Phố cảng Mariupol của Ukraine là một An Lộc thứ hai

Phố cảng Mariupol của Ukraine là một An Lộc thứ hai

 Tác giả: NGUYỄN GIA VIỆT

Nguồn: THESAIGONPOST



Le Monde mô tả, sau khi oanh kích dữ  dội suốt hai tuần lễ, xe tăng Nga tấn công vào Mariupol.

Theo những cư dân đã chạy thoát được, có ít nhất 2.500 người đã thiệt mạng. Mỗi ngày các khu dân cư phải chịu đựng 50 đến 100 quả bom, chưa kể đại bác và rốc kết. Nước uống gần như cạn, ngoài trời âm 8 °C,những người cứu hộ là mục tiêu bị quân Nga nhắm bắn.

Khi một căn nhà bị sập, không còn ai để giải cứu những người sống sót. Xác chết nhiều khi chỉ được quấn sơ sài rồi phải để mặc, nằm chất chồng trên tuyết. Công ty mai táng không còn hoạt động sau khi trụ sở bị thả bom, một hố chôn tập thể được đào trước tòa thị chánh và ngoài ra còn nhiều hố khác ở khắp nơi.

Libération nhận xét tuy thất thủ là không thể tránh, nhưng chiến lược nã pháo, dội bom ổ ạt không buộc được thành phố phải đầu hàng.Quân xâm lược đành phải tham gia những trận đánh trên đường phố, rất tốn thời gian và thiệt mất nhiều lính tráng .

Trả lời Libération, phó thủ tướng Iryna Verechtchouk khẳng định Putin muốn trả thù vì dân chúng Mariupol đã chống cự mãnh liệt hồi năm 2014 khiến giấc mơ nối liền với Crimée không thành.

Phố cảng Mariupol là một An Lộc thứ hai.

”Lộ Mười Ba dưới trận mưa pháo
Giọt nước mắt khóc linh hồn vô danh” 

Mùa hè đỏ lửa 1972 quân Bắc Việt tấn công  vượt qua giới tuyến 17 cầu Bến Hải chiếm tỉnh Quảng Trị vô tới sông Mỹ Chánh. 

Một mũi của Bắc Việt từ Campuchea qua biên giới thọc vô Lộ 13, 4 sư đoàn VC tấn công nuốt tỉnh Bình Long –nơi cách SG chỉ 100 km. 

 Bao nhiêu máu xương của người lính VNCH và người dân di tản đã nhuộm đỏ Lộ 13. 

Trước đó tỉnh  lị Lộc Ninh đã bị quân Bắc Việt chiếm ngày 7 tháng 4 năm 1972.An Lộc thành một phòng thủ của VNCH ngăn Bắc Việt  tiến về đô thành Sài Gòn. 

Hớn Quản là đất của đồn điền cao su Xa Cam thời Pháp .Ngày xưa, Bình Long ,Hớn Quản thuộc về tỉnh Thủ Dầu Một .năm 1958 TT Ngô Đình Diệm đặt ra tỉnh Bình Long lấy Hớn Quản làm tỉnh lị, đổi tên là An Lộc. 

Trận An Lộc kinh khủng.Quân Bắc Việt liều chết chiếm thị xã này để tiến về Sài Gòn .Quân VNCH cũng liều chết giữ tuyến phòng thủ này .Đạn pháo cào nát thị xã nhỏ xíu. 

Người chết chôn tạm bên đường,trong sân chợ,sân trường không yên ,bom cày đạn xới những  cái mả còn mới,người chết hai ba lần.

Nói người chết 2 lần,chợt nhớ tới ông Đại uý Thiết giáp Nguyễn Ngọc Bích.Ông tử trận ở Quảng Trị năm 1972 ,xác tẩn liệm vội vàng trong cái hòm tạm gửi về quê ,ai dè trên đường đi bị đạn pháo Bắc Việt rót lần thứ 2 bắn tan nát. 

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh xúc động viết bài "Bắc Đẩu" có những câu: 

“Người tên Bắc Đẩu chết trận hôm nao? 
Một áo quan đóng vội một chuyến cuối phiêu du
Người tên Bắc Đẩu chết trận La Vang, liệm xác ba lần
Ngọc bích cũng tan chỉ còn vì sao thôi, chỉ còn vì sao thôi .”

Nguyễn Gia Việt

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 179

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180