TỔNG THỐNG HÀN QUỐC ĐẦU TIÊN THUỘC DÒNG DÕI NGƯỜI VIỆT

Tổng thống Nam Hàn Lý Thừa Văn (1875-1965)


TỔNG THỐNG HÀN QUỐC ĐẦU TIÊN THUỘC DÒNG DÕI NGƯỜI VIỆT

Tác giả Nguyễn Chương Mt

Nhớ lại có một lúc báo chí VN trong nước làm rần rộ về một nghiệp chủ người Hàn cùng bà con trong họ về thăm quê cha đất tổ ở Bắc Ninh – vì họ thuộc hậu duệ của Nhà Lý nước Việt xa xưa. NHƯNG, còn rỡ ràng hơn nhiều, cũng người Hàn, là hậu duệ đời thứ 26 của vua Lý Anh Tông thì … báo chí VN không nhắc gì cho lắm (ngại nhắc đến?).

Ta nói Đại Hàn Dân Quốc (Dae Han Min Guk), còn gọi là Hàn Quốc (Han Guk), bây giờ đã trở thành một quốc gia thăng tiến rỡ rang, nằm trong khối G20.
Không thể không ngược dòng thời gian, trở lại với buổi đầu xây đắp nền móng cho quốc gia Đại Hàn – với vị Tổng thống đầu tiên: ông Lý Thừa Vãn (chữ Hán 李 承 晩, chữ Hàn 이승만, 1875-1965). Người Hàn gọi là Lee Sung Man (còn gọi Rhee Syng Man).
Hồi năm 1958, trong chuyến công du chính thức tới thăm Sài Gòn, Tổng thống Lý Thừa Vãn đã hội kiến với TT Ngô Đình Diệm của nền Đệ nhứt Cộng hòa của Miền Nam VN. Lúc đó, TT Đại Hàn đã tuyên bố: TỔ TIÊN CỦA ÔNG LÀ NGƯỜI VIỆT.
TT Nam Hàn Lý Thừa Vãn (trái) và TT VNCH Ngô Đình Diệm vào năm 1958

Sau đó, đại sứ quán của Đại Hàn tại Sài Gòn đã cho biết:
“Tổng thống Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của Kiến Bình Vương Lý Long Tường – con của vua Lý Anh Tông nước Đại Việt (tức TT Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 26 của vua Lý Anh Tông).
Lý Long Tường cùng gia quyến vượt biển sang tới Cao Ly vào đầu thế kỷ thứ 13 để tránh quốc nạn”.
(Khi lật đổ nhà Lý, Trần Thủ Độ đã ra tay tàn sát rất nhiều người thuộc dòng dõi vua Lý).
Trong gia phả của dòng họ Lý bên xứ Hàn (gọi là “Lý Hoa sơn”: Lee Hwa-san) cũng đã xác nhận rõ ràng.
LÝ THỪA VÃN, ông là tiến sĩ chánh trị học tại ĐH Princeton và ĐH Harvard, trở thành vị Tổng thống đầu tiên của Đại Hàn. Vâng, người khởi đầu xây dựng nền Cộng hòa tại xứ sở kim chi lại thuộc dòng dõi Việt tộc!
TT Lý Thừa Vãn rất muốn về thăm quê cha đất tổ của các vua Lý ở Bắc Ninh. Nhưng không thể, vì hồi đó chính quyền Đại Hàn dân quốc chỉ đặt bang giao với chính quyền miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) chớ không bang giao với miền Bắc (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa).
Quốc kỳ triều Lý (1010-1225)

(Mời quí bạn đọc tỉ mỉ về quá trình tìm hiểu gia phả của TT Lý Thừa Vãn:

ĐI TÌM CON CHÁU THUYỀN NHÂN 849 NĂM TRƯỚC : NGUYÊN TỔ HAI GIÒNG HỌ LÝ TẠI ĐẠI HÀN)

Mấy dòng về LÝ LONG TƯỜNG:
1) Hoàng tử Lý Long Tường (李龍祥, tiếng Hàn đọc là Lee Yong-sang) sinh năm 1174, con thứ bảy của vua Lý Anh Tông.
… Năm 1226 (lúc này nhà Lý đã bị lật đổ), Lý Long Tường đã bí mật về Kinh Bắc, vái lạy tạ biệt lăng miếu Đình Bảng, tới Thái miếu thu gom các bài vị, các đồ tế khí, rồi trở lại Đồ Sơn. Hoàng tử đã cùng 6.000 gia thuộc qua cửa Thần Phù, Thanh Hóa chạy ra biển Đông trên ba hạm đội.
Sau một tháng lênh đênh trên biển, đoàn thuyền gặp bão lớn phải ghé vào Đài Loan. Khi Lý Long Tường quyết định lên đường thì con trai là Lý Long Hiền ốm nặng nên phải ở lại cùng 200 gia thuộc (theo một nguồn tin thì Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy là thuộc dòng dõi Lý Long Hiền người Việt, tuy nhiên giả thuyết này còn cần kiểm chứng kỹ lưỡng hơn trước khi kết luận).
Trên đường đi tiếp đoàn thuyền bị bão, dạt vào Trấn Sơn, huyện Bồn Tân, tỉnh Hoàng Hải, trên bờ biển phía tây Cao Ly.
Đền thờ tám vị vua triều Lý (Lý Bát-đế từ) đầu tiên tại Bắc-Ninh

2) … Vào năm 1231 Mông Cổ tiến đánh Cao Ly qua hai đường thủy bộ. Về đường thủy quân Mông Thát tiến vào tỉnh Hoàng Hải, nơi gia tộc của Lý Long Tường sinh sống.
Bấy giờ Lý Long Tường lãnh đạo gia thuộc, dân binh sát cánh cùng quân triều đình chặn đứng quân Mông Thát tại nơi đây. Ông thường cưỡi ngựa trắng đôn đốc binh sĩ, nên người dân địa phương thường gọi ông là “Bạch Mã tướng quân”.
* Đến năm 1253, Mông Cổ lại tiến đánh Cao Ly lần nữa. Chiến thuyền và bộ binh Mông Cổ thắng lợi khắp nơi, nhiều tướng Cao Ly tử trận.
Trước tình hình bi đát, Kiến Bình vương Lý Long Tường đến yết kiến người nắm binh quyền cao nhứt tại Cao Ly (Thái úy Vi Hiển Khoan), để dâng kế sách “Binh pháp Đại Việt” cho ông.
Lý Long Tường đã dùng binh pháp Đại Việt để huấn luyện cho binh sĩ và dân chúng Cao Ly. Cuộc chiến chống Mông Cổ tại Hoàng Hải diễn ra suốt 5 tháng ròng rã, quân Mông Cổ rốt cuộc phải thoái lui, mưu đồ xâm lược Cao Ly bất thành.
Vua Cao Ly tưởng thưởng hoàng tử Lý Long Tường, và phong cho ông là “Hoa Sơn tướng quân” (Hwasan Sanggun), tên “Hoa Sơn” dựa theo tên núi nơi ông cư ngụ.
Ở Hoa Sơn, Lý Long Tường thường hay ngồi trên đỉnh núi nhìn về phương Nam mà khóc. Nơi ấy sau này được gọi là “Vọng quốc đàn”.
* Sự nghiệp rỡ ràng của hoàng tử Lý Long Tường người Việt, tức Hoa Sơn tướng quân của Cao Ly, đã được tiếp nối và lên chót đỉnh với hậu duệ đời thứ 25 – đó là Lý Thừa Vãn, Tổng thống đầu tiên của nền cộng hòa tại Hàn Quốc!
(Ghi chú thêm: TT Lý Thừa Vãn, lúc sinh thời, không ưng chế độ xã hội chủ nghĩa)

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 179

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 178