Thư Viện Việt Nam Cộng Hòa : VNCH xây dựng thành công nền kinh tế thị trường với GDP thuộc top 5 trong khu vực

Thư Viện Việt Nam Cộng Hòa
VNCH xây dựng thành công nền kinh tế thị trường
với GDP thuộc top 5 trong khu vực

Lê Kim Anh

Nền kinh tế VN chưa bao giờ phát triển mạnh như thời đệ nhất cộng hoa, các vấn đề thương mãi quốc ngoại, quốc nôi phát triển quá nhanh nên mức sống dân chúng khá cao.
Trong khoảng 20 năm hiện hữu của VNCH, ngành kỹ nghệ nhẹ tăng khoảng 250% đến 300%. Kinh tế vẫn chính yếu đặt trên dịch vụ (chiếm hơn 50% tổng sản lượng quốc gia). Cuối thập niên 1950, VNCH xây xa lộ Biên Hoà ở phía Bắc Sài Gòn, là công trình giao thông công cộng có thể nói tân tiến nhất toàn vùng Đông Nam Á khi đó.
Tại thôn quê vấn đề nông nghiệp được Cơ Giới hóa, được tài trợ tiền bạc, phân bón, hạt giống cho nên thường xuyên được mùa nên đời sống nông dân cũng được cải thiện nâng cao mức sống, nên dù các quân nhân, dù là cấp nhỏ nhất, binh nhì thì tiền lương cũng đủ cấp dưỡng vợ con, là lại được cấp nhà trong trại gia binh nên cũng đủ sống.
Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tích cực khai triển chiến lược kỹ nghệ hóa và gia tăng các mặt hàng sản xuất thay thế nhiều mặt hàng nhập cảng. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dựng lên để bảo vệ cho ngành kỹ nghệp nhẹ. Kết quả phải kể đến nhà máy giấy đầu tiên ở Việt Nam: nhà máy giấy Cogido An Hảo (1961) ở Biên hòa, thỏa mãn 30-40% nhu cầu tiêu thụ giấy trong nước; hai xưởng dệt Vinatexco và Vimytex với năng suất 13,2 triệu mét vải mỗi năm; nhà máy thủy tinh Khánh Hội năng suất 15.000 tấn/năm; hai nhà máy xi măng, một ở Hà Tiên, một ở Thủ Đức với năng suất 540.000 tấn mỗi năm; và đập thủy điện Đa Nhim, hoàn thành năm 1961.
Đồng thời, các loại máy móc, kim loại - những đầu vào cho các ngành được bảo vệ tối đa - các nhu cầu trang bị đều được ưu tiên nhập cảng để bảo đảm việc sản xuất . Trong khi hạn chế các mặt hàng nhập cảng, còn xuất cảng thì được khuyến khích. Một số mặt hàng xuất cảng còn được chính quyền trợ cấp. Ngay cả tỷ giá hối đoái cũng được điều chỉnh để tạo thuận lợi cho xuất cảng. Thời kỳ 1955-1965 được coi là thời kỳ tốt đẹp nhất của nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa trong việc xuất cảng. Trong thời kỳ này Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của VNCH cao gấp 5 lần VNDCCH của miền bắc.
Mặc dù là đất nước luôn bị chiến tranh phá hoại bởi cs Bắc Việt và VC nằm vùng, nhưng VNCH vẫn xuất cảng được gạo, và cao su: Năm 1960, VN xuất cảng 192.158 tấn gạo, chưa kể đến số cao su, than đá, hải sản và đồ . tiểu công nghệ khác....
Về nông nghiệp, nhờ cải tiến kỹ thuật, năm 1973 nông dân thu hoạch gần 5 triệu tấn gạo, gần đủ cho nhu cầu quốc nội. Ước lượng sang 1976 có thặng dư để xuất cảng. Cũng có kế hoạch xuất cảng tôm lên đến 30 triệu Mỹ kim năm 1975, nhưng việc chưa thành thì cơ đồ đã mất.
Về hạ tầng cơ sở, đến đầu 1970, Việt Nam Cộng Hòa có trên 1.200 cây số đường xe lửa, khoảng 20.000 điện thoại, 50 đài phát thanh và 4 đài truyền hình lớn (ở Sài Gòn, Huế, Quy Nhơn và Cần Thơ).Và xây dựng đường xa lộ Biên Hòa (cao tốc) duy nhất ở Đông Dương, khánh thành vào năm 1961.
Người dân Miền Nam trước đây vẩn chưa quên chiếc xe La Dalat, biểu tượng của một công nghệ xe hơi non trẻ nhưng rất thành công của VNCH. Hãng xe “Citroen Xe Hơi Công Ty”, đã cho ra đời những chiếc xe du lịch nhẹ với động cơ đốt trong cho thị trường nội địa. Hãng này cũng đóng nhiều mẫu mã xe La Dalat khác nhau, hoạt động đến năm 1975 đã xuất xưởng được 5000 chiếc xe thông dụng.
Ngày nay, vẫn có nhiều người chơi xe cổ sưu tập các xe La Dalat này, đặc biệt ở Sài Gòn. Chiếc xe tí hon, đơn giản, song ít nhiều gợi niềm hoài cảm, và hãnh diện cho người miền Nam một thuở, đã bước vào kỹ nghệ đóng xe hơi từ rất sớm. Vào thời điểm này, sáng lập viên của hãng xe Hyundai (ngày nay cạnh tranh ráo riết với xe Nhật) mới là những nhà tiểu thương bên Nam Hàn. Dù lắp ráp với nhiều phụ tùng nhập cảng, nhưng La Dalat vẫn là chiếc xe hơi đầu tiên mang nhãn "Made in Vietnam" với thành phần nội địa là 40%, mẫu mã của riêng La Dalat tự vẻ - chiếc xe đã lăn lăn bánh trên khắp các nẻo đường ở miền nam VN . Hãng xe này hoạt động đến năm 1975 rồi cũng theo vận nước ra đi, để lại một sự nuối tiếc vô biên cho người Sài Gòn. Chiếc Ladalat hiện vẩn còn lưu hành rất nhiều ở Sài Gòn.
Nền đệ nhất CH đã đem lại một cuộc sống hết sức sung túc cho người dân miền nam. Theo các sử liệu được tìm thấy trên Internet cho thấy, đời sống người rất đầy đũ, nạn trôm có tỉ lệ rất thấp....nhà cửa ở vùng nông thôn không có then gài để ngăn trộm cắp. Dân miền nam coi đây là một thời gian huy hoàng nhất trong 20 năm tồn tại của quốc gia VNCH. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho các bạn một cái nhìn đứng đắn về công cuộc kiến quốc của VNCH đệ nhất và đệ nhị.
Để tạo thuận lợi cho nền kinh tế thị trường phát triển, chính phủ VNCH đã mở rộng mạng lưới ngoại giao với các nước bạn trong thế giới tự do:
- Gia nhập Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc được 40 phiếu thuận 8 phiếu chống.
- Việt Nam được 80 Quốc gia trên Thế giới công nhận
- Việc Nam là Hội viên Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế
- Ký kết thỏa ước với Pháp hợp tác về Nguyên Tử Lực phụng sự hòa bình
- Khai mạc Hội Nghị Kế hoạch COLOMBO gồm có các nước:
Miến Điện , Thái Lan, Ấn Độ và Hồi Quốc.
- Phê chuẩn Hiệp Ước thân thiện Việt Nam và Phi Luật Tân
- Hội nghị Quốc Tế về lúa gạo tại Sài Gòn.
- Ký thỏa ước Nhật bồi thường chiến tranh và vay tiền Nhật
- Ký thỏa ước Việt Nam và Đức Quốc về viện trợ kỹ thuật.
Tóm lại chỉ với 9 năm tồi tại của nền đệ nhất cộng hòa dưới sự điều hành của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và 13 vị Bộ trưởng. Tiếp sau đó là nền đệ nhị cộng hòa, những người lãnh đạo VNCH con số cũng gần tương đương như đệ nhất, nhưng họ đã đưa nền Kinh Tế cất cánh cho đến 1970.
Trong thời gian đó ở miền bắc XHCN trên dưới 40 đỉnh cao trí tuệ (gồm BCH/Bộ CT, Thủ Tướng và nội các với các Bộ Trưởng) lãnh đạo miền băc, nhưng tới năm 1975 nền kinh tế vẩn không ngóc đầu lên nổi, dân miền bắc vẩn sáng khoai lang chiều khoai mì để không đau dạ dày. Sau khi chiếm được miền nam vẩn tiếp tục đưa cái đói rách chia với dân miền nam cho đến 1986, mới uể oải đứng dậy từ từ...Đây cũng là lý do mà đảng lấy làm xấu hổ vì thua kém quá xa VNCH, nên nhiều thập niên qua, đảng đã dùng Ban Tuyên Láo để đổi trắng thay đen về sự thất bại của nền kinh tế của VNDCCH so với VNCH.
Hậu Duệ VNCH vùng nam Đức Lê Kim Anh 19.10.2022

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025