Hơn 10 quốc gia nghi ngờ tính liêm chính trong báo cáo của WHO-Trung cộng về nguồn gốc COVID-19

Hơn 10 quốc gia nghi ngờ tính liêm chính trong báo cáo của WHO-Trung cộng về nguồn gốc COVID-19

Phan Anh

Hôm 30/3 vừa qua, Mỹ cùng với hơn 10 quốc gia khác đã bày tỏ mối quan ngại chung về một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liên quan đến nguồn gốc COVID-19, trong đó chỉ ra sự chậm trễ của báo cáo và việc các chuyên gia không tiếp cận được với những dữ liệu quan trọng.

“Cùng nhau, chúng tôi ủng hộ việc tiến hành một phân tích và đánh giá về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 dựa trên cơ sở minh bạch và độc lập, không bị can thiệp và tác động một cách phi pháp,” tuyên bố được ký bởi chính phủ Úc, Canada, Cộng hòa Tiệp, Đan Mạch, Estonia, Israel, Nhật Bản, Latvia, Litva, Na Uy, Hàn Quốc, Slovenia, Vương quốc Anh và Mỹ. “Về vấn đề này, chúng tôi cùng nhau bày tỏ mối quan tâm chung liên quan đến nghiên cứu gần đây do WHO thực hiện ở Trung Quốc”.

Tuyên bố thừa nhận tầm quan trọng của sứ mệnh quốc tế đối với thành phố lớn Vũ Hán ở Trung cộng, nơi lần đầu xuất hiện COVID-19, nhưng cũng nhấn mạnh rằng nghiên cứu đã “bị trì hoãn đáng kể” và nhóm chuyên gia không tiếp cận được với “dữ liệu và mẫu vật gốc một cách đầy đủ.”

Dù không được đề cập trực tiếp trong tuyên bố chung, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị chỉ trích vì cố tình che giấu sự thật về virus và để nó biến thành một cuộc khủng hoảng trên quy mô toàn cầu. Trong nhiều tháng, Bắc Kinh đã từ chối những lời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế, và phải đến tháng 1/2021 thì một nhóm chuyên gia nước ngoài do WHO đứng đầu mới được phép thực hiện một nghiên cứu, kéo dài khoảng 2 tuần ở Vũ Hán và trao đổi thông tin với các đối tác Trung cộng.

Nhóm 10 thành viên đã phải đối mặt với những “rào cản” khi họ tới Vũ Hán. Cụ thể, có 2 thành viên đã bị từ chối nhập cảnh vào Trung cộng do các vấn đề về thị thực, mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung cộng Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) cho là do “sự hiểu lầm.” Một thành viên khác của nhóm, nhà vi sinh vật học người Úc Dominic Dwyer, tiết lộ rằng họ đã yêu cầu cung cấp dữ liệu thô (raw data) của 174 trường hợp được cơ quan y tế Trung cộng xác định nhiễm bệnh vào tháng 12/2019 xung quanh chợ động vật hoang dã ở Vũ Hán, cũng như các ca bệnh tiềm tàng khác trước đó, nhưng chỉ được cung cấp bản tóm tắt.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng phải đồng ý rằng cuộc thăm dò tại Vũ Hán là “không đủ chuyên sâu” và các chuyên gia đã phải “vật lộn” để có được thông tin quan trọng trong thời gian ở Trung cộng.

Báo cáo của WHO (hôm 29/3/2021) đã không đưa ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào, trong đó đánh giá giả thuyết rằng "virus Trung cộng" (CCP virus) rò rỉ từ phòng thí nghiệm là “cực kỳ khó xảy ra”, và cho rằng “rất có thể” loại virus này lây truyền từ dơi sang người qua một động vật trung gian.

“Tôi hoan nghênh các khuyến nghị về việc cần phải tiến hành nghiên cứu sâu hơn nữa, bao gồm phân tích đầy đủ về hoạt động buôn bán động vật và các sản phẩm tại các chợ trên khắp Vũ Hán, đặc biệt là những khuyến nghị liên quan đến các trường hợp nhiễm bệnh sớm ở người,” Tedros cho biết hôm thứ 30/3.

“Mặc dù nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng việc rò rỉ virus trong phòng thí nghiệm là giả thuyết ít có khả năng xảy ra nhất, nhưng điều này vẫn đòi hỏi phải điều tra thêm, các chuyên gia có khả năng sẽ phải thực hiện thêm các nhiệm vụ khác, và đây là điều mà tôi đã sẵn sàng triển khai,” ông nói thêm.

Theo The Epoch Times,

Phan Anh

Xem thêm trên trithucvn.org

- Báo cáo chung từ Trung Quốc, WHO: Nhiều khả năng COVID-19 có nguồn gốc từ động vật

- Mỹ nghi ngờ Trung Quốc “giúp” WHO viết báo cáo về nguồn gốc COVID-19



Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025