi chó mà ăn thì thích biêt mấy.
Tức thì, một miếng dồi chó thơm lừng xuất hiện, rơi trước mặt người vợ. Thế là mất toi một điều ước.
Anh chồng thấy vậy bực quá, chỉ miếng dồi mắng vợ:
– Ước vàng ước bạc chẳng ước, lại ước một miếng dồi chó. Thế thì tôi cũng ước cho miếng dồi chó này dính ngay vào mũi cô cho cô biết thân!
Tức thì, miếng dồi chó bay lên, dính ngay vào mũi chị vợ. Hai vợ chồng sợ xanh mặt. Thế là mất toi hai điều ước.

Bây giờ, việc cấp thiết nhất là phải làm thế nào cho miếng dồi chó bay khỏi mũi người vợ. Anh chồng đành ngậm ngùi ước nốt điều cuối cùng :
– Ước gì miếng dồi chó bay khỏi mũi nhà tôi.
Tức thì miếng dồi chó biến mất. Thế là đi tong cả ba điều ước.

5) Lý do vợ nấu ăn dở tệ
Sau khi ăn bữa cơm của chị vợ, anh chồng thỏ thẻ hỏi:
- Em nói với anh là trước khi lấy anh, em hay vào bếp phụ mẹ nấu nướng đúng không?
Chị vợ tò mò hỏi:
- Đúng vậy, có chuyện gì sao anh.
- Nếu vậy thì trình độ bếp núc của em phải khá lắm, chứ đâu có nấu nướng dở tệ như thế này.
- À, đúng rồi. Thì em vào bếp phụ mẹ thật, nhưng chỉ nhặt rau, rửa cá. Còn chuyện nấu nướng thì mẹ em lo hết, không dám cho em mó tay vào.
- !?!
Nguồn: Thế Biên (sưu tầm)

Pho Tượng Người Lính - Thơ Trang Y Hạ
Hoàng Trường Sa phụ trách

Phụ Trang:

 


Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 177

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 178