Ca Sỹ & Kỹ Giả
Ca Sỹ & Kỹ Giả
Có bữa, Khánh Ly hồn nhiên tâm sự : “Người ta cứ bảo tôi là đừng đi thăm bạn bè nữa vì tôi cứ đi thăm người nào là người đó qua đời”.
Thiệt là hú vía!
May mà mình chả quen biết gì ráo trọi
với cái bà ca sĩ (xúi quẩy) này; chớ không, lỡ có bữa mà bà chị buồn tình ghé
thăm là kể như … bỏ mạng!
Cứ theo như cách suy nghĩ của đám con
rồng cháu tiên thì Khánh Ly là người nặng vía. Tôi còn biết tiếng một ông kỹ
giả – whorespondent (*) – mà vía cũng nặng như chì, hoặc hơn. Tờ Người Việt – số ra ngày 3 tháng 10
năm 2016 – cũng có đôi dòng (không được ưu ái hay thân thiện lắm) về nhân vật
rất tăm tiếng, và tai tiếng, này
Không chỉ “bảo vệ chính quyền CSVN,”
ông Như Phong còn “bảo kê” luôn cả cho “chính quyền ngoại quốc” nữa cơ –
theo lời tường thuật của blogger JB Nguyễn Hữu Vinh :
Năm Cam và Phạm Quí Ngọ cũng thế, cũng chỉ
vì được Nguyễn Như Phong chiếu cố mà “đang sống bỗng chuyển
sang từ trần.” Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Đức Chung thì may mắn hơn chút
xíu. Họ không đến nỗi đi luôn qua bên kia thế giới mà chỉ chuyển nơi cư trú
thôi: từ tư thất sang … lao thất!
Thảo nào mà JB Nguyễn Hữu Vinh kết luận rằng
Nguyễn Như Phong là một “hiện tượng quái đản” và ngòi bút của ông “có dớp.” Cái
xui xẻo mà bà Khánh Ly mang tới cho thiên hạ, nghĩ cho cùng, chỉ là chuyện nhỏ
(nhỏ còn hơn con thỏ nữa) nếu so sánh với rủi ro và tai họa đến từ ngòi viết
của Nguyễn Như Phong.
Ấy vậy mà ông ấy lại vừa “động bút”
để bênh vực cho công ty Vinfast của nhà tỉ phú Phạm Nhật Vượng. Thế có bỏ mẹ
con nhà người ta không chứ? Xin ghi lại toàn văn, bảo đảm không sai một chữ và
cũng chả sót một dấu phẩy nào:
Những lời lẽ chí tình thượng dẫn
khiến tôi không khỏi liên tưởng đến những cái xác chết của Muammar Gaddafi, Năm Cam, Phạm Quí Ngọ (hay những bản án như
trời giáng dành cho Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh và Nguyễn Đức Chung) cùng với không ít âu lo.
Lo âu cho sinh mệnh của ông Phạm Nhật Vượng (nói riêng) và vận mệnh tổ quốc
(nói chung).
Xứ An Nam vốn mang tiếng là chậm
tiến. Mãi đến thế kỷ thứ 21 vẫn chưa làm được cái đinh vít. Vậy mà chỉ qua một
đêm là ông Vượng biến cái đất nước (“bốn ngàn năm hồn chửa tỉnh”) này thành
ngay cái công xưởng sản xuất xe hơi cho toàn thế giới. Thực là một “kỳ tích”
theo như nguyên văn cách dùng chữ của T.T Nguyễn Xuân Phúc :
“Sự thần tốc trong
việc xây dựng Nhà máy ôtô VinFast cho thấy một khát vọng lớn và cháy bỏng ngọn
lửa nhiệt huyết trong những con người đã chung tay góp trí làm nên một dự
án có thể gọi là kỳ tích của ngành ôtô Việt Nam cũng như trên thế giới… kỳ tích
này làm cho chúng ta nhớ lại cách đây đúng 230 năm vào Xuân Kỷ Dậu 1789, hàng
vạn chiến binh áo vải cờ đào của nghĩa quân Tây Sơn đã tiến hành cuộc hành quân
thần tốc ra kinh thành Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.”
Miệng người sang có gang có thép. Ông T.T nói năng thiệt là ẩu tả và liều lĩnh nhưng vẫn chưa thấm tháp chi nếu so với cái “liều” của bà Nguyễn Thị Vân Anh – Phó Tổng Giám Đốc VinFast: “Đến năm 2021, những chiếc xe mang thương hiệu VinFast sẽ được bán tại thị trường Mỹ.”
Đã giữa tháng 3 năm 2021 nhưng chưa
thấy xe của nước nhà bầy bán tại Hoa Kỳ. Nói dại: lỡ nhà tỉ phú của nước ta mà
có bị bất đắc kỳ tử (hay vướng vào vòng lao lý, như bào đệ Phạm Nhật Vũ) chỉ vì
cái “dớp” của ngòi bút Nguyễn Như Phong thì thật là đáng tiếc biết bao. Nhân
loại tiếc vì mất đi một thiên tài trong kỹ nghệ lắp ráp ô tô. Còn dân Việt thì
tiếc vì mất đi một cơ hội (trình diễn) cho cả thế giới nhìn thấy sự khéo tay
của nòi giống Lạc Hồng.
(*) Mấy năm trước cư dân mạng đặt
ra thuật ngữ này để bày tỏ bất bình với đạo đức nghề nghiệp yếu kém của giới
làm báo. Từ này chỉ những nhà báo, nhất là từ các cơ quan truyền thông chính
thức của đảng, sẵn sàng bẻ cong ngòi bút. Một thay đổi nhỏ nhiều
hàm ý: về căn bản thì phát âm giống nhau, nhưng chữ ký (記, jì) trong ký
giả (記者, jìzhě)
được thay bằng kỹ (妓, jì; gái điếm). Từ này
được dịch sang tiếng Anh là whorespondent, kết hợp giữa whore (gái
điếm)và correspondent (ký giả, phóng viên).” (Ký
Giả Và Kỹ Giả – Phạm Vũ Lửa Hạ).
Nhận xét
Đăng nhận xét