TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM - 24

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM - 24

Hoàng Trường Sa phụ trách

 

Nữ nghệ sỹ Thanh Nga và nam nghệ sỹ Hùng Cường trong phim Nắng Chiều (1973)

CÂU ĐỐI

1) Vế xuất về địa danh Cao Bằng:

    Đất đâu cao bằng Cao Bằng? (khuyết danh)

Nguồn: Wikiquote

2) Câu đối Tết con Hổ

    Đón tết con Hổ, chúc cho mọi người mạnh như mãnh hổ nhưng chớ quên câu "Hổ ăn thịt người"

    Chào xuân diệt Cộng, mong ước toàn dân quyết tâm thắng Cộng và luôn nhớ tội “Cộng sản bán nước” (khuyết danh)

3) Vế xuất về “nói lái”

    Ca sĩ tránh ăn cá kho vì sợ khó ca. (khuyết danh)

4) Câu đối “Đồng Bào Ơi...” của M-16

Xuất: Bốn lăm năm "phỏng dái," Đất nước thụt lùi, nhân tâm ly tán, Đất mòn, Đảo mất, Biển lìa nguồn, Đồng Bào ơi có thấy? (M-16)

Đối: Cụ Ju Mong "Phải Giống," Cô Hai Cân Cá, thảm thiết Việt Nhân, nước cạn, rừng khô, dòng lệ đắng, Ông Trời Hỡi Ơi Trời ! (M-16)

5) Câu đối của Nina góp cho TUDO

    * Trưng Bày Trong Trạng Ngoài Vương - Nhựt Trình Nhắc Trị Phú Lương Mạc Hầu.
    ** Cọc Đồng Miễn Vạ Xá Tàu - Thuyết Đù Trọng Diệt Lạy Mao Đội Bình. (Nina)

(*) Hậu nhân (Nina) Trang Trọng (Trong Trạng) thành kính hai Bà nữ hoàng Trưng Vương Nhị-Trắc (Nhắc Trị) !

(**) Cọc đồng Mã Viện (Miễn Vạ) đi liền với thuyết Đồng Trụ (Đù Trọng) Diệt.
Câu trên có nói về Trang Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm) thời nhà Mạc (Đăng Dung) là Sư Biểu nước Nam được Vua, Chúa cùng thời & cả sau này tôn kính đối lại với ‘Đù Trọng Diệt Lạy Mao Đội Bình’..!

6) Vế xuất về “Đạp Đài” của Hoàng Trường Sa

     Pha-Vơ-Rít đạp hoài chai đít, Đài đeo hông đời thực lông bông! (*) (HTS)

(*) “Đạp” là xe đạp, Pha-Vơ-Rít là xe đạp xịn loại hàng hiệu của miền Bắc xã nghĩa trước 1975. “Đài” là cái radio, của cực quý của phe XHCN VN, một trong “tam bảo” Đài- Đạp- Đồng. “Đồng” là cái đồng hồ.

7) Vế xuất của nhà văn Huy Phương

Xuất: Màu đỏ là màu anh trót... chê (*) (Huy Phương)

Đối: “Kụ” Hồ chính kẻ tui luôn … hận (HTS)

 (*) Tựa đề một bài báo của tác giả Huy Phương. Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=107968&z=97

8) Câu đối của LMTT

Vế xuất:

    Điếm đàng dâm dục, phản nước hại dân rõ mày, là quá đúng
   Rậm râu sâu mắt, bán nước thờ Tàu chính nó, chẳng hề sai (LMTT)

Vế đối:
    Theo Nga thờ Tàu, chơi chạy giết vợ là hắn, lão Tàu Hồ
    Râu dê mắt rắn, lừa con phản bạn rõ mi, tên Chệt Hẹ
(HTS)

 

THƠ


Lối Về Quê Cũ

Tôi trở về thăm Quảng Trị
Đứng bên ni bờ sông Thạch Hãn
Đếm lại nhịp chân đời tỵ nạn
Thương quê nghèo da diết lắm anh ơi!
Xa quá lắm rồi
Cổ Thành tơi bời khói súng
Máu thịt ngày nào loang vết giữa cồn sông
Trên “Đại lộ kinh hoàng”
Bà con tôi gánh gồng chạy tránh vùng giao chiến
Địch rót pháo chận đường
Xương máu đổ tang thương …

Ba mươi ba năm xa xứ dặm trường
Tôi trở về đây bước đi chao đảo
Đếm từng mảnh vụn quê hương
Gạch ngói tàn, con đường xưa trơ đá
Vẫn những người mang đôi dép Trị Thiên
Đội nón cối, tai bèo làm nên khói lửa
Quê tôi không có mưa rồng nắng lụa
Mỗi nụ cười ánh mắt nặng khổ đau
Đất của bể dâu
Cát cày sâu đầy sỏi đá
Quê tôi như rứa
“Mần răng chừ eng hè” -tội nghiệp-(*)
Đếm tình Xuân trong chợp mắt chiêm bao
Những lúc hứng gió Hạ Lào
Rít rát từng mảnh da thớ thịt
Những đêm đông mù mịt
Rét lạnh căm căm chiếu mền không đủ ấm
Sáng, chiều, trưa muối mè, cơm gạo hẩm
Bát chè xanh sâu đậm nghĩa cuộc đời
Bạn bè tôi ơi!
Có những người ra đi biền biệt
Mang tâm tình thương tiếc tận hồn sâu
Tôi đứng nơi đây lồng lộng khói lam chiều


Tiếc nuối tuổi hoa áo học trò
Bắt bướm, ép lá thơm vào trang vở học
Nhớ những ngày miền Nam có Tự Do Dân Chủ
Quê tôi có những địa danh đi vào Lịch sử
Đường về Áí Tử
Dốc ngược La Vang
Trạm dừng chân Tân Sở
Quê tôi có Hải Lăng hai mùa lúa
Hương Hóa, Gio Linh, Ba Lòng, Cam Lộ
Trung Lương, Mai Lĩnh, Triệu Phong
Quê tôi nghèo như lòng bàn tay tôi trắng
Tôi về đây nghe trái hồn nằng nặng
Nhớ những ngày xa xót cảnh phân ly
Những tiếng nói thầm thì
Đôi bạn cũ ngẩn ngơ tìm nhận mặt
Quảng Trị ơi mưa buồn lất phất
Tôi đếm lại tuổi hoa niên đời con gái
Nước đã xa nguồn không chảy lại
Đường về quê rưng lệ nhớ một người…

Quảng Trị ơi! Quê hương mình ơi!
Đảng có bạc vàng đô la làm nên núi
Xây lâu đài trên nỗi khổ sinh linh
Điện ngọc cung đình
Đảng vươn lên dựng thành trì vua chúa
Đảng cha, đảng con nối nhau nhảy múa
Bà con tôi cơm độn khoai từng bữa
Tôi trở về đây ngỡ ngàng xa lạ
“Ở xa về tha hồ nói phét”
Tôi có mở miệng nói gì đâu
Ba mươi ba năm dãi dầu
Đảng đã đục hàng triệu cái đầu tươm máu
Tôi về đây uống bát chè xanh ăn củ đậu
Chia tâm tình khao khát chữ Tự Do…
Lúa quê tôi sẽ một ngày nở hoa Dân Chủ
Làng mạc bà con cô, bác, chú
Thi đua nhau gặt hái gánh về nhà.

Lê Hải Lăng

(*) eng=anh.

 

 

Gởi Kẻ Tội Đồ

Sống như ngươi ta sống làm gì
Bến tàu lây lất phận cu li
Bồi bàn ngấm nghé ngôi hậu bổ
Thất chí tha phương, cách mạng gì!

Sống như ngươi thà ta chết đi
Phản bạn, lừa thầy thật đáng khi
Cam phận tôi đòi cho quỷ đỏ
Ngẫm lại đời ngươi có ích chi?

Chiến đấu như ngươi, hỏi vì ai?
Vì nước hay vì thuyết ngoại lai?
Đuổi Pháp rước Nga Tàu thế chỗ
Ái Quốc gì ngươi, đồ tay sai!

Thử hỏi nhà ngươi chiến với ai?
Giết dân ngươi đấu mấy năm dài
Chỉ vì nghe lệnh ba thằng Chệt
Tội ác ngươi, ngàn năm chưa phai!

Lao động? Nhà sàn ngươi làm thơ
Mặc cho dân chúng sống vật vờ
Lê Mác Xít Mao ngươi ca tụng
Nhục nhã thay, đồ chẳng biết dơ!

Học tập cái gì ở nhà ngươi?
Học láo, học dâm, học giết người?
Học làm nô lệ, học bán nước?
Học giết dân lành mặt vẫn tươi!

Ngươi chết rồi để lại tấm gương
Nhìn vào ta chỉ thấy đau thương
Thấy oan hồn khóc đang đòi mạng
Thấy quỷ lôi ngươi ở cuối đường!

Caubay

SD 6-09-09 (Theo Web ĐCV online)

 

 





Ảnh từ Diễn Đàn Trái Chiều JMSS


 



















XIN MỘT LẦN TRỞ LẠI


Ở nơi đó mỗi lần anh trở lại
Đều đến thăm để tìm chút mình xưa
Nhìn hàng cây gió động lá đong đưa
Nhìn lớp học lặng lờ trong nắng sớm


Ở nơi đó em một thời khôn lớn
Áo trắng bay phơi phới tuổi hoa niên
Tuổi học trò, ôi tuổi mộng thần tiên
Nuôi mơ ước cả một trời mộng đẹp!


Ở nơi đó một lần em khép nép
Tim run run thầm lặng mối tình đầu
Dẫu cuộc đời lăn lóc biển dâu
Vẫn nhớ mãi tháng ngày thơ mộng ấy!


Ở nơi đó anh một đời bỏng cháy
Cứ say mê với phấn trắng, bàn thầy
Tiếng giảng bài xa vút chân mây
Bên cửa lớp bên học trò lưu luyến!


Ở nơi đó cả một trời kỷ niệm
Là vườn hồng ngan ngát tuổi thanh xuân
Là tin yêu tha thiết chân thành
Là suối mát là thiên đường rực rỡ.


Xin trở lại một lần để nhớ
Rồi ra đi cho đến ngàn năm!
Xin trở lại một lần làm muôn thuở
Quỳ nơi đây thắp một nén hương lòng!


Trần Hoan Trinh

 



Mùa Đông Còn Xanh

Em đang đứng giữa mùa Đông giá lạnh
Đưa bàn tay đón ngàn cánh tuyết rơi
Những bông tuyết mong manh như hạnh phúc
Bàn tay gầy chỉ nắm nỗi chơi vơi

Đêm mênh mông mà con đường trắng quá

Em làm sao tìm ra lối trăm năm
Ngoài hiên lạnh sương mờ giăng trắng ngỏ
Vầng trăng non về ngủ rất âm thầm


Mùa Đông về phương này trời rất lạnh
Nhớ xót xa màu nắng ấm quê nhà
Mấy mươi năm nỗi đau còn âm ỉ  
Giọt lệ buồn ửng mãi vết thương xưa


Phía trước em mùa Đông còn xanh lắm
Không có nhau ngày tháng rộng thênh thang
Một mùa nữa với tháng ngày mộng trắng  
Em xếp vào cất trong tủ thời gian


Ngọn gió Đông nghe chừng se sắt lạnh
Tiếng thở nào nghe như tiếng nấc câm
Đêm đã sâu đôi mắt buồn vẫn mở
Tiếng đàn ai hiu hắt thả cung trầm


Vương Hồng-Ngọc













 Xuân Nhớ Bạn

Tao sẽ vui xuân cùng thiên hạ
Dù Tết năm nay không có mầy
Nói rứa chứ mình tao cũng chán
Thiếu mầy rượu không đã cơn say

Bao năm rồi phải không mầy nhỉ
Hai đứa ôm chung giấc mộng đầy
Cái thuở hồn đang non trẻ ấy
Xem đời dễ như trở bàn tay

Tao nhớ chúng mình say ngất ngưởng
Một đêm trừ tịch khói hương bay
Văn chương chửi đổng qua thời thế
Chính trị bàn từ đông sang tây

Chán chê hai đứa kềnh ra ngủ
Sáng dậy thề nhau: Tao không say!
Một kỷ niệm xưa mầy có nhớ
Hai đứa yêu và đã đắm say

Cô gái trước nhà căn gác trọ
Nhìn mình đôi má đỏ hây hây
Một dạo chúng mình tương tư quá
Tao làm thơ, mầy hát suốt ngày!

Bây giờ em đã lên bà lớn
Con đứa tay bồng, đứa dắt tay
Mà mầy vẫn còn lưu lạc đó
Mà tao vẫn còn lất khất đây

Nhắc đôi kỷ niệm ngày xưa để
Buồn cho thế sự của hôm nay
Bao năm mơ ước chưa tròn ý
Duyên chỉ thêm nhiều men đắng cay


Đuổi đeo, đeo đuổi trăm hình bóng
Rút cuộc còn tao với một mầy!
Đã hẹn xuân nầy ăn Tết muộn
Chúc nhau nâng một cốc rượu đầy

Những tưởng chông gai cùng sát cánh
Nào ngờ thế nước bắt chia tay!
Còn đâu những buổi sương chiều xuống
Mưa lạnh, đường xa, gió heo may

Bấm tay ngồi đếm ngày phiêu bạt
Chợt thấy xuân về trên khóm cây
Mầy vẫn âm thầm quê cũ sống
Tao phải bôn ba đất nước nầy

Cách sông, cách núi, lòng không cách
Nhớ mầy tao chỉ một cơn say
Văn chương xứ Việt giờ chắc đắt?
Mấy mươi triệu kẻ đọc văn mầy?

Văn mầy còn như văn ngày trước
Giọng cười pha lẫn ý chua cay?
Tao ở bên nầy xem tuyết trắng
Thơ lòng một cõi tha hồ hay

Thơ hay khốn nỗi không người đọc
Nhìn tóc hoe vàng nhớ tóc mây!
Tao sẽ vui xuân cùng thiên hạ
Dù Tết năm nay không có mầy

Nói rứa chứ mình tao cũng chán
Rượu buồn, thiếu bạn, uống không say

Trang Châu


NHẠC

 

Suối Tóc (Sáng tác: Văn Phụng - Ca sỹ: Châu Hà)



Chiều Cố Đô (Sáng tác: Hoàng Thi Thơ - Ca sỹ: Vân Khánh)


 

TRĂNG THANH BÌNH (Sáng tác: Lam Phương - Hơp Ca) 


ĐIỆN ẢNH

Tài tử Kiều Chinh


Tin Điện Ảnh: Liên hoan phim Thế giới Châu Á (The Asian World Film Festival) tại Mỹ thông báo, nữ diễn viên huyền thoại người Mỹ gốc Việt Kiều Chinh sẽ được vinh danh với giải thưởng cao quý nhất tại LHP: Giải thành tựu trọn đời có tên là Snow Leopard (Báo Tuyết) tại Lễ Gala Đêm bế mạc vào ngày 15/3. Xem thêm Tài tử Kiều Chinh, Báo Tuyết và sự nghiệp điện ảnh để đời

Người Tình Không Chân Dung (1971 - Kiều Chinh - Hùng Cường)



Nắng Chiều (1973 - Thanh Nga - Hùng Cường)


TIẾU LÂM

 

1) Trước và sau ngày cưới

Ngày cưới:

-Chàng: Thật tuyệt vời! Cuối cùng thì giờ phút anh mong đợi nhất cũng đã tới!

-Nàng: Em phải ra đi à?

-Chàng: Không. Thậm chí em đừng bao giờ nghĩ tới điều đó!

-Nàng: Anh có yêu em không?

-Chàng: Tất nhiên rồi!

-Nàng: Anh có phản bội em không?

-Chàng: Không! Sao em lại có ý nghĩ đó cơ chứ?

-Nàng: Anh sẽ hôn em chứ?

-Chàng: Đương nhiên.

-Nàng: Anh sẽ đánh em chứ?

-Chàng: Không bao giờ!

-Nàng: Em có thể tin anh được không?

Sau ngày cưới:

Hãy đọc từ dưới lên...


Nguồn: Truyện Cười

 

2) Nỗi khổ của các ông chồng

Một buổi tối, bà vợ đứng trước gương ngắm nghía một lúc rồi bật tiếng thở dài:

– Trời ạ, tôi đã già, béo và xấu xí đến mức này sao?

Thấy chồng không mảy may chú ý, bà vợ tiếp tục than:

– Phụ nữ đúng là số khổ mà. Có chồng con xong nhan sắc tàn tạ, giờ thảm đến mức soi gương cũng không dám nữa.

Ông chồng ngồi đọc báo gần đó lên tiếng:

– Bà còn may mắn hơn tôi chán, than thở gì chứ?

Bà vợ bực mình:

– Đàn ông các ông thì có phải lo lắng gì đâu mà xuống sắc, lại còn bảo tôi may hơn.

Ông chồng buông tờ báo thở dài:

– Bà tự ngắm mình trước gương có mấy phút thôi đã đau khổ vậy rồi. Còn tôi phải ngắm bà suốt từ ngày này sang tháng nọ mà có được than vãn tiếng nào đâu.

– !?!

Nguồn: Nỗi khổ của các ông chồng

3) Gắn lại ngay cho người ta

Nga và Trung Cộng hợp tác chế phi thuyền, mời VN tham dự. Đảng gởi đồng chí lái Phạm Tuân đi bay chung. Trên đường về phi thuyền bỗng hư máy không bay được!

Thằng Nga vội vã lao vào phòng máy... 3 giờ sau đi ra, phi thuyền bay về trái đất được 10 phút thì lại...tắt máy !!! Thằng Tàu thấy thế cũng lao vào phòng máy... 3 giờ sau đi ra, phi thuyền bay được 5 phút thì lại... tắt máy đứng yên!!!

Đồng chí Phạm Tuân liền gọi điện cho lãnh đạo xin chỉ thị. Sau khi trao đổi với lãnh đạo xong, đồng chí Tuân bước ngay vào phòng máy...5 phút sau đi ra. Phi thuyền bay thẳng một mạch đáp xuống an toàn. Nga và Trung Cộng phục lắm...

Nội dung lãnh đạo vỏn vẹn: “ MÀY VỪA THUỖNG CÁI GÌ ĐẤY...GẮN LẠI NGAY CHO NGƯỜI TA...’’

(Ki Ki lượm trên mạng)

 

4)  Cô thích cách nghĩ của em!

Cô giáo hỏi một cậu học sinh:

- Cái gì treo trên tường có hình vuông?

Học sinh:

- Thưa cô chiếc đồng hồ ạ.

Cô giáo:

- Không phải, ý cô là bức tranh, nhưng cô thích cách nghĩ của em.

Cô giáo:

- Cài gì để trong nhà có 4 chân?

Học sinh:

- Thưa cô, cái bàn ạ.

Cô giáo:

- Không đúng, ý cô là cái ghế, nhưng cô thích cách nghĩ của em.

Học sinh:

- Thưa cô cho em hỏi ạ. Cái gì hình trụ dài, đầu đỏ, để trong quần người đàn ông, thỉnh thoảng mới đem ra dùng?

Bốp, bốp, bốp! Cô cấm em không được hỗn láo.

Mặc dù rất đau bởi ba cái tát nhưng cậu học sinh vẫn mỉm cười:

- Thưa cô đó là que diêm, nhưng em thích cách nghĩ của cô ạ!!!

Nguồn: Chuyện Tếu Nhà Giáo

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025