Trừng phạt dầu mỏ Nga sẽ khiến Tổng Thống Biden “đi vào ngõ cụt”?

Trừng phạt dầu mỏ Nga sẽ khiến
Tổng Thống Biden “đi vào ngõ cụt”?

(Nguồn: Ghép từ ảnh của Shutterstock)

Tiêu Nhiên

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang rơi vào tình thế khó xử, vì nếu áp đặt lệnh trừng phạt dầu mỏ lên Nga sẽ làm trầm trọng thêm lạm phát kỷ lục trong nước Mỹ, gây bất lợi cho Đảng Dân trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken hôm 6/3 cho biết, ông đang thảo luận với châu Âu về khả năng cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Sau một thời gian đắc cử, ông Biden đã bị chỉ trích khiến nước Mỹ lạm phát ở mức cao nhất trong 40 năm. Nguyên nhân chính là do nhu cầu tăng cao, chuỗi cung ứng hạn chế và thiếu lao động, nhưng chi phí năng lượng tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến giá tăng cao.

Hiện ông Biden đang đối mặt với áp lực của lưỡng đảng, đặc biệt sau khi một dự luật được 22 thượng nghị sĩ đưa ra hôm 5/3 nhằm cấm mua dầu của Nga đã giành được ủng hộ tại Thượng viện và của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Các đảng viên Đảng Dân chủ đã kêu gọi giảm thuế khí đốt liên bang như một giải pháp giúp giảm giá cả, trong khi phe Cộng hòa muốn mở rộng hoạt động khoan dầu trong nước. Dù bằng cách nào, giá dầu cao có nghĩa là con đường để Đảng Dân chủ giành chiến thắng giữa nhiệm kỳ sẽ khó khăn hơn.

Đảng Cộng hòa cáo buộc chính quyền Biden trợ giúp cho cuộc chiến xâm lược Ukraine của Putin bằng cách cắt giảm sản lượng dầu trong nước gây phụ thuộc vào nguồn dầu của Nga.

“Số tiền mặt này giúp bảo vệ Nga khỏi các lệnh trừng phạt khiến Putin thúc đẩy cuộc xâm lược toàn diện”, vào tuần trước Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu Đảng Cộng hòa Banks đã viết cho các đảng viên Cộng hòa.

Ông Steve Scalise của phe thiểu số Hạ viện cũng nói với Fox News Digital: “Tổng thống Biden nên ngay lập tức đảo ngược chính sách tồi tệ đã làm giá khí đốt tự nhiên tăng vọt, hãy quay trở lại với chính sách của thời cựu Tổng thống Trump để định hình lại vị thế thống trị về năng lượng của Mỹ với mức giá dầu 2 USD/gallon. Chương trình nghị sự về Thỏa thuận Xanh mới cấp tiến của Pelosi và Biden sẽ là vấn đề chính trong cuộc bầu cử vào tháng 11”.

Nói với tờ WSJ,  đảng viên Đảng Dân chủ và từng là nhà vận động hành lang trong vấn đề dầu khí là Stephen Brown (hiện đang  điều hành công ty tư vấn RBJ Strategies LLC) cho biết: “Tổng thống hiện đang đi vào ngõ cụt”.

Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, vào năm 2021 cung cấp 10% nguồn cung dầu của thế giới. Các nhà giao dịch dầu cho biết giá dầu đã tăng 25% trong tuần trước do lo ngại về các hạn chế đối với dòng chảy năng lượng của Nga dẫn đến cuộc chiến giá dầu thô. Chủ tịch Andy Lipow của Lipow Oil Associates LLC nhấn mạnh, năm ngoái nhập khẩu dầu và sản phẩm tinh chế của Mỹ đến từ Nga chiếm khoảng 8%, tương đương khoảng 672.000 thùng mỗi ngày.

Hôm 4/3 Chủ tịch Ban Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng là bà Cecilia Rouse nói rằng: “Chúng tôi sẽ không nhập khẩu thêm dầu của Nga. Canada đã cấm nhập khẩu dầu của Nga, các nhà lãnh đạo của Anh cũng thảo luận công khai điều này. Lệnh cấm của Mỹ có thể buộc các đồng minh khác phải tuân theo”.

Vào ngày 6/3, Ngoại trưởng Mỹ Blinken cũng nói với CNN tại Moldova: “Chúng tôi đang đối thoại với các đối tác và đồng minh châu Âu của mình để nghiên cứu triển vọng cấm nhập khẩu dầu của Nga một cách đồng bộ, đồng thời đảm bảo rằng các thị trường thế giới vẫn có đủ nguồn cung dầu”.

Trước đó ngày 3/3, Bộ Lao động Mỹ đã công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng Hai, cho thấy lạm phát hàng năm ở mức 7,5%, mức cao nhất kể từ năm 1982. Vào ngày 6/3 giá xăng trung bình trên toàn nước Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2008 vượt quá 4 USD/gallon.

Người Mỹ đang không hài lòng về thực trang lạm phát cao kỷ lục tại Mỹ, Tổng thống Biden đã phối hợp với các chính phủ để cố gắng giải quyết bằng cách giải phóng dự trữ dầu nhằm tăng nguồn cung. Bản thân ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ cũng ủng hộ lệnh cấm vận đối với Nga. Từ cuối năm ngoái, các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã bắt đầu giảm nguồn cung từ Nga. Hiệp hội nhà sản xuất nhiên liệu và hóa dầu của Mỹ (AFPM) bày tỏ ủng hộ đối với lệnh cấm mua dầu thô mới của Mỹ từ Nga.

Hôm 5/3, 25 Thống đốc của Đảng Cộng hòa đã ký một lá thư chung thúc giục Tổng thống Biden “đảo ngược chính sách năng lượng”. Họ kêu gọi thúc đẩy hoạt động dầu khí nhiều hơn tại nước Mỹ; phê duyệt nhanh hơn cho các đường ống dẫn dầu và khí đốt (giấy phép chính cho đường ống Keystone XL đã bị thu hồi ngay sau khi ông Biden nhậm chức). Nhưng có phân tích cho rằng động thái này sẽ mất nhiều năm để có thể thúc đẩy nguồn cung năng lượng ngay từ trong nước Mỹ.

Tiêu Nhiên, Vision Times


Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025